Cầm biển xin việc giữa đường, có gì nhục nhã?

(Sóng trẻ) - Hành động mới đây nhất của người đàn ông cầm tấm biển “xin việc” để có tiền mua sữa cho con đã gây xôn xao dư luận. Liệu hành động đó có gì sai, có gì nhục?

Gần đây, dư luận xôn xao trước việc một thanh niên đứng ở đường cầm tấm biển: “Tôi vừa tốt nghiệp, tôi đã là bố. Tôi cần một công việc để mua sữa cho con. Bạn cần tuyển tôi”. Theo tìm hiểu, đó là tân cử nhân trường Đại học Điện lực Phùng Đức Ninh (Sinh năm 1990, quê Lương Tài, Bắc Ninh).

Sở dĩ cậu làm việc này vì ra trường thất nghiệp, vợ mới sinh con, gia đình bố mẹ già yếu nên cũng không hỗ trợ được nhiều. Gia đình 3 miệng ăn đều trông chờ vào bàn tay lao động của Ninh. 

Ngay khi hành động của Ninh được đăng tải trên các trang mạng xã hội cũng như báo chí, có một số ý kiến cho rằng hành động của Ninh là “nhục nhã” cho “tân cử nhân sức dài vai rộng”.

Nhiều người cho rằng Ninh “lười biếng”; vì Ninh năng lực chuyên môn “kém”, bởi Ninh “sĩ diện hão” với tấm bằng cử nhân…

1d9c3b955_tn.png


Phản ánh tình trạng thất nghiệp đáng báo động

Chẳng xa lạ gì, khi ở Việt Nam tình trạng thất nghiệp đáng báo động, tỉ lệ sinh viên, cử nhân ở các trường Đại học. Cao đẳng ra trường không tìm được  việc phù hợp, lương quá thấp không nuôi đủ bản thân và gia đình

Hành động này có gì đáng nhục, đáng xấu hổ?

Thứ nhất, nó không vi phạm luật lệ gì cả, không phạm pháp, còn về vấn đề đạo đức, anh ta đã biết tình cảnh khốn khó của mình, biết bản thân không nuôi nổi gia đình, không đủ tiền mua sữa, anh ta muốn ra đường để tìm một công việc phù hợp. Anh ta không cảm thấy xấu hổ vì hành động đó, tại sao người nài lại cảm thấy xấu hổ thay cho.

Thứ hai, liệu có bao nhiêu kẻ thất nghiệp, ăn không ngồi rồi, không dám dũng cảm đối diện với thực tế, đầu hàng số phận, ở nhà chỉ biết chê trách, kêu trời kêu đất rồi phán anh là “nhục”, là “đáng xấu hổ”
Xin hỏi mấy anh hùng bàn phím đó, các bạn đang làm gì, có dám dũng cảm đối mặt với cuộc sống như anh Ninh kia không?

Đó không phải là hành động “đớn hèn”, đó là quyết định mạnh mẽ. Và thật buồn nếu những sự khác biệt mới chớm nở đã bị công kích, những hành động tìm việc lương thiện mới xuất hiện đã bị phán xét là “nhục”.

Cần nhắc lại, Phùng Đức Ninh không xin ăn nên không thể đánh tráo khái niệm bằng việc dùng cụm từ “tân cử nhân sức dài vai rộng”. Ninh xin việc để lao động chân chính, kiếm tiền nuôi vợ con.

Câu hỏi đặt ra, ai mới là kẻ “nhục”, kẻ “hèn”? Người đứng đường giữa trưa nắng rát bỏng để xin việc nuôi vợ con hay những người ngồi điều hòa ẩn sau những nick name, những “bút danh” trên mạng để “tấn công” người khác đang trong cơn khốn khó?

Vũ Quỳnh Khánh Linh
Báo chí đa phương tiện K33

Cùng chuyên mục

Đừng bỏ lỡ
Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Tin nổi bật3 ngày trước

(Sóng trẻ) - Nhiều trường học trên cả nước đã tổ chức các hoạt động thiết thực nhằm hướng tới Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, tạo không khí thi đua phấn khởi cho học sinh, sinh viên và đội ngũ nhà giáo.

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Tin nổi bật3 ngày trước

(Sóng trẻ) - 94 năm qua, Mặt trận Thống nhất Việt Nam đã trở thành biểu tượng của sức mạnh đoàn kết toàn dân tộc, góp phần quan trọng trong sự nghiệp giải phóng, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

Tin nổi bật3 ngày trước

(Sóng trẻ) - Ra đời vào năm 1950, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam (Vietnam Union of Friendship Organizations - VUFO) đã góp phần to lớn trong việc xây dựng và phát triển mối quan hệ hữu nghị, hợp tác với các quốc gia và tổ chức quốc tế.

XEM THÊM TIN

SỰ KIỆN NỔI BẬT

TIN ẢNH

XEM NHIỀU NHẤT

TIN NỔI BẬT

DIỄN ĐÀN