Ngược dòng lịch sử để tìm hiểu : Tết dương lịch bắt nguồn từ đâu?

(Sóng Trẻ) - Tết Dương Lịch đã có từ lâu đời, biến đổi qua nhiều thiên kỷ trong lịch sử tiến hóa của loài người và hôm nay vẫn còn tồn tại. Tết Dương Lịch bắt đầu từ thời đại xưa cổ, mang lịch sử văn minh của con người.

Hàng năm, cứ vào mỗi dịp mùng 1/1 của đầu năm mới theo lịch dương, cả nước lại được nghỉ lễ. Mặc dù không phải tết chính truyền thống của nước Việt Nam nhưng tết Dương Lịch cũng là một ngày lễ quan trọng. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết nguồn gốc lịch sử của tết Dương Lịch. Nhiều người chỉ gọi và hiểu nôm na đó là “tết tây”. Chúng ta hãy cùng ngược dòng lịch sử để tìm hiểu vì sao có tết Dương Lịch.

Lịch sử của tết Dương Lịch qua các thời kì

Ngày đầu năm mới đã có từ lâu và biến đổi qua nhiều thiên kỷ theo lịch sử tiến hóa của loài người. Nó bắt đầu từ thời cổ đại, và tồn tại cùng với dòng chảy văn minh. Ngày và giờ được quy định khác nhau ở từng quốc gia và từng lục địa tùy theo tiết khí, múi giờ... đồng thời cũng tùy vào chủng tộc và nền văn hóa của từng nước, từng tôn giáo.

fb174f369_1.jpg
Bắn pháo hoa vào dịp Tết Dương lịch.

Dương lịch là lịch của người La mã bắt nguồn từ lịch âm (nhưng không phải lịch Trung quốc hiện nay). Lúc bấy giờ mỗi tháng trong lịch La Mã cổ chỉ có 29 hay 30 ngày, mà tổng số 12 tháng thì chỉ có 354 ngày nên càng lúc lịch càng lệch xa với mùa màng thực tế, vốn theo đúng với 1 vòng quay của trái đất quanh mặt trời (khoảng 365 ngày). Để có thể ứng dụng được vào nông nghiệp, người La Mã lâu lâu phải thêm 1 tháng trong năm.

Đến khoảng năm 46 trước Công nguyên, Hoàng Đế La Mã Julius César sửa lại lịch cho đủ 365 ngày, sát với chu kỳ xoay quanh mặt trời của trái đất, gọi là lịch Julian. Từ lúc này trở đi, mỗi tháng trong lịch Julius không còn lệ thuộc theo con trăng nữa. Lịch Julian cũng có 12 tháng, giữ nguyên tên trước đó là Ianuarius, Februarius, Martius, Aprilis, Maius, Iunius, Quintilis, Sextilis, September, October, November và December (theo ngôn ngữ La Mã cổ đại). Chỉ khác là chia làm 2 loại tháng xen kẻ nhau: tháng đủ và tháng thiếu Tháng đủ: có 31 ngày (cho những tháng lẻ) Tháng thiếu là tháng có 30 ngày là những tháng chẵn (2,4,6,8,..) Vậy tổng số ngày của 12 tháng sẽ là 6 x 31 + 6 x 30 = 366 ngày.

fb174f369_2.1.jpg
Lịch Julian.

Lịch Julian được chấp nhận ở Venice, Ý, (năm 1522); Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Hà Lan, người Cơ đốc giáo ở Nam châu Âu (năm 1556); đế quốc Phổ, Đan Mạch, Thụy Điển (năm 1559); Pháp (năm 1564). Đến năm 1582, lịch Julian mất chỗ đứng khi Giáo hoàng Grery XII ngay sau ngày nhậm chức đã dùng phương pháp tính lịch hiện đại để phân chia tháng, năm. Giáo hoàng sửa đổi và ấn định ngày đầu của năm mới (new year) là ngày 1/1 bất chấp những chống đối của nhiều hiệp hội tín đồ Cơ đốc giáo. Trong lịch sửa đổi có tên “Lịch Grerian”, 10 ngày trong tháng 10 bị bỏ đi. Như vậy, ngày 4/10/1582 nhảy sang ngày 15/10/1582 và tiếp tục.

Bằng cách này, giáo hoàng đã xóa bỏ 11 ngày nhuần dự trù cho năm 1700 để các năm đầu thế kỷ 1700, 1800 và 1900 không phải là năm nhuần mà đến năm 2000 chuyển giao thiên niên kỷ mới nhuần. Các nước theo đạo Công giáo tiếp nhận ngày “new year” trong lịch Grerian sớm nhất. Người Bắc Âu, Hà Lan (năm 1583); Scotland (năm 1600); sau đó đến những nước theo đạo Tin lành và nước Đức chấp nhận ngày “new year” vào năm 1700, Nga (năm 1725); Anh, Mỹ, Canada (năm 1752) và Thụy Điển (năm 1753).

Tất cả đều đồng tình với việc xóa bỏ 11 ngày của năm nhuần 1700.Tháng Giêng (January) được đặt tên theo vị thần Janus, người được phác họa có hai đầu. Một trông về phía trước, một trông về phía sau, biểu tượng cho sự chuyển giao giữa cái cũ và cái mới. Người Hy Lạp thời điểm này có truyền thống trưng một đứa bé sơ sinh vào trong một cái rổ tượng trưng cho sự màu mỡ, sinh sôi, nảy nở. Người theo Cơ đốc giáo cũng làm theo nghi lễ này tượng trưng cho sự sinh ra Chúa trời và như một nghi thức hành đạo. Ngày nay, biểu tượng bắt đầu của năm mới là một đứa trẻ sơ sinh và hình ảnh một ông già khép lại năm cũ.

fb174f369_3.jpg

Phong tục tập quán đón tết Dương Lịch ở các nước

Sau 12 tháng, chúng ta lại chuẩn bị đón năm mới, ở các nước Tây Phương thì gọi là New Year. Tết Dương Lịch ở Hoa Kỳ nhằm ngày 01 tháng Giêng. Mọi người nô nức đón năm mới với những lời chúc tụng hạnh phúc, vui vẻ và may mắn. Với các nước Tây Phương, đêm giao thừa là đêm vui nhất, mọi người nô nức vui chơi ở nơi công cộng để chờ đón giây phút giao thừa. Những quả bóng được thả rơi trong giây đầu tiên bắt đầu cho năm mới, pháo bông được bắn lên sáng rực đất trời, mọi người cùng nâng ly chúc tụng nhau trong niềm vui mới.

fb174f369_4.jpg
Tết Dương lịch mọi người thường chúc nhau những điều tốt đẹp.

Người Pháp thường đón giao thừa bằng một bữa ăn thịnh soạn với gan ngỗng và champagne, rồi nhảy đầm đến 12h đêm thì hôn má và chúc mừng năm mới dưới một cành tầm gửi. Ở Paris, mọi người hay tụ tập nơi tháp Eiffel hay đại lộ Chams Elysees . Ở Mỹ, mọi người tụ tập ở quận 1, Time Square để xem quả cầu pha lê được hạ từ từ xuống trước đêm giao thừa 1 phút.

Còn ở Việt Nam, tết Dương Lịch đã được Việt hóa trở thành một kì nghỉ lễ truyền thồng. Ngày nay, nhà nước cho phép toàn dân được nghỉ ngơi và tổ chức nhiều lễ hội văn hóa truyền thống liên quan. Đây cũng là một dịp để mọi người có thể đi chơi, thăm hỏi, gặp gỡ hoặc tổ chức đi du lịch, tham quan văn hóa…

Mỹ Linh

Cùng chuyên mục

Đừng bỏ lỡ
Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Tin nổi bật1 tuần trước

(Sóng trẻ) - Nhiều trường học trên cả nước đã tổ chức các hoạt động thiết thực nhằm hướng tới Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, tạo không khí thi đua phấn khởi cho học sinh, sinh viên và đội ngũ nhà giáo.

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Tin nổi bật1 tuần trước

(Sóng trẻ) - 94 năm qua, Mặt trận Thống nhất Việt Nam đã trở thành biểu tượng của sức mạnh đoàn kết toàn dân tộc, góp phần quan trọng trong sự nghiệp giải phóng, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

Tin nổi bật1 tuần trước

(Sóng trẻ) - Ra đời vào năm 1950, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam (Vietnam Union of Friendship Organizations - VUFO) đã góp phần to lớn trong việc xây dựng và phát triển mối quan hệ hữu nghị, hợp tác với các quốc gia và tổ chức quốc tế.

XEM THÊM TIN

SỰ KIỆN NỔI BẬT

TIN ẢNH

XEM NHIỀU NHẤT

TIN NỔI BẬT

DIỄN ĐÀN