Báo mạng điện tử: Lớn mạnh nhờ những ưu thế vượt trội
(Sóng trẻ) - Báo mạng điện tử gồm nhiều công cụ truyền thống đó là: văn bản, hình ảnh tĩnh, đồ họa, âm thanh, hình ảnh động và gần đây nhất là các chương trình tương tác. Vì vậy báo điện tử được xem như biểu tượng điển hình của truyền thông đa phương tiện, ngày càng có nhiều người sử dụng.
Theo một khảo sát gần 70% người Mỹ cho biết: “Báo chí truyền thống không phản ánh đầy đủ và gần một nửa đang chuyển sang Internet để lấy tin tức”. Đó chính là động lực khiến các tờ báo giấy không thể cưỡng lại xu thế điện tử hóa, cũng phải lập tức triển khai phiên bản điện tử. Những năm gần đây, thời đại của máy vi tính phát triển và tạo ra cuộc cách mạng bùng nổ thông tin trên toàn cầu, thành tựu mà nó đạt được tạo nên bước nặt trong ngành Báo chí. Tuy tuổi đời của báo mạng mới chỉ dừng lại trên chục năm so với lịch sử hàng trăm năm của báo chí. Nhờ những ưu thế vượt mà báo mạng ngày càng thu hút được đông đảo lượng độc giả.
Vào những năm cuối của thập kỉ 80, Web được Tim Perners Lee – nhà vật lí của Viện nghiên cứu hạt nhân châu Âu cùng cộng sự của ông là Robert Caililau đề xuất tiến hành nghiên cứu. Năm 1991 người dùng được nhận bản thử nghiệm đầu tiên và từ đó cuộc cách mạng Internet bùng nổ. Năm 1993, Khoa báo chí Đại học Florida – Mỹ tung ra tờ báo Internet đầu tiên.
Báo mạng điện tử gồm nhiều công cụ truyền thống đó là: văn bản, hình ảnh tĩnh, đồ họa, âm thanh, hình ảnh động và gần đây nhất là các chương trình tương tác. Vì vậy báo điện tử được xem như biểu tượng điển hình của truyền thông đa phương tiện, ngày càng có nhiều người sử dụng.
Mạng Internet mang lại nhiều lợi ích cho người sử dụng như: hệ thống thư điện tử (Email), trò chuyện trực tiếp (Chat), các dịch vụ thương mại và chuyển ngân, các dịch vụ về y tế, giáo dục. Sản phẩm của truyền thông mạng rất đa dạng và phong phú bao gồm các trang thông tin điện tử, nhật kí điện tử, hộp thư điện tử, cổng thông tin điện tử, tờ báo điện tử.
Bằng công nghệ vi tính, đường truyền và các trang thiết bị kĩ thuật hiện đại sử dụng hệ thống mạng Internet đã được lắp đặt thì tốc độ phát hành và lan truyền thông tin của báo mạng rất nhanh chóng.
Trước đây độc giả phải chờ đến một thời điểm trong ngày để đọc một tờ báo In, hoặc chờ 1h nào đấy để xem một chương trình trên Tivi hay trên đài phát thanh Radio. Nay với sự phát triển của công nghệ Internet, báo mạng có thể đáp ứng nhu cầu thông tin của công chúng vào bất cứ thời điểm nào trong ngày qua kích chuột.
Thế mạnh của Báo mạng là khả năng tương tác nhiều chiều. Đó là sự tương tác hai chiều giữa công chúng và tòa soạn: người đọc đưa lên mạng những ý kiến, đóng góp của mình. Ngược lại phía tòa soạn nắm bắt tâm tư, nguyện vọng, thị hiếu của độc giả để có những điều chỉnh thích hợp. Với lợi thế nhanh, mạnh, sức chứa thông tin lớn, khả năng tương tác nhiều chiều giữa tòa soạn và bạn đọc, Báo điện tử đang chiếm ngôi của Báo giấy.
Với công nghệ Web 2.0 đang xuất hiện khắp nơi trên thế giới và tác động lớn đến thói quen duyệt Web của người sử dụng. Web 2.0 còn được gọi là mạng xã hội hay tờ báo công dân. Web 2.0 cho phép mọi người có thể đưa lên mạng bất cứ thông tin gì. Với số lượng người tham gia rất lớn, đến một mức độ nào đó qua sang lọc thông tin càng trở nên vô cùng giá trị.
Hiện nay đứng trước khối lượng khổng lồ thông tin trên các tờ báo mạng mang nhiều màu sắc chính trị khác nhau, nhiều khuynh hướng khác nhau, nên họ rơi vào bế tắc về lượng thông tin mà mình đưa ra. Các nước trên thế giới sẵn sang nhập cuộc vào thương mại điện tử, bởi nó sẽ đem lại cho các doanh nghiệp một nguồn lợi nhuận khổng lồ, Internet phát triển mạnh sẽ là động lực thúc đẩy sự tăng trưởng buôn bán trên phạm vi toàn cầu…
Trần Thị Báu
Truyền hình k32a2
Cùng chuyên mục
Bình luận