“Không có “máu” đi, không làm được báo”

(Sóng trẻ) - Đó là một trong những thông điệp mà nhà báo Huỳnh Dũng Nhân gửi đến các bạn sinh viên trong buổi tọa đàm “Nhà báo: Đi – Yêu – Viết”, được tổ chức vào ngày 18/6 tại Học Viện Báo chí và Tuyên truyền.

Tọa đàm “Nhà báo: Đi – Yêu – Viết” là sự kiện nằm trong chuỗi hoạt động kỷ niệm 95 năm ngày Báo chí cách mạng Việt Nam (21/6/1925 -/21/6/2020) của Viện Báo chí với sự tham gia đông đảo của giảng viên cùng sinh viên Viện Báo chí, Học viện Báo chí và Tuyên truyền.

Đây đồng thời là cơ hội để các bạn sinh viên được trực tiếp giao lưu và lắng nghe chia sẻ về những câu chuyện nghề của một người “nếu có kiếp sau vẫn sẽ chọn nghề báo” – nhà báo Huỳnh Dũng Nhân.

b5e387290_i_0002.jpg

Nhà báo Huỳnh Dũng Nhân chia sẻ tại buổi tọa đàm (Ảnh: Khánh Linh)

Với những ai quan tâm đến báo chí nước nhà, không thể không biết đến cái tên Huỳnh Dũng Nhân, một cây bút phóng sự lừng lẫy với các tác phẩm tạo tiếng vang lớn trong công chúng vào những những thập niên cuối cùng của thế kỷ XX.

Trong nghề, nhà báo Huỳnh Dũng Nhân là một gương mặt thành đạt, không chỉ bởi ông từng là tổng biên tập mà còn được mời làm giám khảo các giải thưởng báo chí từ Nam ra Bắc và được mời làm giảng viên ngành báo chí ở nhiều trường đại học. Hiện tại, nhà báo Huỳnh Dũng Nhân đã vơi bớt công việc hơn ở tuổi nghỉ hưu của mình. Nhưng với quan niệm “Nghề báo là nợ phải trả bằng đời”, sự nghiệp viết lách của người nhà báo này vẫn chưa dừng lại.

b47ec88ec_ongnhan3.jpg

Không chỉ là viết báo, cây bút Huỳnh Dũng Nhân còn viết văn, làm thơ; và dù ở lĩnh vực nào, ông cũng đạt được những thành công nhất định (Ảnh: Lê Mỹ)

Chia sẻ về chủ đề của buổi tọa đàm, nhà báo Huỳnh Dũng Nhân khẳng định: “Đi – Yêu và Viết là tuyên ngôn nghề nghiệp của tôi”.

Ông cho rằng nhà báo là phải đi, “không có “máu” đi, không làm được báo”.

“Nhiều bạn sinh viên hiện nay tự ti, không dám dấn thân, nghĩ rằng mình ở tỉnh lẻ, mình không có phương tiện để đi rồi ngại nhiều thứ… Nhưng hãy biết vượt qua khó khăn, tận dụng thời gian để đi, để trải nghiệm”, ông cho biết.

b47ec88ec_d.png

Ở vế thứ hai trong tuyên ngôn của mình, nhà báo chia sẻ: “Yêu ở đây không phải là tình yêu nam nữ. Yêu ở đây nghĩa là yêu nghề, yêu người, yêu bản thân. Đặc biệt cần phải yêu, hiểu và quan tâm đến bản thân mình bởi không yêu mình thì sẽ không yêu được người khác, không khẳng định mình, cũng sẽ không nhìn ra được giá trị xung quanh mình”.

Sau khi đi và yêu, cảm nhận được cuộc sống thì đề tài và ý nghĩa của bài viết có thể được đáp ứng. Nhưng chưa dừng lại ở đấy, nhà báo còn việc thể hiện, viết những gì mình đã ghi lại được, cảm nhận được sao cho hay, hấp dẫn để có sản phẩm tốt nhất phục vụ công chúng…

Bên cạnh những chia sẻ xoay quanh chủ đề của buổi tọađàm, nhà báo Huỳnh Dũng nhân còn giải đáp nhiều thắc mắc, trăn trở của các bạn sinh viên về quá trình học tập, rèn luyện và đạo đức trong nghề báo. Qua đó, giúp các bạn hiểu hơn về công việc của mình trong tương lai và có tinh thần chuẩn bị hành trang tốt nhất để bước vào nghề.

b5e387290_i_9998.jpg

Giảng viên, sinh viên của Viện Báo chí chụp ảnh lưu niệm với diễn giả của tọa đàm (Ảnh: Khánh Linh)

Đắc Quang

Cùng chuyên mục

Đừng bỏ lỡ
Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Tin nổi bật4 ngày trước

(Sóng trẻ) - Nhiều trường học trên cả nước đã tổ chức các hoạt động thiết thực nhằm hướng tới Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, tạo không khí thi đua phấn khởi cho học sinh, sinh viên và đội ngũ nhà giáo.

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Tin nổi bật4 ngày trước

(Sóng trẻ) - 94 năm qua, Mặt trận Thống nhất Việt Nam đã trở thành biểu tượng của sức mạnh đoàn kết toàn dân tộc, góp phần quan trọng trong sự nghiệp giải phóng, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

Tin nổi bật4 ngày trước

(Sóng trẻ) - Ra đời vào năm 1950, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam (Vietnam Union of Friendship Organizations - VUFO) đã góp phần to lớn trong việc xây dựng và phát triển mối quan hệ hữu nghị, hợp tác với các quốc gia và tổ chức quốc tế.

XEM THÊM TIN

SỰ KIỆN NỔI BẬT

TIN ẢNH

XEM NHIỀU NHẤT

TIN NỔI BẬT

DIỄN ĐÀN