AJC: Sinh viên ngán ngẩm với cảnh đi bộ “mãi” mà không đến điểm xe buýt
(Sóng trẻ) - Nhiều sinh viên AJC chung ý kiến: “Nói thật mình không muốn phải đi học chút nào. Đi bộ mãi mới đến trường. Mình không thể đi bộ một mình với đoạn đường dài như thế, nên có muốn đi cũng phải rủ bạn bè đi cùng nói chuyện cho cảm thấy đỡ xa”.
Xuân Thủy - Cầu Giấy là tuyến đường huyết mạch của thủ đô, đặc biệt tuyến đường lại là “cửa ngõ” của các trường đại học như ĐH Quốc Gia, ĐH Sư phạm, HV Báo chí và Tuyên truyền... Nên việc sinh viên sử dụng xe bus là phương tiện đi lại dường như rất tiện lợi. Gần mỗi cổng trường đều có sẵn 1 điểm xe bus để phục vụ cho hàng khách đi lại, đặc biệt là đối tượng sinh viên. Thế nhưng bây giờ muốn đến trường thì đối với các bạn sinh viên đi xe bus thì nó lại là một “vấn nạn”.
Xe buýt là một trong những phương tiện thuận tiện, được sinh viên tin dùng khi di chuyển (ảnh: Internet)
Gần đây do dự án đường sắt đô thị (ĐSĐT) Nhổn – Ga Hà Nội đang thi công, một số điểm bus ở khu vực Xuân Thủy – Cầu Giấy phục vụ cho hành khách đi lại đã bị gở bỏ. Hiện chỉ còn lại 2 điểm ở trên trục đường Xuân Thủy - Cầu Giấy là điểm Bưu điện Cầu Giấy và điểm 198 Hồ Tùng Mậu. Muốn đến được trường các bạn sinh viên phải đi bộ đến hàng cây số.
Sinh viên ngán ngẩm trước cảnh muốn đến được trường phải đi bộ hơn cây số dưới trời nắng. “Nói thật mình không muốn phải đi học chút nào. Đi bộ mãi mới đến trường. Mình không thể đi bộ một mình với đoạn đường dài như thế, nên có muốn đi cũng phải rủ bạn bè đi cùng nói chuyện cho cảm thấy đỡ xa”, bạn Hằng, một sinh viên đang theo học Học Viện chia sẻ. Nhiều bạn còn nửa đùa, nửa thật: “Điểm bus gỡ rồi, chúng ta lập team đi taxi thôi, vừa tiện vừa rẻ, mất có mấy nghìn”; “Chuyển phòng thôi, đi thế này thì ngang đấu vật với trời nắng”...
Đi bộ dưới trời nắng hàng cây số mới có điểm bus thực sự quá vất vả để đi lại. “Mình đi có một lúc thôi mà mồ hôi đã ra ướt hết cả áo, đấy là buổi sáng còn như thế này, không biết trưa về nắng nôi thì như thế nào nữa. Ngày đi học 2 lượt như thế này chắc 'chớt' mất”, bạn Huế chia sẻ. Một số bạn đã phải so sánh xem đi từ điểm Bưu điện Cầu Giấy hay điểm 198 Hồ Tùng Mậu, điểm nào đi bộ gần hơn để xuống.
Thực trạng việc gỡ bỏ các điểm bus thường xuyên diễn ra ở các khu vực khác nhau chứ không riêng gì một khu vực nào cả. Thế nhưng chính điều này đã gây ra sự chán nản, bực dọc cho nhiều hành khách, và không ít người đã sử dụng phương tiện khác để đi học, đi làm cho chủ động về thời gian.
Linh Trương
Xuất bản K33
Cùng chuyên mục
Bình luận