Mùa săn con vờ vờ trên sông Hồng

(Sóng trẻ) - Chỉ xuất hiện 3-4 lần trong năm, vờ vờ là sản vật của sông Hồng được săn đón những năm gần đây.

16.jpg
Theo những ngư dân ven sông Hồng, vờ vờ thường xuất hiện khi thời tiết thay đổi, lý tưởng nhất là đang nóng ẩm mà đổ mưa. Theo quy luật, nếu ngày đầu tiên trong năm vờ nổi lên thì 7 ngày sau sẽ có tiếp. Ảnh: Nguyễn Thúy.
1.jpg
Những người làm nghề này chủ yếu hoạt động ở sông Hồng đoạn chảy qua quận Ba Đình, Hoàng Mai, một số đến từ tỉnh Hưng Yên. Ảnh: Nguyễn Thúy.
13.jpg
Để bắt được vờ, những người dân chài phải chuẩn bị từ 3 giờ sáng rồi dùng thuyền gắn vợt lưới bắt ở cửa sông Hồng bởi vờ chỉ xuất hiện từ 4-6 giờ sáng rồi biến mất. Ảnh: Nguyễn Thúy.
15.jpg
Trên thuyền một người cầm lái, một người dùng đèn soi trên mặt nước làm hoa tiêu để phát hiện nơi có nhiều vờ nổi. Ảnh: Nguyễn Thúy.
2.jpg
Hơn 10 năm kinh nghiệm đi bắt vờ, ông Đào Khắc Tuấn (Long Biên, Hà Nội) cho biết: “Thường phải rất tinh ý mới có thể canh đúng vào ngày vờ lên lột xác bởi cả tháng chỉ lên có 1-2 lần, sau 2 lần lột xác, chúng đẻ trứng rồi chết. Trứng nở thành ấu trùng lại trở về đáy sông chờ ngày được ngoi lên mặt nước lột xác”.
3.jpg
Ngày cao điểm mỗi gia đình đánh bắt được 30- 40 kg. Giá từ 300.000 - 500.000 đồng/kg. Ảnh: Nguyễn Thúy.
11.jpg
“Đến mùa vờ, ai muốn ăn là phải canh những người chuyên đi bắt vờ để mua, thậm chí đặt trước mới có. Bạn tôi nhiều người đi xa về, thấy có vờ bán ở chợ bao nhiêu là mua bằng hết. Mua về rồi cất vào tủ đông ăn dần cả năm cho bõ thèm”, chị Phùng Ngọc Hoa (Long Biên, Hà Nội) chia sẻ. 
5.jpg
Vờ có thể làm được nhiều món như: Vờ chiên lá mắc mật, nộm vờ, vờ xào rau muống, lẩu vờ riêu cua. Tuy nhiên, muốn chế biến vờ ngon nhất theo chị Hoa phải có cá ngạnh, thịt lợn, riềng, mẻ, cà chua, tỏi…
6.jpg
Những mẻ mẻ được "săn" đầy ắp con thuyền. Ảnh: Nguyễn Thúy.
18.jpg
Người dân mang những rổ vờ ra sông đãi loại bỏ phần xác mềm sau khi lột. Ảnh: Nguyễn Thúy.
20.jpg
Được biết, vờ vờ thuộc bộ cánh phù du, một bộ thuộc một nhóm Palaeoptera, cùng với bộ Chuồn chuồn, tên khoa học là Ephemeroptera. Ảnh: Nguyễn Thúy.

Cùng chuyên mục

Đừng bỏ lỡ
Khóa II Khoa Báo chí: Hành trình 50 năm hội ngộ và tri ân

Khóa II Khoa Báo chí: Hành trình 50 năm hội ngộ và tri ân

Tin nổi bật2 tuần trước

(Sóng trẻ) - Nhân kỷ niệm 50 năm ngày tựu trường của cựu sinh viên báo chí (1975 - 2025), ngày 15/3, Ban liên lạc khóa II khoa Báo chí tổ chức buổi gặp mặt thân mật tại tầng 10, tòa nhà A1, Học viện Báo chí và Tuyên truyền.

Người dân cả nước hân hoan đón Giao thừa Tết Ất Tỵ 2025

Người dân cả nước hân hoan đón Giao thừa Tết Ất Tỵ 2025

Tin nổi bật2 tháng trước

(Sóng trẻ) - Thời khắc chuyển giao sang năm mới Ất Tỵ 2025, không khí hân hoan bao trùm nhiều tỉnh thành trên cả nước. Hàng triệu người dân từ Bắc vào Nam hòa mình vào màn pháo hoa rực rỡ, các chương trình nghệ thuật đặc sắc cùng nhiều hoạt động văn hóa.

Mời độc giả tham dự Tọa đàm trực tuyến "Đi và viết khi ta còn trẻ"

Mời độc giả tham dự Tọa đàm trực tuyến "Đi và viết khi ta còn trẻ"

Tin nổi bật4 tháng trước

(Sóng trẻ) - 14h30 ngày 05/12/2024, Trang tin điện tử Sóng trẻ sẽ tổ chức Tọa đàm trực tuyến với chủ đề “Đi và viết khi ta còn trẻ”.

XEM THÊM TIN

SỰ KIỆN NỔI BẬT

TIN ẢNH

XEM NHIỀU NHẤT

TIN NỔI BẬT

DIỄN ĐÀN