Bánh gio Đắc Sở- món quà quê dân dã
(Sóng trẻ) - Quê hương của món bánh gio truyền thống nuột nà, vàng óng là xã Đắc Sở, Hoài Đức, Hà Nội. Thứ bánh dân dã và được chế biến vô cùng cầu kỳ này là đặc sản quê nhà và nghề làm bánh gio trở thành một nghề truyền thống, nuôi sống người dân ở đây.
Cầu
kỳ trong chế biến
Bánh gio Đắc Sở hấp dẫn
người ta bởi sự ngọt mát, dẻo thơm và sự cầu kỳ, kỹ lưỡng trong việc chế biến.
Để làm được một mẻ bánh gio phải mất cả ngày với 5 công đoạn chính là chuẩn bị
lá dong, gạo, nước gio, gói bánh và luộc bánh.
Muốn bánh được trong và
thơm, đầu tiên người ta phải chọn những lá dong tẻ, luộc trong vòng hai giờ đồng
hồ cho mềm, dai. Về chuẩn bị gạo, theo cô Nguyễn Thị Liệu - một người làm bánh
gio đã gần 20 năm ở Đắc Sở - Hoài Đức thì: “ Muốn bánh nn,mát thì phải chọn gạo
nếp nhung để làm bánh”.
Lá dong làm bánh phải được luộc trong vòng 2 giờ cho mềm, dai.
Trong các công đoạn làm
bánh gio thì việc chuẩn bị nước gio (tro) là vô cùng quan trọng. Sở dĩ nguời ta gọi nó
là bánh gio vì gio là một phần không thể thiếu để làm nên chiếc bánh. Gio để
làm bánh được đốt từ vỏ bưởi, vỏ cam, thầu dầu… Theo lời cô Liệu thì: “Bất cứ
thứ gì có tinh dầu đều có thể dùng tro của nó để làm bánh”. Gio sau khi đốt sẽ
được để nguội sau đó đánh thật kỹ với nước vôi trong để tạo thành một dung dịch
trong, màu ánh vàng. Dung dịch này sẽ được trộn với gạo nếp và ngâm trong vòng
6 giờ.
Sau đó người làm bánh sẽ
gói bánh và đem luộc chúng trong vòng 5 giờ nữa mới có được thành quả.
Những chiếc bánh gio sau khi được gói xong sẽ được đem đi luộc trong 6
giờ.
Nhìn những chiếc bánh
gio mượt mà, trong vắt chắc chắn nhiều người sẽ lầm tưởng rằng nó được làm bằng
cách xay bột ra chứ không phải là từ những hạt gạo nếp còn nguyên đem đi luộc.
Bánh gio phải ăn kèm với
mật mía. Bởi bánh gio không hề có nhân nên ăn bánh sẽ có cảm giác ngọt mát, kết
hợp với lớp mật mía vàng óng, dịu ngọt sẽ là một món quà quê dân dã nhưng nồng
nàn hương vị khó quên.
Bánh gio phải được ăn kèm với mật mía.
Nghề
làm bánh gio trở thành một nghề nuôi sống nhiều người dân
Bánh gio được người dân
Đắc Sở coi như một sản vật quê hương không thể thiếu trong mâm cỗ cúng gia tiên
mỗi dịp lễ Tết. Ngày nay, nghề làm bánh gio đã trở thành một nghề truyền thống
và là gánh hàng mưu sinh, nuôi sống nhiều gia đình ở đây.
Gánh hàng rong đã theo cô Nguyễn Thị Liệu suốt 20 năm nay.
Người dân Đắc Sở đem
bánh gio theo những gánh hàng rong đi khắp các con phố của Hà Nội. Gánh hàng
rong ấy cũng đã theo cô Nguyễn Thị Liệu suốt 20 năm qua, bánh gio đã có mặt trên các gánh hàng mưu sinh
của người dân nơi đây, nuôi sống nhiều gia đình ở Đắc Sở. Chia sẻ về thu nhập sau một ngày đi bán bánh
gio, cô Liệu cho biết: “ Mỗi ngày cũng được 150 nghìn đến 200 nghìn. Ở nông
thôn, thu nhập thế là cũng đủ sống”.
Qua những con phố của
Hà Nội, mỗi ngày, lại thêm nhiều người biết đến hương vị bánh gio Đắc Sở và người
dân nơi đây cũng có quyền hy vọng về một tương lai tốt đẹp của nghề làm bánh
gio truyền thống.
Vũ Vân
Truyền hình k32A2