Bánh Trung thu mini giá rẻ: “Cú lừa” với người tiêu dùng?
(Sóng Trẻ) - Đến hẹn lại lên, cứ mỗi dịp Tết Trung thu tới là trên thị trường lại xôn xao những loại bánh Trung thu với mẫu mã đẹp mắt, hương vị mới lạ. Tuy nhiên, trên thị trường hiện nay đang xuất hiện một loại bánh Trung thu làm điên đảo người tiêu dùng với tên gọi “Bánh Trung thu mini nội địa Trung Quốc”.
Với kiểu dáng nhỏ gọn, hương vị mới lạ, đa dạng loại bánh này đã chinh phục những tín đồ của bánh Trung thu một cách dễ dàng. Bánh có vị ngọt thanh vừa phải chứ không ngọt gắt như bánh Trung thu truyền thống của Việt Nam nên khá được lòng người tiêu dùng. Song, không ai dám chắc rằng loại bánh này có đảm bảo đủ tiêu chuẩn về vệ sinh an toàn thực phẩm hay không? Cũng như nguồn gốc xuất xứ chính xác của loại bánh này là từ đâu?
Một tài khoản Facebook với những lời quảng cáo hoa mĩ về sản phẩm
Giá cả mập mờ
Chỉ cần dành thời gian khoảng vài phút tìm kiếm trên mạng với cụm từ: “Bánh Trung thu mini nội địa Trung Quốc” là đã có hàng loạt các tài khoản Facebook cá nhân rao bán mặt hàng này với giá vô cùng rẻ. Chỉ cần bỏ ra 70.000-80.000 đồng, bạn đã có thể sở hữu một kg bánh Trung thu này. Tuy nhiên, mức giá này có sự chênh lệch khá lớn giữa những người bán với nhau. Có chỗ bán giá cao lên tới 110.000 đồng/hộp nhưng cũng có chỗ bán theo chiếc với mức giá từ 10.000-15.000 đồng/chiếc. Nài ra, nếu người tiêu dùng muốn mua hàng với số lượng lớn (từ 5kg trở lên) thì sẽ được lấy giá sỉ là 50.000 đồng/kg. Theo tìm hiểu của phóng viên về giá của loại bánh này trên trang Alibaba - một địa chỉ bán hàng có uy tín của Trung Quốc - chênh lệch về giá cả giữa 2 nước là rất lớn.
Giá bán buôn bánh Trung thu mini của trang Alibaba
“Ở Trung Quốc bánh Trung thu rất đắt, một hộp có vài cái nhỏ cũng phải có giá vài trăm tệ. Nên nài được biếu thì tôi cũng không dám bỏ tiền ra mua vì giá thành quá đắt", bà Dương Thị Mỹ Linh – một người đã từng sống ở Trung Quốc chia sẻ. Tùy vào loại bánh và số lượng mua bao nhiêu thì sẽ có giá cụ thể. Trên trang Alibaba có rao bán với hình thức đổ buôn, một túi 10kg sẽ có giá 65 tệ, tương đương với 250.000 đồng. Vậy bánh có thành phần như thế nào mà lại có giá rẻ như vậy?
Bánh không đảm bảo yêu cầu về nhãn hàng, thành phần của bánh liệu có đảm bảo?
Dịch theo thành phần ghi trên bao bì bằng tiếng Trung Quốc, một chiếc bánh gồm các loại thành phần sau: Mứt hoa quả, đường trắng, dầu thực vật, bột mì, tinh bột ngô, si-rô, trứng gà, phụ gia thực phẩm (chanh, axit citric), chất bảo quản thực phẩm (Sodium Dehydroacetate) và một số thành phần khác. Được biết, Sodium Dehydroacetate là một chất bảo quản thực phẩm được cho phép có trong sản phẩm với một lượng nhất định. Tuy nhiên trên vỏ bánh không ghi hàm lượng có trong sản phẩm là bao nhiêu. Điều này cũng là một vấn đề đáng lo ngại.
Nài ra trên bao bì bánh còn không ghi rõ hạn sử dụng. Ngày sản xuất bánh được ghi từ ngày 1/8/2018 bằng mực đen rất mờ và có thể bị phai khi chạm vào. Tất cả chữ trên bánh đều được viết bằng tiếng Trung Giản thể nên có thể bỏ qua được giả thuyết trong lời quảng cáo của người bán hàng là bánh Trung thu nội địa Đài Loan. Vì Đài Loan là một quốc gia sử dụng tiếng Trung Phồn thể, nếu chiếc bánh này có nguồn gốc từ Đài Loan thật thì không có lí do gì nó lại mang trên mình những thông tin bằng tiếng Trung Giản thể được.
Toàn bộ thông tin của bánh được ghi ở mặt sau bằng tiếng Trung Quốc nhưng không có mã vạch sản phẩm
Nếu ai biết tiếng Trung có thể dễ dàng đọc được hạn sử dụng là 6 tháng kể từ ngày sản xuất. Theo các chuyên gia, một chiếc bánh Trung thu bình thường có chỉ có thể để được lâu nhất từ 2-3 tháng. Vậy mà chiếc bánh mini kia lại có hạn sử dụng tận 6 tháng. Có điều gì khác thường trong thành phần giúp chiếc bánh này lại có thể để được lâu như vậy? Một vấn đề vô cùng quan trọng đó là trên bao bì của bánh không có mã vạch sản phẩm, thông tin ghi trên bao bì có màu chữ và màu nền của bao bì không tương phản với nhau gây khó khăn cho người tiêu dùng khi đọc thông tin.
Hạn sử dụng của bánh rất mờ và có thể bị phai ngay khi vừa chạm vào
Theo Nghị định số 43/2017/NĐ-CP về nhãn hàng hóa của Chính phủ, màu sắc của chữ, chữ số, hình vẽ, hình ảnh, dấu hiệu, ký hiệu ghi trên nhãn hàng hóa phải rõ ràng. Đối với những nội dung bắt buộc theo quy định thì chữ, chữ số phải có màu tương phản với màu nền của nhãn hàng hóa. Hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam mà trên nhãn chưa thể hiện hoặc thể hiện chưa đủ những nội dung bắt buộc bằng tiếng Việt thì phải có nhãn phụ thể hiện những nội dung bắt buộc bằng tiếng Việt và giữ nguyên nhãn gốc của hàng hóa. Nội dung ghi bằng tiếng Việt phải tương ứng với nội dung ghi trên nhãn gốc. Hàng hóa được nhập khẩu để lưu thông tại Việt Nam thì ghi tên và địa chỉ của tổ chức, cá nhân sản xuất và ghi tên, địa chỉ của tổ chức, cá nhân nhập khẩu. Từ những quy định trên, có thể thấy rằng bánh Trung thu mini này không đáp ứng đủ yêu cầu của chính phủ về nhãn hàng hóa.
Trong vai một người muốn mua hàng, phóng viên tìm đến chị M.T (Bắc Từ Liêm, Hà Nội) - một người bán bánh Trung thu mini nội địa Trung Quốc. Chị khẳng định sản phẩm của mình chuẩn 100% là bánh Trung Quốc nội địa, ăn rất nn và nhiều người muốn mua. Sau khi ngỏ ý muôn lấy sỉ, chị rất vui vẻ chia sẻ: "Chị trộn cho em các vị để em ăn thử xem có nn không? Có 2 loại bánh là 100g và mini 40g. Bánh này nhập cũng đã 80.000 đồng/kg rồi nhưng chị lấy được số lượng lớn nên giá rẻ. Chị chỉ lấy em 60.000 đồng/kg thôi. Ở đây, chị trộn cho em đủ các vị hoa quả, nhưng khi bán hàng mình cũng chỉ pha đại khái thôi vì người mua không thể biết hết được là có những vị gì. Đây là bánh trung thu nội địa Trung Quốc nhưng nhiều chỗ gọi lái sang là hàng Đài Loan. Vì Đài Loan và Trung Quốc có khác gì nhau đâu". Nài ra chị còn nói thêm nếu lấy về bán với số lượng nhiều hơn 5kg, khách sĩ sẽ được mua với giá 50.000 đồng/kg.
Khi được hỏi về cách thức nhập bánh, chị M.T không ngần ngại chia sẻ: "Có một chị làm nguồn lấy từ bên Trung Quốc về rồi bọn chị lấy lại của chị đó. Mua cũng được giá gốc luôn mà mình đỡ phải sang bên kia lấy hàng, vừa mất công mà giá cũng chẳng rẻ hơn là bao. Bọn chị lấy vào, giá các vị bánh đều bằng nhau nhưng nếu khách muốn lấy một kg vị trộn các loại thì phải tính thêm tiền. Nói chung là bánh của bọn chị rất đảm bảo. Em cứ yên tâm ăn và giới thiệu cho mọi người".
Một chiếc bánh sau khi được cắt ra
Bạn Trần Thị Ngà - sinh viên Học viện Báo chí và Tuyên truyền - có một vài chia sẻ sau khi ăn bánh Trung thu mini Trung Quốc: "Bánh có vị thơm của mứt hoa quả và không bị ngọt quá như các loại bánh Trung thu truyền thống. Nói chung bánh rất dễ ăn. Tuy nhiên, mình sẽ chọn mua bánh Trung thu truyền thống thay vì bánh Trung thu này vì nó không đảm bảo về chất lượng". Bạn Doãn Đăng Huy - sinh viên khoa Phát thanh - Truyền hình, Học viện Báo chí và Tuyên truyền - đưa ra một số quan điểm khác: "Khi ăn bánh mình có cảm nhận rất lạ. Miếng bánh đầu tiên có cảm giác vị mứt át vị bánh. Nhưng khi nhai được một lúc lại có cảm giác vị vỏ bánh lấn át vị mứt. Vỏ bánh quá mỏng nên gây cảm giác như đó là do nướng mứt quá lâu làm cho mứt ở nài bị cháy và tạo thành vỏ bánh. Khi ăn mình cảm thấy bánh giống như một loại kẹo to. Hình thức bánh không được đẹp mắt. Mình vẫn thích bánh Trung thu truyền thống hơn".
Một kg bánh được khá nhiều
Có thể thấy, trước mắt đây là một loại bánh không đủ tiêu chuẩn về nhãn hàng vì chưa đảm bảo đủ các nguyên tắc Chính phủ quy định trên bao bì sản phẩm. Tuy nhiên giá thành của bánh khá rẻ và vị của bánh mới lạ nên được rất nhiều người tiêu dùng lựa chọn. Một mặt hàng không có giấy tờ đầy đủ, chất lượng không biết đã đảm bảo hay chưa, đồng thời hạn sử dụng không rõ ràng, liệu có nên tiếp tục được lưu hành? Hãy trở thành một người tiêu dùng thông thái để có thể bảo vệ sức khỏe cho chính bản thân cũng như gia đình của bạn.
Chu Linh
Cùng chuyên mục
Bình luận