Ảnh hưởng của mạng xã hội đến hoạt động tác nghiệp báo chí

(Sóng trẻ) - Trong thời đại mới, báo chí vẫn luôn không ngừng đổi mới nhưng về cơ bản, nghiệp vụ báo chí vẫn giữ nguyên. Chỉ khác là có thêm rất nhiều công cụ hỗ trợ nghiệp vụ báo chí. Những công cụ ấy kết hợp cùng kỹ năng thu thập thông tin và kỹ năng phân tích, xử lý thông tin giúp người viết sáng tạo ra những tác phẩm chất lượng, với tốc độ truyền tải cũng như nắm bắt thông tin nhanh nhất. Một trong số những công cụ đắc lực nhất của nhà báo trong thời đại của Internet này đó chính là: Mạng xã hội.

Để thể hiện rõ ảnh hưởng của mạng xã hội tới hoạt động tác nghiệp báo chí, tác giả đã khảo sát qua hình thức phỏng vấn sâu đối với các nhà báo tại báo Quân đội nhân dân Điện tử. Tuy là một tờ báo có tính truyền thống, chính trị cao nhưng báo Quân đội nhân dân đã và đang phát triển cũng như thích nghi rất tốt với những xu hướng báo chí mới, không ngừng đổi mới nâng cao chất lượng sản phẩm, thông tin.

Báo Quân đội nhân dân cũng đang sở hữu những trang mạng xã hội được hoạt động hiệu quả với chất lượng thông tin tốt và lượng tương tác cao như fanpage Báo quân đội nhân dân Điện tử với hơn 200 nghìn lượt theo dõi hay kênh Tik Tok Báo quân đội nhân dân với hơn 400 nghìn lượt theo dõi và hơn 4 triệu lượt thích. 

anh1.png
Giao diện fanpage báo Quân đội nhân dân Điện tử. (Ảnh chụp màn hình)
anh2.png
Giao diện kênh YouTube báo Quân đội nhân dân Điện tử. (Ảnh chụp màn hình) 

 

 

anh3.jpg
Kênh Tik Tok báo Quân đội nhân dân Điện tử. (Ảnh chụp màn hình) 

 


Để trả lời cho vấn đề về xu hướng phát triển này, nhà báo V.P.T, biên tập viên báo Quân đội nhân Điện tử cho biết: Những mạng xã hội được các phóng viên biên tập viên tại báo Quân đội nhân dân sử dụng phổ biến nhất là Facebook, Zalo, Tik Tok. Những mạng xã hội này được sử dụng với mục đích là để cập nhật thông tin, kết nối với các cộng tác viên, bạn bè, đồng nghiệp; Đăng tải bình luận, ý kiến nhận xét có văn hóa và trách nhiệm về những vấn đề mà dư luận xã hội quan tâm một cách có định hướng theo đúng quy định của pháp luật, đúng đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước.

Bên cạnh đó mạng xã hội giúp thúc đẩy quá trình tiếp nhận thông tin của người làm báo. Ví dụ như thay vì nhận tin tức hoặc đề tài qua các hình thức cũ như email, giờ đây phóng viên có thể ngay lập tức tiếp cận với công việc qua các nền tảng mạng xã hội phổ biến như Facebook, Zalo một cách nhanh chóng và thuận tiện hơn nhiều. Mạng xã hội cũng mang lại đầy đủ thông tin ở tất cả các lĩnh vực trong cuộc sống, từ các tin tức về văn hóa – giải trí cho tới chính trị - xã hội và các nguồn thông tin ở mạng xã hội cũng rất đa dạng, nhiều chiều. mạng xã hội là một nguồn thông tin cực kỳ rộng lớn để khai thác cũng như tiếp nhận, một cách hoàn toàn miễn phí.

Bên cạnh những ảnh hưởng tích cực của mạng xã hội tới quá trình tác nghiệp báo chí thì song song với đó là những mặt tiêu cực khác. Nhà báo N.T.T biên tập viên báo Quân đội nhân dân Điện tử cho biết: Những thông tin đăng tải trên mạng xã hội không có sự kiểm soát sẽ có thể gây nhiễu loạn ý kiến trong cộng đồng dư luận, làm cho việc đưa những thông tin chính xác trở nên khó khăn hơn. mạng xã hội là nơi hoàn hảo để kẻ xấu có thể lợi dụng để khiến cho cộng đồng mạng trở nên xôn xao, tuy nhiên điều này cũng sẽ là một cơ hội để người làm báo chính thống khẳng định uy tín và tầm ảnh hưởng nhưng đó cũng là một việc không hề dễ dàng. Nhà báo T.T.S cũng chia sẻ: Mạng xã hội luôn là một môi trường thông tin cực kỳ rộng lớn với rất nhiều những góc nhìn tới từ nhiều nguồn khác nhau. Cá nhân sử dụng mạng xã hội cũng có thể đăng tải các tin, bài, hình ảnh, âm thanh trên mạng xã hội, các bình luận, quan điểm cá nhân trái với đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước; hoặc các thông tin có mục đích kích động, lôi kéo người khác phản ứng tiêu cực về các vấn đề chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh, quốc phòng, đối ngoại… của đất nước, gây ảnh hưởng đến an ninh trật tự và quan điểm không tốt gây ảnh hưởng cho xã hội.

Để quản lý, kiểm soát các nhà báo khi sử dụng mạng xã hội được hiệu quả hơn, phóng viên báo Quân đội nhân dân cũng cho biết thêm: Hiện nay đã có những Quy tắc sử dụng Mạng xã hội của người làm báo Việt Nam và Luật Báo chí 2016 bao gồm 03 Chương và 07 Điều đã được Hội Nhà báo Việt Nam công bố và có hiệu lực bắt đầu từ ngày 01/01/2019.

Mỗi nhà báo khi sử dụng mạng xã hội luôn phải chú ý tuân thủ các quy tắc đã được ban hành. Những bộ quy tắc và bộ luật đã quy định khá chi tiết và đầy đủ để người làm báo có thể dễ dàng áp dụng khi sử dụng mạng xã hội trong quá trình tác nghiệp nên không có ý kiến mong muốn bổ sung hay sửa đổi thêm.

Có thể thấy, với sự có mặt của mạng xã hội góp phần làm cho nhà báo, tờ báo gần gũi hơn với độc giả, đối thoại trực tiếp với người đọc. Đây là nét mới so với cung cách làm báo truyền thống. Trước đây, tờ báo và nhà báo chủ động cung cấp thông tin cho độc giả, ít nắm được sự mong muốn được chia sẻ, được đối thoại của người đọc. Ngày nay, mọi người đều có thể tạo ra và lan truyền tin tức họ muốn được chia xẻ, được cùng nhiều người bàn thảo, thậm chí muốn tạo nên dư luận xã hội. Như vậy, việc cung cấp thông tin và cả bình luận về thông tin không còn là độc quyền của nhà báo. Và lẽ đương nhiên nó đã tác động làm cho nghề báo truyền thống phải thay đổi và thay đổi cả sự chờ đợi của độc giả với nhà báo; nhà báo thấy rõ lợi ích trong việc đối thoại với người đọc qua mạng xã hội. Và, những người làm báo có thể sử dụng tư liệu từ các mạng xã hội.

Trong điều kiện đó, báo chí phải đóng vai trò tiếp nhận, lựa chọn, kiểm chứng và “chính thống hóa” thông tin trên mạng xã hội. Báo chí góp phần “định hướng” thông tin trên mạng xã hội. Nếu các nhà báo, các cơ quan báo chí nhanh nhạy nắm bắt và cung cấp thông tin về những vụ việc, vấn đề đang được xã hội quan tâm, giúp người đọc thấy được bản chất vấn đề, sự thật vụ việc thì chắc chắn nó sẽ được các thành viên mạng xã hội tiếp nhận, truyền bá và thảo luận, từ đó sẽ tạo ra được làn sóng thông tin mà báo chí là nguồn, lan tỏa nhanh chóng trong xã hội.

Cùng chuyên mục

Đừng bỏ lỡ
Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Tin nổi bật5 ngày trước

(Sóng trẻ) - Nhiều trường học trên cả nước đã tổ chức các hoạt động thiết thực nhằm hướng tới Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, tạo không khí thi đua phấn khởi cho học sinh, sinh viên và đội ngũ nhà giáo.

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Tin nổi bật6 ngày trước

(Sóng trẻ) - 94 năm qua, Mặt trận Thống nhất Việt Nam đã trở thành biểu tượng của sức mạnh đoàn kết toàn dân tộc, góp phần quan trọng trong sự nghiệp giải phóng, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

Tin nổi bật6 ngày trước

(Sóng trẻ) - Ra đời vào năm 1950, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam (Vietnam Union of Friendship Organizations - VUFO) đã góp phần to lớn trong việc xây dựng và phát triển mối quan hệ hữu nghị, hợp tác với các quốc gia và tổ chức quốc tế.

XEM THÊM TIN

SỰ KIỆN NỔI BẬT

TIN ẢNH

XEM NHIỀU NHẤT

TIN NỔI BẬT

DIỄN ĐÀN