Ca trù - tiếng lòng xưa giữa chốn thị thành

(Sóng trẻ) - Giữa chốn đô thị phồn hoa tấp nập, giữa những chốn vui chơi đầy náo nhiệt và đông vui nơi phố cố, giữa những người khách du lịch nước nài ngược xuôi cùng người dân bản địa, đâu đó trên một con phố cổ lại có thứ giai điệu lạ lùng, vừa buồn thương nhưng vẫn da diết đến lạ kì. Ở đó chính là nơi Ca trù - món bảo vật dân gian gần như bị thất truyền - vẫn đang vang lên đầy kiêu hãnh.

Ca trù (hay còn gọi là Hát Ả đào) là một bộ môn nghệ thuật truyền thống ở phía Bắc. Loại hình nghệ thuật này là sự kết hợp giữa hát và các nhạc cụ dân tộc. Vào thế kỉ thứ 11, Ả đào là loại hình nghệ thuật thịnh hành dưới thời nhà Lý; sau đó nó được đổi tên thành Ca trù và vẫn tiếp tục phát triển dưới thời Lê. Đây là một loại ca đặc biệt thời bấy giờ. Có thể nói, Ca trù chính là sự phối hợp hết sức nhuần nhuyễn và đỉnh cao của thi ca và âm nhạc.

3ddd0634a_anh1.jpg
Ca trù cần sự phối hợp của thi ca và âm nhạc

Một chầu hát ca trù thường gồm ba người biểu diễn là: Ca nương, Nhạc công và Người thưởng nạn. Ca nương là người nữ ca sĩ (hay còn gọi là cô “Đào”) sử dụng bộ gõ phách lấy nhịp, Nhạc công (hay còn gọi là “Kép”) chơi đàn đáy phụ họa theo bài hát và Người thưởng nạn (hay còn gọi là “Quan viên”) sẽ là người chơi trống trầu chấm kết thúc câu và khen thưởng Ca nương. Ca nương và Nhạc công thường là những nghệ nhân được truyền dạy trong các gia đình có truyền thống về nghệ thuật. Đây là một môn nghệ thuật “cha truyền con nối” hầu như không truyền cho người nài. Trong khi đó, Quan viên thường là khán giả hay những vị quan lớn, những người am hiểu thi ca, nhạc phú sẽ dùng trống trầu để khen, chê cũng như khích lệ ca nương, giúp thính giả nhận biết được khúc hay trong bài hát. 

Ba nhạc cụ chính thường được chơi trong một chầu Ca trù là: Phách, Đàn đáy và Trống Trầu. Phách thường được làm từ gỗ hoặc tre, gồm một thanh gỗ và ba que phách. Thông thường với các nhạc cụ bộ gõ sẽ chỉ dùng hai que gõ thế nhưng trong Ca trù lại khác và que lớn được gọi là phách mẹ trong khi hai que nhỏ hơn được gọi là phách con. Khi Phách mẹ và Phách con chơi cùng nhau sẽ tạo ra những âm phách khác biệt nhau rất kì diệu. Trong Ca trù, Phách được coi như vị nhạc trưởng của canh diễn. Người Ca nương dùng phách để ứng đáp cùng giọng hát của mình. 

fb3c98cf9_anh2.jpg
Ca trù cần được bảo vệ khẩn cấp

Loại nhạc cụ thứ hai được sử dụng trong Ca trù chính là đàn đáy. Đàn đáy là một loại đàn có ba dây, gọi là đàn đáy nhưng chiếc đàn lại không có đáy. Chiếc đàn đáy này còn sở hữu một cần đàn rất dài (từ 1,57 mét tới 1.62 mét). Nó dường như là cây đàn có cần dài nhất thế giới và cũng nhờ vào đó mà đàn đáy có một kĩ thuật rất đặc biệt. Với những nhạc cụ dây thông thường, khi người chơi đặt ngón tay lên phía cao hơn của dây đàn, âm thanh cao hơn sẽ được phát ra. Thế nhưng ở đàn đáy lại có một quãng rất rộng, trong cùng một lần nhấn dây ta có thể tạo ra cả âm thanh cao và thấp. Đàn đáy do kép (nhạc công) chơi để phụ họa cho ca nương trong quá trình biểu diễn.

Và cuối cùng nhưng không thể thiếu đó chính là Trống Trầu. Vào thời xưa, những nghệ sĩ ca trù thường được những vị thính giả giàu có và có kiến thức rất uyên thâm về nhạc lý và thơ ca mời tới nhà biểu diễn. Họ còn có thể tự mình làm thơ và gửi tới cho ca nương để sau đó bài thơ sẽ được biểu diễn theo lối hát Ca trù mà không cần có sự chuẩn bị trước. Trước mỗi bài biểu diễn, người nghe sẽ nghe thấy ba tiếng: “Tong, Tong, Tong” phát ra từ trống trầu. Nó có nghĩa là “Hãy đến đây và chơi cho tôi nghe.”. Không chỉ vậy, trong quá trình biểu diễn, quan viên (người chơi trống trầu) sẽ thỉnh thoảng gõ vào cạnh trống trầu hai tiếng “Chát, Chát”. Nó có nghĩa là lời tán thưởng: Người nghệ sĩ biểu diễn rất tốt!

Ca trù hiện là di sản văn hóa phi vật thể của thế giới. Ngày 1 tháng 10 năm 2009, tại kỳ họp lần thứ 4 của Ủy ban liên chính phủ Công ước UNESCO Bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể (từ ngày 28 tháng 9 tới ngày 2 tháng 10 năm 2009), ca trù đã được công nhận là di sản phi vật thể cần bảo vệ khẩn cấp. Đây là di sản văn hóa thế giới có vùng ảnh hưởng lớn nhất Việt Nam, trên hơn 15 tỉnh thành phía Bắc. Thế nhưng không ai biết rằng nó đã từng có thời gian gần như biến mất và thất truyền. Mặc dù đã có sự quan tâm của các cơ quan, tổ chức trong nước và nước nài, Ca trù vẫn đang là loại hình âm nhạc rất cần được thế hệ người dân Việt Nam cùng chung tay bảo vệ và gìn giữ. Ca trù chính là nét đẹp văn hóa, là một phần không thể thiếu của lịch sử nghệ thuật nước nhà.

Hà Bảo Khanh
Lớp Truyền hình K32A2
Ảnh: Giáo phường Ca trù Thăng Long

Cùng chuyên mục

Đừng bỏ lỡ
Bế mạc Hội báo toàn quốc năm 2024: Học viện Báo chí và Tuyên truyền đạt giải B Gian hàng trưng bày xuất sắc

Bế mạc Hội báo toàn quốc năm 2024: Học viện Báo chí và Tuyên truyền đạt giải B Gian hàng trưng bày xuất sắc

Tin nổi bật1 tháng trước

(Sóng trẻ) - Sáng 17/3/2024, tại TP Hồ Chí Minh, Hội Báo toàn quốc 2024 với chủ đề “Báo chí Việt Nam - Tiên phong, Đổi mới vì sự nghiệp cách mạng của Đảng và Nhân dân” đã bế mạc trọng thể.

Thời tiết Noel 2023: Miền Bắc chìm trong rét đậm, Trung và Nam Bộ khả năng có mưa lớn

Thời tiết Noel 2023: Miền Bắc chìm trong rét đậm, Trung và Nam Bộ khả năng có mưa lớn

Tin nổi bật4 tháng trước

(Sóng trẻ) - Trung tâm Dự báo Khí tượng Thuỷ văn Quốc gia dự báo thời tiết trong 10 ngày tới, từ đêm nay 17/12 đến ngày 27/12, cho các khu vực trên cả nước.

Chấp nhận ngủ lề đường "chờ mua iPhone 15"

Chấp nhận ngủ lề đường "chờ mua iPhone 15"

Tin nổi bật6 tháng trước

(Sóng trẻ) - Như thường lệ, thời điểm tháng 9 sẽ là lúc Apple - một tập đoàn công nghệ về ngành công nghệ thông tin lớn bậc nhất thế giới cho “trình làng” các sản phẩm mới nhất. Vào ngày 13/9, Apple đã cho ra mắt iPhone 15.

XEM THÊM TIN

SỰ KIỆN NỔI BẬT

TIN ẢNH

XEM NHIỀU NHẤT

TIN NỔI BẬT

DIỄN ĐÀN