Báo chí đang trở thành diễn đàn lớn góp phần vào xây dựng sự nghiệp giáo dục


(Sóng trẻ) – Ngày 16/11 tại hội trường Học viện Thanh thiếu niên Việt Nam diễn ra lễ trao giải báo chí toàn quốc “Vì sự nghiệp giáo dục Việt Nam” năm 2019. Đây là năm thứ hai mùa giải được tổ chức. Chương trình được truyền hình trực tiếp trên VTV2, do Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) chủ trì phối hợp với Ban Tuyên giáo Trung ương, Bộ Thông tin và Truyền thông, Hội Nhà báo Việt Nam và Báo Giáo dục và Thời đại (GD&ĐT).

Chương trình diễn ra nhằm tôn vinh, trao giải cho các tác giả có tác phẩm báo chí xuất sắc, về các tập thể cá nhân có đóng góp cho sự nghiệp giáo dục. Đồng thời phát hiện, tri ân cá nhân, tập thể tiêu biểu trong thi đua đổi mới hoạt động dạy và học.

Tham gia lễ trao giải có sự góp mặt của ông Phùng Xuân Nhạ - Uỷ viên Ban chấp hành Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT); ông Phùng Khánh Tài – Phó Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; ông Hồ Quang Lợi – Phó Chủ tịch thường trực Hội Nhà báo Việt Nam, Phó Trưởng ban Chỉ đạo Giải Báo chí toàn quốc, Chủ tịch Hội đồng Chung khảo; ông Vũ Minh Đức – Chủ tịch Công đoàn Giáo dục Việt Nam; ông Trần Thanh Lâm – Vụ Trưởng Vụ Báo chí - Xuất bản (Ban Tuyên giáo Trung ương); ông Triệu Ngọc Lâm – Tổng Biên tập báo GD&TĐ, Trưởng ban tổ chức; ông Nguyễn Văn Hiếu – Phó Cục trưởng Cục Báo chí (Bộ Thông tin & Truyền thông) cùng nhiều lãnh đạo đại diện các ban, bộ, ngành và các cơ quan thông tấn báo chí. Đặc biệt là các nhà báo, cơ quan báo chí có tác phẩm đạt giải tại Giải Báo chí toàn quốc.

Phát biểu khai mạc tại buổi lễ trao giải, ông Triệu Ngọc Lâm ghi nhận sự vượt trội về số lượng sản phẩm: “Sau 6 tháng phát động, ban tổ chức đã nhận được gần 1000 bài tham dự giải ở cả 4 loại hình: báo in, báo điện tử, phát thanh và truyền hình. Với sự tham gia đông đảo của các cơ quan báo chí từ trung ương đến địa phương ở khắp mọi vùng miền trên đất nước”.

94c1037d0_anh1_bc.jpg


Ông Triệu Ngọc Lâm phát biểu khai mạc buổi lễ

Hội đồng Sơ khảo đã lựa chọn được 71 tác phẩm nổi trội về đề tài, nội dung, hình thức thể hiện vào chấm vòng chung khảo bao gồm 18 tác phẩm báo in, 16 tác phẩm báo điện tử, 18 tác phẩm phát thanh và 19 tác phầm truyền hình. Các thành viên trong Hội đồng Chung khảo đã thống nhất 100% trao giải cho 44 tác phẩm xuất sắc nhất của 4 loại hình. Nhiều tác phẩm được đầu tư công phu và ghi dấu ấn về sự dấn thân của tác giả trong tác nghiệp. Đề tài được khai thác phong phú ở cả mảng điển hình đóng góp tích cực cho sự nghiệp giáo dục và phân tích mổ xẻ những vấn đề nóng của ngành giáo dục.

Tại buổi lễ, các phóng sự giới thiệu và tổng kết Giải được công chiếu trước toàn bộ khán giả tham dự để ghi nhận những chặng đường đã qua của mùa giải. Theo các nhà báo được mời làm giám khảo, Giải năm nay đã có sự lan tỏa mạnh mẽ, sâu rộng trong đội ngũ những người làm báo chuyên và không chuyên. Nhiều người làm báo trên khắp mọi miền tổ quốc đã quan tâm nhiều hơn đến ngành giáo dục, góp phần cổ vũ, động viên rất lớn để khích lệ đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý của ngành, ra sức thi đua trong công cuộc đổi mới giáo dục.

Ban tổ chức quyết định trao 01 giải Nhất, 02 giải Nhì, 03 giải Ba và 05 giải khuyến khích cho mỗi loại hình. Đây là minh chứng rõ nét cho sự cố gắng, nỗ lực, dấn thân vào những nơi khó khăn nhất như vùng biên cương, núi cao hay các đảo tiền tiêu xa xôi để quay những thước phim quý, chụp những bức hình đẹp góp phần làm nên các tư liệu chất lượng cho “đứa con tinh thần” tham dự giải.

94c1037d0_anh2_bc.jpg


Ban tổ chức trao giải Đặc biệt cho VOV2 Đài tiếng nói Việt Nam với tác phẩm “Chuyện về những người thầy thắp lửa”

94c1037d0_anh3_bc.jpg


Ông Phùng Xuân Nhạ trao giải Nhất cho 4 tác phẩm: Tự chủ Đại học – Xu thế cần nhân rộng (Báo Nhân dân); Hành trình 30 năm thay đổi số phận cho trẻ bụi đời (Báo điện tử Vietnamnet); Chuyện về những người thầy thắp lửa (VOV2 Đài tiếng nói Việt Nam); Lớp học trên Nóc Ông Ruộng (Ban Khoa Giáo – Truyền hình Việt Nam)

94c1037d0_anh4_bc.jpg


Các tác phẩm đạt giải Ba

94c1037d0_anh5_bc.jpg


Các tác phẩm đạt giải Khuyến Khích

Bên cạnh giải tôn vinh tác phẩm, ban tổ chức còn trao giải Nhân vật tiêu biểu trong tác phẩm cho hai nhân vật ấn tượng: thầy Lưu Văn Hóa (trong tác phẩm “Lớp học trên Nóc Ông Ruộng”) và cô giáo Kim Thị Minh (trong tác phẩm“Chuyện về những người thầy thắp lửa”).

c3526b311_anh6_bc.jpg


Hai nhân vật ấn tượng của giải Báo chí toàn quốc – Vì sự nghiệp giáo dục Việt Nam 2019

Nhận định về vai trò của báo chí trong công tác giáo dục, Bộ Trưởng Bộ GD&ĐT Phùng Xuân Nhạ khẳng định: “Những thông tin về giáo dục được phản ánh đầy đủ, kịp thời trên báo chí đã giúp cho chủ trương, chính sách mới và các hoạt động của ngành đến được với đồng bào đông đảo trên cả nước. Báo chí đã trở thành diễn đàn để giáo viên và cán bộ giáo dục cùng toàn thể các nhà khoa học, học sinh, sinh viên được tham gia vào quá trình xây dựng và hoàn thành chính sách giáo dục”. 

c3526b311_anh_cuoi.jpg


Ông Phùng Xuân Nhạ phát biểu bế mạc buổi lễ

Giải thưởng là động lực quan trọng thúc đẩy các nhà báo phấn đấu nhiều hơn nữa cho sự nghiệp báo chí nói chung và báo chí vì sự nghiệp giáo dục nói riêng. Thành công của mùa giải năm nay cho thấy vai trò của báo chí đối với sự nghiệp giáo dục và vai trò đặc biệt quan trọng của giáo dục và đào tạo với công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Kết thúc mùa giải năm nay, Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Phùng Xuân Nhạ chính thức phát động Giải Báo chí toàn quốc “Vì sự nghiệp giáo dục Việt Nam” năm 2020. Đại diện cho ngành giáo dục, Bộ trưởng cũng mong muốn trong những năm tiếp theo, Giải Báo chí sẽ thu hút ngày càng nhiều sự quan tâm của các cơ quan báo chí để kịp thời ghi nhận toàn diện hơn nền giáo dục nước nhà.
                                                                Hoa Lệ - Như Quỳnh



Cùng chuyên mục

Đừng bỏ lỡ
Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Tin nổi bật3 ngày trước

(Sóng trẻ) - Nhiều trường học trên cả nước đã tổ chức các hoạt động thiết thực nhằm hướng tới Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, tạo không khí thi đua phấn khởi cho học sinh, sinh viên và đội ngũ nhà giáo.

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Tin nổi bật3 ngày trước

(Sóng trẻ) - 94 năm qua, Mặt trận Thống nhất Việt Nam đã trở thành biểu tượng của sức mạnh đoàn kết toàn dân tộc, góp phần quan trọng trong sự nghiệp giải phóng, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

Tin nổi bật4 ngày trước

(Sóng trẻ) - Ra đời vào năm 1950, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam (Vietnam Union of Friendship Organizations - VUFO) đã góp phần to lớn trong việc xây dựng và phát triển mối quan hệ hữu nghị, hợp tác với các quốc gia và tổ chức quốc tế.

XEM THÊM TIN

SỰ KIỆN NỔI BẬT

TIN ẢNH

XEM NHIỀU NHẤT

TIN NỔI BẬT

DIỄN ĐÀN