Tín ngưỡng hầu đồng: Nét đẹp nghệ thuật lấn át quan niệm mê tín dị đoa

(Sóng trẻ) - Gần ba năm qua, vở diễn Tứ Phủ của đạo diễn Việt Tú (tại rạp Công nhân, 42 Tràng Tiền, Hà Nội) được coi là một vở diễn nghệ thuật đặc sắc, đưa người xem bước vào chuyến “du hành” vào cõi tâm linh, với tín ngưỡng Thờ Mẫu.

Vở diễn “Tứ Phủ” như một chuyến du hành về cõi tâm linh

Người dân Thủ Đô cũng như các du khách nước nài có cơ hội được thưởng thức “Tứ Phủ”, đều coi vở diễn là một “chuyến du hành” trở về thời xưa, một chuyến du hành để được “hầu Phủ” qua các giá đồng được đạo diễn Việt Tú dàn dựng vô cùng công phu.
 

Toàn cảnh sân khấu của vở diễn “Tứ Phủ”

Sau 4 năm tham khảo và tìm hiểu, đạo diễn trẻ Việt Tú đã đưa nghi lễ hầu đồng lên sân khấu một cách kỳ ảo và chỉn chu. Toàn bộ nghi lễ trong văn hóa Đạo Mẫu của Việt Nam được trình diễn qua những điệu múa dưới khói hương nghi ngút đã đưa con người từ cõi thực đến cõi mơ. Nghi lễ thờ Mẫu của người Việt là một tổng thể tinh tế từ thực hành cho đến nghệ thuật diễn xuất kết hợp với trang phục, phụ kiện. Từng chi tiết nhỏ như chiếc bàn ngự cũng là đồ cổ trăm năm nay được dùng trong các buổi hầu đồng cũng được đạo diễn Việt Tú chăm chút đưa lên sân khấu.

Có lẽ ít ai hình dung được một buổi chầu Thánh khi đưa lên sân khấu đầy tính sang trọng như vậy. Liệu hình ảnh, nghi thức cũng như toàn bộ cảm xúc về một buổi hầu đồng thật trong đời sống có còn vẹn nguyên? Nài điện, phủ, điểm mạnh của hầu đồng là không gian tâm linh nhưng cũng lại bị giới hạn của không gian đời sống thực của người thực hành nghi lễ. Những giá hầu diễn ra chủ yếu vào ban ngày, xung quanh còn có người dự hầu, cũng như các hoạt động khác diễn ra liên tục nên cảm xúc ít nhiều sẽ gián đoạn. 

Bên cạnh đó không phải giá đồng nào cũng có điều kiện làm mọi thứ kỹ đến từng chi tiết, cộng với những điều kiện kĩ thuật để tạo ra một bầu không khí vừa tâm linh, thành kính vừa lộng lẫy, nghệ thuật như trong nhà hát. Tuy nhiên, vở diễn “Tứ Phủ” đã thật sự làm khán giả bất ngờ. Bất ngờ từ việc trang trí đón khách từ bên nài sảnh của rạp cho tới đồ trang trí trên sân khấu như cửa võng, đôi hạc đồng. Chỉ cần khéo léo để ý, khán giả sẽ nhận ra ở dưới mỗi chân ghế ngồi đều có lư trầm hương. Khi tiếng đàn cất lên, khán giả như chìm vào một thế giới khác tĩnh lặng, tâm linh, nơi sự tập trung được đưa lên cao độ, rồi cả những động tác khăn áo, diễn xuất cũng được đẩy lên thành một dạng thức nghệ thuật trình diễn chứ không chỉ là thực hành nghi lễ đơn thuần.

 

Giá hầu “Chầu Đệ Nhị” đầy màu sắc

Nài dàn nhạc là Chầu Văn, Thanh đồng còn có hai người hầu dâng để đón các giá hầu: chầu Đệ Nhị, chầu Ông Hoàng Mười và Cô bé Thượng Ngàn. Với hai người hầu dâng ở hai bên, hầu hết các giá chầu nài thực tế những người này đều ít được chú ý, hoặc có chăng chỉ là thoảng qua. Người ta thường chỉ chú ý đến người đang hầu đồng trước mặt và cùng vái lạy để hát lên khúc “Nam mô a di đà Phật” đầy huyễn hoặc. Nhưng với vở diễn “Tứ Phủ”, hai hầu dâng luôn được chú ý bởi sự kết hợp nhịp nhàng, uyển chuyển với Thanh đồng. 
 

Giá hầu “Ông Hoàng Mười”

Toàn bộ diễn viên biểu diễn trên sân khấu “Tứ Phủ” đều là diễn viên chuyên nghiệp của Nhà hát Chèo Việt Nam. Không chỉ đơn thuần là diễn viên vào mùa lễ hội đầu năm, họ còn là những Thanh đồng, Cung văn đích thực của các điện, phủ. Đó cũng chính là lí do vì sao khi các âm thanh, nhạc phách cùng gõ lên, các diễn viên như hóa thân hoàn toàn vào nhân vật. Họ như được Thánh “nhập” vào để thể hiện từng nét mặt, tính cách cũng như sự thăng hoa, biến ảo trong từng động tác, biểu cảm. Những động tác nhập đồng của diễn viên kết hợp với trình diễn trực tiếp trên sân khấu cùng hiệu ứng của những đoạn clip đặc tả đến từng chi tiết được thực hiện với tông màu lộng lẫy cho thấy chất dân tộc nhưng vẫn mang hơi thở hiện đại. 

Quảng bá vẻ đẹp trong sáng, bài trừ mê tín 

Một thời gian dài của thế kỷ trước, hầu đồng cũng như chầu văn bị coi là một hoạt động mê tín dị đoan. Sau năm 1986, chúng ta đã có những nhìn nhận tích cực hơn về một hoạt động hàm chứa nhiều giá trị lịch sử, văn hóa, âm nhạc, nghệ thuật mang tên “hầu bóng”. Trong những năm gần đây hoạt động hầu đồng cực kì phát triển, chuyên nghiệp hơn và được UNESCO công nhận nghệ thuật chầu văn là di sản văn hóa phi vật thể cần bảo vệ của nhân loại. Không thể phủ nhận, rất nhiều người vẫn lợi dụng nghi thức hầu đồng để trục lợi, thể hiện hành vi mê tín, lừa gạt niềm tin và tiền bạc. Nhưng những gì thuộc về văn hóa nguồn cội, về tâm thức của những người dân Việt thì nó vẫn mãi mãi tồn tại và phát triển. Cùng với sự phát triển của xã hội, khi nhận thức của người dân cao hơn thì tự khắc những hoạt động mê tín kia sẽ không còn tồn tại.

 

“Tứ Phủ” không tán lộc bằng tiền mà bằng oản và hạt sen

Có một điều đặc biệt mà nếu như không tìm hiểu kĩ về các hình thức hầu đồng thì hầu như ai cũng nghĩ các nghi thức, các giá hầu đều nhuốm màu sắc mê tín dị đoan. Và có thể họ đến sân khấu vì tò mò, ngạc nhiên và đến để “xem cho biết”. Tuy nhiên khi đến với “Tứ Phủ”, khán giả đều cảm nhận được “chốn linh thiêng” khi sảnh chính là không gian trưng bày với các “giá hầu” gồm ngựa, voi giấy,... được thực hiện bởi những nghệ nhân ba đời làm vàng mã. Tất cả tạo nên sự dẫn dắt tâm linh cho khán giả trước khi đến với phần trình diễn trên sân khấu. 

Đặc biệt hơn, khi bắt đầu từng vở diễn, những thông tin về các nghi thức đều hiển thị trên màn hình lớn. Các thông tin về các vị Thánh đều là những nhân vật có thật và các diễn viên đều hóa thân vào những người có công bảo vệ đất nước, mở mang bờ cõi. Từ đó, khán giả hiểu hơn về Chầu văn cũng như hầu đồng, họ sẽ đắm chìm vào không gian nghệ thuật đầy màu sắc của buổi diễn và quên đi hết những quan niệm không trong sáng về nghi thức này. Vở diễn “Tứ Phủ” chứng minh rằng trong nghi lễ hầu đồng ẩn chưa rất nhiều giá trị văn hóa tín ngưỡng. Nghi thức hầu đồng cùng với chầu văn là nơi ẩn chứa nhiều tác phẩm văn học dân gian, điệu múa truyền thống. 

Hầu bóng được nhìn nhận như một hình thức diễn xướng dân gian tổng hợp, một loại hình sân khấu tâm linh. Hầu đồng lấy phương pháp ước lệ biểu trưng làm nguyên tắc kịch thuật, lấy cách điệu hóa cao làm ngôn ngữ nhằm tái tạo lại những bóng thánh, những siêu nhiên. Do vậy, đây được xem là một loại hình sân khấu thiêng liêng. 

 

Sảnh chính là không gian trưng bày với các giá hầu

Đạo diễn Việt Tú – cha đẻ của “Tứ Phủ” cho rằng: “Tôn giáo về mặt bản chất là trong sáng, hướng thiện. Không có tôn giáo nào dạy con người ta làm những điều tà tâm, mê tín dị đoan. Không thể bắt tôn giáo chịu trách nhiệm cho những sai lệch cá nhân của một bộ phận thiểu số những người thực hành nghi lễ”. 

Anh còn chia sẻ rằng “Tứ Phủ” với anh là một sứ mệnh về văn hóa. Trên cương vị một người làm văn hóa anh luôn muốn truyền thông và duy trì những nét hay, nét đẹp và sự trong sáng nguyên bản của tôn giáo, bài trừ mê tín dị đoan. Hầu đồng thực chất chỉ là một hình thức sinh hoạt văn hóa cộng đồng và nó gắn liền với ước mơ về một cuộc sống tốt đẹp, hạnh phúc và một sức khỏe dồi dào. Vì vậy, qua vở diễn nghệ thuật “Tứ Phủ” anh hi vọng mọi người sẽ hiểu rõ hơn về nghệ thuật dân gian và có những nhận xét đúng đắn, khách quan về Chầu văn cũng như hầu đồng. 

Có thể nói, cách tiếp cận mang phong cách dùng tư tưởng hiện đại để làm nổi bật yếu tố truyền thống của đạo diễn Việt Tú đã mang đến những hiệu quả đặc biệt khi chuyển tải văn hóa truyền thống đến gần gũi hơn với đông đảo công chúng. Đồng thời, thể hiện cách nhìn trung thực về văn hóa, tư duy của tác giả trong cấu trúc của tác phẩm, trả lại những gì đẹp đẽ, tinh tế và nguyên bản nhất của nghệ thuật trong Đạo Mẫu qua vở diễn “Tứ Phủ”. 

Nguyễn Trúc Hà

Cùng chuyên mục

Đừng bỏ lỡ
Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Tin nổi bật4 ngày trước

(Sóng trẻ) - Nhiều trường học trên cả nước đã tổ chức các hoạt động thiết thực nhằm hướng tới Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, tạo không khí thi đua phấn khởi cho học sinh, sinh viên và đội ngũ nhà giáo.

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Tin nổi bật4 ngày trước

(Sóng trẻ) - 94 năm qua, Mặt trận Thống nhất Việt Nam đã trở thành biểu tượng của sức mạnh đoàn kết toàn dân tộc, góp phần quan trọng trong sự nghiệp giải phóng, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

Tin nổi bật4 ngày trước

(Sóng trẻ) - Ra đời vào năm 1950, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam (Vietnam Union of Friendship Organizations - VUFO) đã góp phần to lớn trong việc xây dựng và phát triển mối quan hệ hữu nghị, hợp tác với các quốc gia và tổ chức quốc tế.

XEM THÊM TIN

SỰ KIỆN NỔI BẬT

TIN ẢNH

XEM NHIỀU NHẤT

TIN NỔI BẬT

DIỄN ĐÀN