“Sáp ong - Sắc chàm”: Bảo tồn và phát huy kỹ thuật vẽ sáp ong trên vải của phụ nữ dân tộc thiểu số

(Sóng trẻ) - Chiều 10/11, lễ khai mạc sự kiện “Sáp ong - Sắc chàm” diễn ra với thông điệp lan tỏa giá trị văn hóa tốt đẹp của phụ nữ dân tộc thiểu số, hướng đến mục tiêu phát triển bền vững. 

Nằm trong khuôn khổ Dự án thành phần số 8 “Thực hiện bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em” thuộc Chương trình Mục tiêu Quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS), giai đoạn 2021 – 2030 do Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam chủ trì thực hiện, sự kiện giới thiệu giá trị văn hóa đặc sắc của kỹ thuật vẽ sáp ong trên vải của đồng bào dân tộc Mông và dân tộc Dao (nhóm Dao Tiền) ở hai tỉnh Hòa Bình và Cao Bằng. 

Tham dự sự kiện có Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty cổ phần Truyền thông phát triển dân tộc Cao Tuấn Minh và nghệ nhân Sầm Thị Tình. Về phía ban tổ chức có sự tham dự của bà Nguyễn Thị Tuyết - Giám đốc Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam; ông Ngô Duy Ứng - Phó Giám đốc Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam. Bên cạnh đó, sự kiện còn có sự tham dự của các chị em phụ nữ dân tộc Dao (nhóm Dao Tiền) và dân tộc Mông cùng các đơn vị doanh nghiệp, các bạn sinh viên và công chúng Thủ đô.   

Phát biểu mở đầu chương trình, bà Nguyễn Thị Tuyết - Giám đốc Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam cho biết: “Với sứ mệnh là một bảo tàng về giới, Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam ngoài nhiệm vụ nghiên cứu, sưu tầm còn tổ chức nhiều sự kiện giới thiệu các sản phẩm thủ công truyền thống của chị em phụ nữ nhằm lan tỏa những giá trị văn hóa tốt đẹp, tạo động lực thúc đẩy phụ nữ Việt Nam ngày càng phát triển”. 

thiet-ke-chua-co-ten-8.png
Bà Nguyễn Thị Tuyết - Giám đốc Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam phát biểu khai mạc sự kiện “Sáp ong - Sắc chàm”. (Ảnh: Hà Trang) 

 

Sáp ong và màu chàm là hai nguyên liệu tự nhiên được phụ nữ dân tộc Dao Tiền và phụ nữ dân tộc Mông sử dụng để in hoa văn lên vải. Qua đôi bàn tay khéo léo và trí tưởng tượng phong phú, nhiều bộ trang phục được hình thành.

thiet-ke-chua-co-ten-5.png
Kỹ thuật in hoa văn bằng sáp ong lên vải là một trong những kỹ năng thủ công truyền thống được lưu giữ nguyên vẹn từ xa xưa đến tận ngày hôm nay. (Ảnh: Huyền Lân)

 

Tham gia chương trình, công chúng sẽ được quan sát trực tiếp kỹ thuật in hoa văn bằng sáp ong lên vải và giao lưu cùng các nghệ nhân. 

Cô Lý Thị Hương - phụ nữ dân tộc Dao (nhóm Dao Tiền), xã Hoài Khao, huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng chia sẻ: “Để sáp ong ngấm đều và đẹp, trước tiên cần lấy vải trắng cắt thành từng mảnh nhỏ và là phẳng. Sau đó in hoa văn bằng sáp ong, công đoạn này mất khoảng một ngày cho một tấm vải có kích thước 30x30cm. Tiếp đến, vải sẽ được nhuộm chàm nhiều lần trong khoảng 1 tháng rồi nhúng vào nước sôi cho sáp ong tan hết”. Được biết, sáp ong được người dân lấy trực tiếp từ 2 tổ ong lớn trong vùng, chắt lấy sáp và bỏ phần bã đi để sử dụng. 

thiet-ke-chua-co-ten-9.png
Hoa văn in trên vải của người dân tộc Dao (nhóm Dao Tiền) thường có các hình như: hình quả trám, hình vuông, hình tròn,... (Ảnh: Huyền Lân) 

 

Dụng cụ vẽ của phụ nữ dân tộc Mông là loại bút có ngòi cong, bằng đồng vàng, còn phụ nữ dân tộc Dao (nhóm Dao Tiền) lại dùng khung dập hình tam giác để tạo đường thẳng hoặc ống tre nhỏ tạo hình tròn. 

thiet-ke-chua-co-ten-10.png
Chị Sùng Y Thanh - phụ nữ dân tộc Mông chia sẻ: “Người Mông dùng bút làm bằng đồng vàng để in hoa văn, phải là đồng vàng thì mới giữ được nhiệt để vẽ sáp ong”. (Ảnh: Thuần)

 

Bên cạnh đó, khách tham quan còn có cơ hội mặc thử trang phục được in hoa văn bằng kỹ thuật vẽ sáp ong lên vải và tham quan triển lãm ảnh “Sáp ong - Sắc chàm”. Tham gia trải nghiệm tại sự kiện, bạn Sùng Mí Nô - sinh viên Đại học văn hóa Hà Nội hào hứng: “Đây là một sự kiện rất ý nghĩa và mình cảm thấy tự hào khi đồng bào dân tộc Mông của mình được mang kỹ thuật vẽ sáp ong truyền thống xuống Thủ đô Hà Nội để lan tỏa đến với nhiều người”. 

thiet-ke-chua-co-ten-4.png
Bạn Sùng Mí Nô trải nghiệm vẽ sáp ong lên vải ngay tại sự kiện. (Ảnh: Huyền Lân)

 

Sáng tạo trong cách bảo tồn và gìn giữ giá trị văn hóa truyền thống trong nghệ thuật tạo hoa văn trên trang phục, phụ nữ dân tộc Dao (nhóm Dao Tiền) và dân tộc Mông đã từng bước phát triển sản phẩm để đưa ra thị trường, tạo nên thu nhập ổn định và mang đến một đời sống mới cho các bản làng. 

Sự kiện “Sáp ong - Sắc chàm” không chỉ mang đến những câu chuyện về văn hóa mà còn là câu chuyện về giới, về vị trí, sự đóng góp của phụ nữ dân tộc thiểu số trong phát triển cộng đồng và giữ gìn di sản của dân tộc mình trong xã hội đương đại. 

Sự kiện “Sáp ong – Sắc chàm” diễn ra từ 15 giờ ngày 10/11 và tiếp tục tổ chức các hoạt động tham quan trải nghiệm đến hết ngày 11/11/2023, tại Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam, số 36 Lý Thường Kiệt, Hoàn Kiếm, TP. Hà Nội.

Cùng chuyên mục

Đừng bỏ lỡ
Xúc động hàng nghìn người dân nối dài vào viếng Lăng Bác

Xúc động hàng nghìn người dân nối dài vào viếng Lăng Bác

Tin nổi bật2 ngày trước

(Sóng trẻ) - Sáng 19/5, tại Quảng trường Ba Đình (Hà Nội), đồng bào khắp mọi miền Tổ quốc đều hướng về Lăng Bác dịp kỷ niệm 134 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1980 - 19/5/2024). Trong tim mỗi người dân đều mang một cảm xúc bồi hồi khó tả.

Hội nghị lần thứ chín Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII hoàn thành toàn bộ nội dung đã đề ra

Hội nghị lần thứ chín Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII hoàn thành toàn bộ nội dung đã đề ra

Tin nổi bật2 ngày trước

(Sóng trẻ) - Sau ba ngày (16-18/5) làm việc khẩn trương, nghiêm túc, đầy tinh thần trách nhiệm, Hội nghị lần thứ chín Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII bế mạc ngày 18/5, hoàn thành toàn bộ nội dung, chương trình đề ra.

Bế mạc Hội báo toàn quốc năm 2024: Học viện Báo chí và Tuyên truyền đạt giải B Gian hàng trưng bày xuất sắc

Bế mạc Hội báo toàn quốc năm 2024: Học viện Báo chí và Tuyên truyền đạt giải B Gian hàng trưng bày xuất sắc

Tin nổi bật2 tháng trước

(Sóng trẻ) - Sáng 17/3/2024, tại TP Hồ Chí Minh, Hội Báo toàn quốc 2024 với chủ đề “Báo chí Việt Nam - Tiên phong, Đổi mới vì sự nghiệp cách mạng của Đảng và Nhân dân” đã bế mạc trọng thể.

XEM THÊM TIN

SỰ KIỆN NỔI BẬT

TIN ẢNH

XEM NHIỀU NHẤT

TIN NỔI BẬT

DIỄN ĐÀN