Ngày xuân vui hội ném còn ở Điện Biê
(Sóng trẻ) - Ném còn là một trò chơi không thể thiếu của người Thái vào mỗi dịp quan trọng, đặc biệt là những ngày lễ tết. Năm nay, lễ hội được tổ chức trong chương trình “Hội xuân” diễn ra vào mùng 4 âm lịch, tại Thành phố Điện Biên.
Người Thái ở Tây Bắc vui ném còn trong hội xuân
Nghi lễ xóa những điềm xấu, mang đến niềm vui may mắn
Ném còn là trò chơi mang đậm tính nhân văn của người Thái. Ẩn sau nó là khát vọng, niềm tin vào cuộc sống và lao động. Khi quả còn được tung lên, nó hội tụ sức mạnh của âm dương trời đất. Người ta muốn qua cầu cúng và ném còn để biểu hiện ước mong được thánh thần phù hộ cho mưa thuận gió hòa, mùa màng tốt tươi.
Ném còn vừa có mục đích tín ngưỡng phồn thực cầu mùa, vừa kết hợp làm trò vui xuân của trai gái. Mỗi cặp nam nữ lần đầu tung quả còn chui qua vòng tròn thì họ trao cho nhau kỷ vật làm tin, coi đó là sự tác thành của trời đất để sau đó đôi bên cha mẹ mới làm các thủ tục dạm ngõ, ăn hỏi, cưới xin.
Với những ý nghĩa cao đẹp như vậy, ném còn là trò chơi truyền thống luôn được mong đợi. Trò chơi này rèn luyện sự tinh tế, khéo léo, nhẹ nhàng khi tung, khi bắt. Vừa vận động cơ thể, vừa sảng khoái tinh thần khi cùng nhau giao lưu.
Ném còn là trò chơi dân gian của dân tộc Thái
Anh Đức (23 tuổi, Mường Nhé, Điện Biên) chia sẻ những cảm nhận về trò chơi ném còn:
Khác với mọi năm, năm nay lễ hội ném còn vào mùng 4 Tết còn có thêm một phần nghi lễ riêng mà người Thái yêu cầu. Họ mời đến một thầy mo, thầy mo dâng hai quả còn làm lễ giữa trời đất, để cầu cho bản làng yên vui, mùa màng tươi tốt, nhà nhà no ấm. Sau phần nghi lễ, thầy mo cầm hai quả còn đã được “ban phép” tung lên cho mọi người tranh cướp, khai cuộc chơi ném còn.
Trước khi khép hội, thầy mo rạch quả còn đã được ban phép lấy hạt bên trong, tung lên để mọi người cùng hứng lấy vận may. Người Thái quan niệm hạt giống này sẽ mang lại mùa màng bội thu và may mắn, vì nó đã được truyền hơi ấm của linh khí đất trời.
Trò chơi đơn giản nhưng nhiều ý nghĩa
Cầm “quả còn” chắc nịch trên tay, quan sát thật kỹ mới thấy, người Thái rất tỉ mỉ trong từng mũi khâu, đính các tua vải linh hoạt, đầy màu sắc. Tận dụng từ bất cứ mảnh vải nào có được, cắt thành hình ô vuông, có cạnh chừng 1 gang tay con gái, gấp chéo 4 góc vào nhau. Dây còn dài nửa sải tay cũng được khâu bằng vải.
Mỗi nơi có cách làm còn khác nhau và mang những ý nghĩa riêng. Người Thái Điện Biên nhồi thóc, gạo vào bên trong làm “ruột” còn với ước mong vụ mùa được bội thu, thóc lúa chất đầy nhà.
Người Thái tự do sáng tạo “còn” theo cách họ muốn
Chị Quàng Ngọc Thảo, dân tộc Thái ở Điện Biên chia sẻ về cách chơi ném còn:
Thanh niên nam, nữ chơi ném còn vào ngày xuân
Ông Lê Văn Quý, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Điện Biên cho biết, đây là sự kiện hằng năm của tỉnh. Nài tạo không khí hứng khởi cho toàn dân nhân dịp xuân mới, còn góp phần củng cố văn hóa cũng như tình đoàn kết dân tộc. Thêm nữa, dân tộc Thái là dân tộc rất đông dân ở Điện Biên. Người Kinh và người Thái sống không tách biệt, trong và nài thành phố đều có các bản, làng nhỏ nên việc tổ chức trò chơi như ném còn là hoạt động tích cực để nói lên sự quan tâm, bình đẳng các dân tộc.
Nài ném còn, Hội xuân còn có nhiều hoạt động phong phú và hấp dẫn: bắn nỏ, đẩy gậy; các môn vui chơi giải trí như nhảy bao bố, bịt mắt đập chiêng, kéo co...
Đồng thời, Hội xuân còn tổ chức một số hoạt động văn hoá đặc sắc khác, chẳng hạn như thi nam thanh nữ tú trong trang phục dân tộc, thi ẩm thực vào các buổi trưa giữa các bản, còn có cả hội chợ thương mại để trưng bày và bán các sản phẩm dân tộc,…
Nếu ai có dịp đến Điện Biên vào mùa xuân, hãy thử sức mình trong vai chàng trai cô gái Thái ném còn, trao duyên. Đây chắc hẳn là một trải nghiệm không bao giờ quên.
Thùy Linh
Báo chí Đa phương tiện K34 A1
Cùng chuyên mục
Bình luận