Ảnh báo chí biết kể chuyệ
(Sóng trẻ) - Ảnh trong báo chí không chỉ mang sức chứa của thông tin mà nó còn mang sức nặng của sự liên tưởng, mang sức “ám ảnh” cho người đọc.
Vai trò của ảnh báo chí không phải để “trang trí”. Khi ảnh báo chí mang thêm thông tin cho câu chuyện, bổ sung thêm một yếu tố thị giác vào bài viết thì khi ấy ảnh báo chí mới phát huy hết tác dụng của nó. Một bức ảnh báo chí tốt là bức ảnh kể lại một câu chuyện mà không cần ngôn từ gì nài chú thích ảnh. Ảnh báo chí không phải là ảnh để minh họa.
Phóng viên ảnh là người làm báo bằng máy ảnh. Nhiều năm trước đây, phóng viên viết luôn được đặt ở vị trí cao hơn so với phóng viên ảnh. Trong thế giới báo chí lúc đó, chỉ có bài viết là được coi trọng. Họ cho rằng ngôn ngữ chính là một phương tiện tốt nhất để truyền tải thông tin, cảm xúc... đến với người đọc. Song đó sẽ là một sai lầm khi đưa ra những nhận định như vậy. Bởi lẽ có những bức ảnh còn giá trị hơn cả một bài viết dài hàng nghìn từ, có những bức ảnh khiến cả triệu con người phải suy nghĩ, phải rơi lệ, phải hoảng hốt... Dưới đây xin đưa ra một vài dẫn chứng về điều đó.
Bức ảnh kền kền chờ đợi - 1993
Bức ảnh kền kền đợi chờ là một bức ảnh đoạt giải Pulitzer 1994 được chụp khi xảy ra nạn đói ở Xuđăng. Bức ảnh mô tả một em bé đang đói lả nhưng vẫn cố bò về phía trại phân phát lương thực của Liên Hợp Quốc, cách đó khoảng 1m. Con chim kền kền đang chờ đứa trẻ bị chết để nó có thể ăn thịt. Nài chú thích thì bức ảnh không có thêm bất kỳ một từ ngữ, không một lời giải thích song nó vẫn làm cả thế giới phải bàng hoàng, phải suy nghĩ, phải lên tiếng.
Bức ảnh em bé Napal
Một bức ảnh nổi tiếng nói lên sự tàn khốc của chiến tranh Việt Nam: Phan Thị Kim Phúc, cô bé 9 tuổi trong hình đang la khóc trong kinh hoàng và chạy đi trong tình trạng bị bỏng nặng sau khi gia đình em bị một trận bom napal dội xuống. Cũng không một từ ngữ nhưng bức ảnh đã gấy chấn động thế giới, buộc người ta phải nhìn nhận lại những hậu quả mà chiến tranh đã gây ra cho những người dân Việt Nam.
Bức ảnh về nạn đói ở Châu Phi
Uganda - 1980 1 bức ảnh về nạn đói ở Châu Phi. Bức ảnh miêu tả đôi bàn tay teo tóp vì đói của một đứa bé đang hấp hối trong lòng bàn tay của một nhân viên cứu trợ Liên Hiệp Quốc. Không cần đến những bài báo, những trang viết dài chỉ cần một bức ảnh thôi cũng đủ sức nặng để lột tả được mọi thứ.
Bức ảnh chụp người đàn ông đang rơi từ Trung tâm Thương mại Thế giới tại New York
Bức ảnh chụp người đàn ông đang rơi từ Trung tâm Thương mại Thế giới tại New York - Mỹ sau khi tòa nhà này bị 2 máy bay đâm vào trong sự kiện “11 tháng 9”. Bức ảnh đã gây một cảm xúc, một phản ứng rất mạnh đến người dân Mỹ. Nhiều người cho đó là sự xúc phạm đến người đã chết. Nhưng Richard Drew, tác giả bức ảnh thì biện hộ rằng, bức ảnh đã diễn tả một quyết định giữa sống và chết của con người khi bị dồn vào đường cùng.
Bức ảnh chụp một em trẻ trong một trại tập trung, đang đứng trước lằn ranh
Năm 1967 – 1969 ở Bianfra, một quốc gia nằm ở phía nam Nigeria, hơn một triệu người chết vì chiến tranh, nạn đói và dịch bệnh. Đây là tấm ảnh chụp những đứa trẻ trong một trại tập trung, đang đứng trước lằn ranh giữa sự sống và cái chết. Bức ảnh của Don McCullin này đã đánh động thế giới phải can thiệp để cứu lấy số phận của những người dân Bianfra.
Bức ảnh Đôi mắt cô gái Omaya
Ngày 13 tháng 11 năm 1985, đôi mắt đã ám ảnh hàng triệu người xem là của cô gái 13 tuổi Omaya Sánchez trong thảm họa núi lửa Nevado del Ruiz ở Colombia . Thảm họa đó đã giết chết 25 ngàn người. Trong ảnh, Omaya đã kiệt sức vì bị mắc kẹt gần 3 ngày đêm trước sự bất lực của lực lượng cứu hộ. Mọi người đã ở bên cạnh em và cùng cầu nguyện cho đến khi em không còn cầm cự được sau 60 giờ. Bức ảnh được chụp bởi Frank Fournier.
Và còn rất nhiều những bức ảnh “kinh hoang” khác khiến con người phải suy nghĩ, phải hành động, phải lên tiếng đấu tranh,... Điều đó cho thấy giá trị của hình ảnh: nó không chỉ mang sức chứa của thông tin mà nó còn mang sức nặng của sự liên tưởng, mang sức “ám ảnh” cho người đọc.
Nguyễn Thơm
Truyền hình k32a2.
Cùng chuyên mục
Bình luận