101 chuyện kể sinh viên: Kỳ 4- Các cuộc đối thoại như “dọa dẫm” sinh viê

(Sóng Trẻ)- Tất tả trở về Hà Nội ngay trong đêm vì cuốn băng ghi âm lại toàn bộ cuộc đối thoại giữa sinh viên và lãnh đạo Khoa, giảng viên khoa TKTT và Công nghệ may Đại học Công nghiệp Hà Nội. Chúng tôi thực sự bất ngờ trước phản ứng của lãnh đạo khoa và thấu cảm cho những bức xúc của sinh viên cũng như phụ huynh.

Làm đến 9 giờ tối, làm thêm vài tiếng đồng hồ: “Ăn thua gì!”

Có hay không khuất tất trong việc đưa SV đi kiến tập 3 tháng thay vì chỉ đi 1 tháng như nhiều SV đã bức xúc viết vào trong đơn kiến nghị? Nhà trường vội vàng đưa ra Quyết định đi thực tập do thầy Phó Hiệu trưởng ký, là kiến tập 3 tháng. Tuy nhiên, ngay tại cuộc đối thoại, nhiều SV tỏ ra nghi ngờ điều này. Họ lục vấn về số của quyết định, về sự chữa xóa bằng bút mực lên văn bản giấy in có chữ ký và triện đỏ. Sinh viên cho rằng họ có lý, khi mà lãnh đạo lớp và giáo viên đều đã đưa cho các SV một tờ giấy in chính thức, có kế hoạch kiến tập dài khoảng 1 tháng. Chỉ khi SV kiến nghị thì họ mới biết được là có cái quyết định của Ban giám hiệu về việc kiến tập 3 tháng. Và họ đã nghi ngờ tính trung thực của cái quyết định đó. 

Chỉ trong việc kiến tập 3 tháng ở công ty may kể trên, khi SV bức xúc, cách giải thích của cán bộ giáo viên đã bộc lộ nhiều điều khó hiểu, bất cập, thậm chí mờ ám. Ví dụ như việc thầy giáo phụ trách việc kiến tập là ông Nguyễn Gia Linh bảo lớp trưởng ký thay các bạn (giả mạo chữ ký của nhiều người) vào đơn tự nguyện đi kiến tập 3 tháng. Lớp trưởng thừa nhận: thầy bảo cứ ký thay các bạn còn lại. Trong cuộc đối chất với SV, cô giáo Nguyễn Thị Sinh, Phó Khoa Công nghệ May và Thiết kế thời trang của Trường ĐH Công nghiệp cũng thừa nhận “lỗi của thầy Linh”, “cách làm của thầy Linh chưa đúng”. Cô còn nhấn mạnh: SV nào không ký vào đó thì khoa sẽ đình chỉ không cho đi kiến tập. Vậy là, đã rõ ràng, cái việc đi kiến tập ở xưởng may gây nhiều bức xúc kia là thứ “ép uổng” chứ không tự nguyện. Thêm nữa, sự thật trắng trợn về việc giả mạo chữ ký cũng được chính bạn Hảo, lớp trưởng thừa nhận trong cuộc họp với lãnh đạo khoa, công ty và đông đảo SV.

97c07e1b8_i_0396.jpg
Nội quy công ty may Hưng Nhân nhưng công ty lại có những hành động đi ngược lại với chính nội quy đó

Đó là cái sai thứ nhất.

Cái thứ hai, cô Sinh giải thích trong băng ghi âm được thu từ cuộc họp kể trên đã làm lòi ra một sự thật đáng buồn hơn. Cô giáo Sinh giải thích: việc nhà trường sắp xếp SV kiến tập 12 tuần (thay vì khoảng một nửa thời gian đó, tức là 5-6 tuần), là bởi vì cái “kiến nghị” của công ty may. Cách giải thích này rất nực cười. Ai cũng biết, doanh nghiệp họ muốn SV về thực tập, lao động cật lực ngày đêm, làm ra sản phẩm... càng nhiều càng tốt. Thử hỏi, nếu DN muốn SV phải lao động kiến tập ngày hơn 8 -12 tiếng/ngày ở đó trong suốt 12 tháng, thì nhà trường cũng đồng ý ư? Xin hỏi, sản phẩm mà SV lao động cật lực để làm ra kia sẽ rơi vào tay những ai? 

Không chỉ cô giáo Phó khoa, cả thầy Gia Linh, người phụ trách việc kiến tập, trong băng ghi âm qua điện thoại mà SV cung cấp, thầy luôn yêu cầu SV phải đi làm, ngay cả khi các bạn có bệnh án về tình trạng sức khỏe nguy hiểm.  Sinh viên: “...Em đi khám bệnh em lấy thuốc, em thấy đỡ rồi ạ. Em bị loét hang vị dạ dày”.Thầy Linh: “Ừ, thầy bảo này, làm ở dưới công ty là người ta đang thiếu công nhân, thiếu người làm, kiểu bọn em dưới đấy là hỗ trợ người ta thêm. Giờ bọn em mới làm như thế mà bọn em bảo ép (lao động), thầy tưởng là làm nhiều lắm. Làm đến 6h tối, ăn thua gì, các các lớp khác người ta đi làm còn đến 20, 21 giờ (đêm) cơ. Em làm có đến 6h thôi thì ăn thua gì”. Tiếp đó là băng ghi âm các cuộc thầy giáo nai lưng thuyết phục SV phải đi tăng ca, làm cả chủ nhật, dù ốm đau bệnh tật, dù cả tuần vất vả. SV bảo em kiệt sức cần nghỉ, thầy vẫn năn nỉ “bây giờ người ta tăng ca, người ta gấp, người ta vét hàng thì người ta mới nhờ mình (làm cả chủ nhật), các khóa trước cũng thế em hỏi mà xem”. Vì sao cán bộ giáo viên luôn “đồng hành” cùng doanh nghiệp ép SV làm kiệt sức trong kỳ kiến tập như vậy?

Có thể thấy, SV bị thả vào các khu vực kiến tập, thực tập, ở các công xưởng kiểu này rất nhẫn tâm. Xin hỏi, SV thực tập kiến tập, họ là trí thức, là người được đào tạo thiết kế thời trang, chứ họ có phải công nhân đứng máy đâu. Thử hỏi, nếu con trai, con gái 20-21 tuổi của quý vị, đang học Đại học mà bị đối xử như vậy, thậm chí nhập viện chưa yên, nhập viện xong thì “lưu ban” luôn vì thiếu sức chịu đựng trong kiến tập như thế - quý vị có chịu đựng được không? Đừng nói là cơ sở còn vất vả, người ta chịu được mình cũng phải chịu được. Câu chuyện ở đây hoàn toàn khác.

97c07e1b8_i_1326.jpg

Nhiều sinh viên đang bị bóc lột dưới hình thức kiến (thực) tập

Thừa nhận lỗ hổng trong công tác quản lý

Sau khi đã nắm đầy đủ chứng cứ, phóng viên đã có cuộc làm việc trực tiếp với lãnh đạo trường Đại học Công nghiệp và trao đổi qua điện thoại với lãnh đạo trường Đại học Sư phạm Nghệ thuật Trung Ương.
Làm việc cùng PV Báo Lao Động về sự việc trên, bà Bùi Thị Ngân – Phó Hiệu trưởng ĐH Công nghiệp Hà Nội - cho biết, chỉ mới nắm được thông tin khi báo phản ánh. Đơn thư và kiến nghị của sinh viên, lãnh đạo khoa đã nắm được nhưng lại chủ động xử lý và không báo cáo ban giám hiệu. Theo đánh giá của Phó Hiệu trưởng nhà trường, lãnh đạo khoa chưa nắm bắt hết thực tế vấn đề, cách hiểu còn đơn giản và chủ quan trong xử lý tình huống.

Riêng về đào tạo, Phó Hiệu trưởng nhà trường cho rằng: Các chương trình của nhà trường xây dựng với mục tiêu chính là phục vụ cho người học và người học ra trường có việc làm. Đưa sinh viên đi thực tập, kiến tập tại doanh nghiệp là nội dung được nhà trường đưa vào chương trình đào tạo chính khoá. Đây là hoạt động hết sức có ý nghĩa đối với sinh viên, giúp các em trải nghiệm thực tế, hiểu được quy trình, dây chuyền sản xuất, việc thực hiện an toàn lao động, thực hiện quy tắc 5S trong doanh nghiệp, những yêu cầu của doanh nghiệp trong tuyển dụng nhân sự. Nhà trường cũng cử cán bộ giảng viên làm việc với doanh nghiệp để có những điều chỉnh trong dạy học theo đáp ứng nhu cầu của xã hội.

Tuy nhiên, bà Ngân cũng thừa nhận việc phản ánh của sinh viên nếu trong 1 tháng chỉ thực hiện đúng 1 quy trình như ghim bông, trần bông, nhặt chỉ... thì cần xem xét lại quá trình triển khai thực tập của sinh viên đó. Đây là việc cần sự phối hợp giữa sinh viên, giáo viên hướng dẫn và doanh nghiệp.

Liên quan tới nội dung phản ánh về thời gian kiến tập 3 tháng, TS Kiều Xuân Thực - Trưởng Phòng Đào tạo nhà trường - cho biết: Nhà trường luôn chú trọng quá trình thực tập, thực tế cho sinh viên tại doanh nghiệp. Với chương trình thiết kế thời trang có học phần tên là "Thực tập doanh nghiệp" (3 tín chỉ). Theo quy định tại Thông tư 07.2015 của Bộ GDĐT, 1 tín chỉ tối thiểu 45 giờ, tối đa không khống chế tuỳ theo tính chất, hàm lượng công việc, yêu cầu học tập, kĩ năng. Mỗi khoá, mỗi năm, mỗi đợt, căn cứ thực tế liên hệ với doanh nghiệp, nhà trường sẽ quy định cụ thể và thông báo cho sinh viên trước kỳ thực tập.

Với những phản ánh của sinh viên trên báo chí, đại diện nhà trường cũng thừa nhận quy trình lập kế hoạch thực tập, công bố và thực hiện kế hoạch của sinh viên còn thiếu chặt chẽ để lại những hiểu lầm đáng tiếc.

97c07e1b8_45946_1091100641025425_9123345718263425899_n_1.jpg
Em T.T.L làm việc với phóng viên để cung cấp thông tin, bằng chứng

Lời cảm ơn từ phía sinh viên

Sau khi đăng tải loạt bài viết về những kỳ kiến tập hãi hùng ngay lập tức đã tạo được hiệu ứng dư luận rất tốt. Ngay lập tức số đông dư luận xã hội đã lên án hành vi vi phạm luật lao động của công ty may Hưng Nhân. Bên cạnh đó việc quản lý để nhiều lỗ hổng từ phía các trường đại học cũng là một nguyên nhân trực tiếp dẫn đến tình trạng trên. 

Trước những động thái đó các trường đại học đã bố trí xe đưa sinh viên trở lại Hà Nội. Đối với sinh viên trường Đại học Công nghiệp Hà Nội họ được trở về sớm hơn 1 tháng rưỡi so với kế hoạch nhưng thời gian đó mới đúng với thời gian học được ghi trong chương trình học.

Cô sinh viên T.T.L và sinh viên N không còn khóc lóc gọi điện cho chúng tôi nữa mà thay vào đó là những lời cảm ơn. Vụ việc đã kết thúc với một cái kết có hậu. Tuy nhiên điều còn khiến chúng tôi trăn trở liệu có bao nhiêu sinh viên đang phải chịu những kỳ kiến (thực) tập khổ sai như thế. Một nền giáo dục liệu có thể lành mạnh khi sinh viên đang bị bóc lột trên chính “sân nhà” của mình.

Ninh Vũ

Cùng chuyên mục

Đừng bỏ lỡ
Các nhà lãnh đạo khí hậu: COP không còn phù hợp, cần cải cách

Các nhà lãnh đạo khí hậu: COP không còn phù hợp, cần cải cách

Tin nổi bật4 giờ trước

(Sóng trẻ) - Ngày 15/11, một nhóm cựu lãnh đạo và chuyên gia về khí hậu cho biết các cuộc đàm phán về khí hậu thường niên của Liên hợp quốc (COP) không còn phù hợp với mục đích và cần phải được cải tổ. Gần 200 quốc gia đã họp tại Baku, Azerbaijan nhằm

EU “bật đèn xanh”cho loại thuốc điều trị bệnh Alzheimer mới 

EU “bật đèn xanh”cho loại thuốc điều trị bệnh Alzheimer mới 

Tin nổi bật5 giờ trước

(Sóng trẻ) - Cơ quan quản lý dược phẩm châu Âu (EMA) chính thức khuyến nghị cấp phép cho thuốc Leqembi để điều trị bệnh Alzheimer giai đoạn đầu. 

Conan O’Brien dẫn dắt Lễ trao giải Oscar lần thứ 97

Conan O’Brien dẫn dắt Lễ trao giải Oscar lần thứ 97

Tin nổi bật5 giờ trước

(Sóng trẻ) - Conan O'Brien sẽ dẫn dắt lễ trao giải Oscar 2025, thay thế cho MC Jimmy Kimmel - người đã đảm nhận vị trí này trong 2 năm trước đó.

XEM THÊM TIN

SỰ KIỆN NỔI BẬT

TIN ẢNH

XEM NHIỀU NHẤT

TIN NỔI BẬT

DIỄN ĐÀN