“Thủ phủ” vàng mã Hà Nội sản xuất cầm chừng trước dịp Tết Nhâm Dần

(Sóng trẻ) - Hàng năm, những ngày cận Tết Nguyên đán, người dân ở làng Phúc Am (xã Duyên Thái, huyện Thường Tín) hối hả sản xuất vàng mã để chuẩn bị rước ông Công, ông Táo về trời. Tuy nhiên, do ảnh hưởng dịch COVID-19, không khí buôn bán tại đây lại trở nên đìu hiu, vắng vẻ.

3.jpg
Những năm trước, trước thời điểm Tết Nguyên đan khoảng 1-2 tháng, cả làng Phúc Am ngày đêm đều tấp nập, hối hả và nhộn nhịp người ra, kẻ vào. Bởi lúc này là mùa sản xuất các sản phẩm vàng mã như hình nộm ngựa, xe, voi, thuyền, nhà cửa... phục vụ đa dạng nhu cầu của khách hàng và người dân. Thế nhưng năm nay, dù chỉ còn 1 tháng nữa là đến Tết Nhâm Đân nhưng không khí ở làng Phúc Am lại im ắng đến lạ thường.
4.jpg

Là hộ sản xuất vàng mã có tiếng tại Phúc Am, chị Huyền cho hay: “Gia đình tôi chuyên làm hình nộm các quan Tứ phủ và các loại mũ, mão để hầu đồng. Nguồn tiêu thụ lớn nhất là ở các chùa, nhà đền, khách lẻ chỉ thỉnh thoảng lai vãng. Dịch bệnh nên đền chùa đóng cửa, không có người đi lễ. Gần Tết này mới có một chút việc thôi, còn đâu từ giờ đến cuối năm coi như “trắng”.

1.jpg
 Giá chi phí nguyên liệu đầu vào tăng nên lãi cũng không được nhiều như trước đây. 
5.jpg
Tỉ mỉ tạo khung cho ngựa, bà Nguyễn Thị Gái tâm sự: “Vào dịp cận Tết những năm trước, xưởng nhà tôi chất đầy các sản phẩm vàng mã, tăng ca đến 1-2 giờ sáng, nhưng hiện nay chỉ làm cầm chừng theo đơn mà khách đặt trước. Hiện, nhà tôi có 4 người, mỗi ngày sẽ làm được 4 con ngựa. Một con ngựa tạ mộ bình thường chỉ khoảng 60.000 đồng, nhưng nếu khách yêu cầu cao thì có thể lên tới vài trăm hay cả triệu đồng”.
6.jpg
Theo bà Gái,  xu hướng người tiêu dùng Tết năm nay là mua các món đồ nhỏ có giá dao động từ 30.000 - 80.000 đồng, những món đồ to và đắt tiền như: ngựa, xe, nhà…rất hiếm người đặt làm.
2.jpg
Những đồ vật lớn có giá thành cao tiêu thụ khá chậm, đa số là khách hàng quen đặt, khách mới hầu như không có. (Ảnh: Nguyễn Thúy)
8.jpg
Nhiều hộ làm vàng mã ở Phúc Am vận chuyển đơn hàng nhỏ để tiêu thụ trước khi đóng cửa đón Tết.
9.jpg
La liệt khung ngựa hàng mã bị lãng quên, nằm ngổn ngang dọc đường làng.
10.jpg
Theo khảo sát của PV, dù sức mua giảm mạnh, nhưng giá mặt hàng này vẫn không biến động so với năm ngoái. Đối với những sản phẩm “xương ngựa” hãng mã, loại to nhất có giá khoảng 50.000 đồng/ con, loại bé hơn giá khoảng 15.000 - 30.000 đồng.
12.jpg
Bộ đồ áo mũ ông Công ông Táo bao gồm mũ cánh chuồn, hia, quần áo… loại nhỏ làm bằng giấy màu giá từ 35.000 – 80.000 đồng/1 bộ, loại vừa có giá từ 120.000 – 170.000 đồng/1 bộ, còn những loại to được làm bằng chất liệu giấy màu bóng, thiết kế cầu kỳ với hình hoa văn in chìm, dao động từ 180.000 – 300.000 đồng/1 bộ. 
11.jpg
Riêng những đồ cúng thuộc dòng “xa xỉ” như: xe hơi, hay cây tài lộc đô la, du thuyền… có giá từ khoảng 180.000 - 350.000 đồng, tùy kích cỡ. 
13.jpg
Được biết, cả làng Phúc Am hiện có khoảng 180 hộ dân sống dựa vào nghề làm hàng mã. Trong đó có khoảng 10 cơ sở sản xuất và buôn bán hàng mã lớn, còn hơn 170 hộ dân chủ yếu đi làm thuê. Do đó, nghề làm hàng mã là nguồn thu nhập chủ lực của người dân nơi đây.

Cùng chuyên mục

Đừng bỏ lỡ
[Infographic] 2 mức quà tặng người có công dịp 27/7 của TP Hà Nội

[Infographic] 2 mức quà tặng người có công dịp 27/7 của TP Hà Nội

Tin nổi bật2 tháng trước

(Sóng trẻ) - Theo quyết định số 590/QĐ-CTN Chủ tịch nước ký ngày 25/6/2024, quà tặng cho người có công với cách mạng nhân dịp kỷ niệm 77 năm Ngày Thương binh-Liệt sĩ (27/7/1947-27/7/2024) được chia thành hai mức 600.000 đồng và 300.000 đồng.

Đoàn giảng viên Học viện Báo chí và Tuyên truyền thực tế tại cơ quan báo chí, xuất bản Thanh Hoá

Đoàn giảng viên Học viện Báo chí và Tuyên truyền thực tế tại cơ quan báo chí, xuất bản Thanh Hoá

Tin nổi bật4 tháng trước

(Sóng trẻ) - Hoạt động diễn ra vào ngày 6/6, nhằm tăng cường gắn kết lý luận với thực tiễn, nâng cao chất lượng đào tạo ngành báo chí - truyền thông tại các đơn vị.

Xúc động hàng nghìn người dân nối dài vào viếng Lăng Bác

Xúc động hàng nghìn người dân nối dài vào viếng Lăng Bác

Tin nổi bật5 tháng trước

(Sóng trẻ) - Sáng 19/5, tại Quảng trường Ba Đình (Hà Nội), đồng bào khắp mọi miền Tổ quốc đều hướng về Lăng Bác dịp kỷ niệm 134 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1980 - 19/5/2024). Trong tim mỗi người dân đều mang một cảm xúc bồi hồi khó tả.

XEM THÊM TIN

SỰ KIỆN NỔI BẬT

TIN ẢNH

XEM NHIỀU NHẤT

TIN NỔI BẬT

DIỄN ĐÀN