Ban hành quy tắc ứng xử văn hóa người Đà Lạt

(Sóng trẻ) - UBND TP.Đà Lạt vừa đưa ra bộ 10 quy tắc ứng xử văn hóa người Đà Lạt với mục tiêu phát huy những truyền thống tốt đẹp, hiền hòa, thanh lịch, mến khách để trở thành “thành phố đáng sống”.

Theo đó, trong bộ quy tắc này, các gia đình và cộng đồng dân cư cần tôn trọng, chỉ dẫn giúp đỡ du khách khi có yêu cầu chính đáng, "nói lời hay, cử chỉ đẹp", phát huy phong tục tập quán, bản sắc văn hoá truyền thống địa phương.

1.jpg
Nhiều quy tắc ứng xử được đưa ra để người dân, du khách đến Đà Lạt áp dụng, xây dựng TP.Đà Lạt thành thành phố đáng sống. Ảnh: Báo Người đưa tin.

Đối tượng áp dụng bộ quy tắc này là các tổ chức và cá nhân đang sinh sống, học tập, làm việc hoặc tham quan, nghỉ dưỡng trên địa bàn TP Đà Lạt. 

Ngoài các quy định yêu cầu người dân và du khách tuân thủ các quy định của pháp luật nói chung và quy định của địa phương nói riêng; bộ quy tắc còn có những quy định đối với từng nhóm đối tượng khác nhau như cán bộ, công chức, viên chức; học sinh, sinh viên; quy tắc ứng xử đối với người bán hàng; cơ sở kinh doanh dịch vụ lưu trú; cơ sở kinh doanh dịch vụ nhà hàng ăn uống; quy tắc ứng xử đối với cộng đồng dân cư, hộ gia đình và khách du lịch.

1.jpeg
Bộ quy tắc ứng xử văn hóa người Đà Lạt góp phần xây dựng TP Đà Lạt hiền hòa, thanh lịch, mến khách. Ảnh:Báo Dân Việt.

Đặc biệt, đối với người hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh, dịch vụ khi giao tiếp với khách hàng phải thể hiện sự “thanh lịch, hiền hòa và mến khách”; không phân biệt, đối xử giữa người địa phương và khách du lịch; không chèo kéo gây mất trật tự, ảnh hưởng đến khách hàng, thương hiệu, uy tín của địa phương; cầu thị lắng nghe góp ý từ khách hàng; sẵn sàng giúp đỡ khách hàng khi xảy ra sự cố và chịu trách nhiệm đối với sản phẩm của mình; không được chửi bới, lăng mạ, xúc phạm khách hàng.

Các gia đình và cộng đồng dân cư tôn trọng, chỉ dẫn giúp đỡ du khách khi có yêu cầu chính đáng, “nói lời hay, cử chỉ đẹp”, phát huy phong tục tập quán, bản sắc văn hóa truyền thống địa phương; khách du lịch không được hái hoa, bẻ cành, dẫm đạp lên hoa; không đun nấu, đốt lửa trên vỉa hè, lòng đường, bãi cỏ, khu rừng và những nơi bị cấm; tôn trọng sự khác biệt về văn hóa dân tộc và địa phương…

Nguồn: Tổng hợp

Cùng chuyên mục

Đừng bỏ lỡ
Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Tin nổi bật3 ngày trước

(Sóng trẻ) - Nhiều trường học trên cả nước đã tổ chức các hoạt động thiết thực nhằm hướng tới Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, tạo không khí thi đua phấn khởi cho học sinh, sinh viên và đội ngũ nhà giáo.

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Tin nổi bật3 ngày trước

(Sóng trẻ) - 94 năm qua, Mặt trận Thống nhất Việt Nam đã trở thành biểu tượng của sức mạnh đoàn kết toàn dân tộc, góp phần quan trọng trong sự nghiệp giải phóng, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

Tin nổi bật4 ngày trước

(Sóng trẻ) - Ra đời vào năm 1950, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam (Vietnam Union of Friendship Organizations - VUFO) đã góp phần to lớn trong việc xây dựng và phát triển mối quan hệ hữu nghị, hợp tác với các quốc gia và tổ chức quốc tế.

XEM THÊM TIN

SỰ KIỆN NỔI BẬT

TIN ẢNH

XEM NHIỀU NHẤT

TIN NỔI BẬT

DIỄN ĐÀN