Máy ảnh cổ - thú chơi "tiết kiệm" của dân yêu nhiếp ảnh
(Sóng trẻ) - Công nghệ phát triển cùng với việc ra đời máy ảnh kĩ thuật số đã tạo ra môi trường thuận lợi cho nghệ thuật nhiếp ảnh. Nhưng bên cạnh đó, những chiếc máy ảnh cổ với cách thức hoạt động “chậm chạp” và ghi lại những khoảnh khắc bằng tấm phim nhựa vẫn luôn giữ một vị trí quan trọng trong lòng những người yêu nhiếp ảnh.
Theo khảo sát, có hơn 20% số người được hỏi thích sử dụng máy ảnh phim. Số liệu này được đánh giá là khá cao. Điều này được lý giải một cách rõ ràng bởi máy số có tính tiện lợi cao, nắm bắt khoảnh khắc nhanh vì thế chúng ta sẽ không bị bỏ lỡ một giây phút nào. Bên cạnh đó, nguồn lưu trữ lại ổn định, đầu ra cũng nhanh gọn hơn rất nhiều so với máy phim. Ngược lại, để sử dụng được máy ảnh cổ, người dùng thường rất “lỉnh kỉnh” nào tay máy, tay phim. Và quan trọng hơn cả đó là họ phải hết sức cẩn thận trong việc rửa phim bởi chỉ cần một chút ánh sáng chiếu vào thì tất cả sẽ bị hỏng.
Thú chơi “tiết kiệm”
Thời gian trở lại đây, xu hướng máy ảnh cổ đang dần trở lại. Những chiếc máy ảnh cổ với các hãng nổi tiếng như Nikon, Canon, Pentax,… hay những chiếc máy ảnh lomo có thể chụp dưới nước với những màu sắc sặc sỡ bắt mắt, kích thước nhỏ gọn, dễ sử dụng đang xuất hiện nhiều hơn trên các gian hàng bán máy ảnh. Những cộng đồng “chơi” máy ảnh film cũng được thành lập, nơi các bạn chia sẻ kinh nghiệm cho nhau khi sử dụng máy.
Máy ảnh cổ không chỉ chụp đẹp mà hình thức bên nài còn rất “nghệ”
Máy lomo với nhiều màu sắc, có giá dưới 300 nghìn đồng
Nếu các bạn phải bỏ ra hàng chục triệu đồng để sắm những body ổn và lens cho máy kĩ thuật số thì đối với máy cổ hoàn toàn ngược lại. Giá của máy cổ rất vừa túi tiền với những bạn có chi phí chi tiêu hạn hẹp. Chỉ với 5 triệu đồng, các bạn đã có thể sở hữu một chiếc máy cổ “xịn). Lens của máy cổ còn rẻ hơn rất nhiều so với máy số và chỉ cần thêm một số thiết bị nhỏ, với chi thấp, lens cổ còn có thể lắp vào máy số và sử dụng một cách bình thường. Vì vậy, tiện ích của lens cổ là khá cao lại rất “kinh tế”.
Cái đẹp không "đại trà"
Bạn H - chủ cửa hàng Leng Keng bán máy phim khá nổi tiếng tại Hà Nội đã chia sẻ khi được hỏi tại sao lại thích sử dụng máy phim: “Phim có một cảm giác cổ điển mãi mãi mà tôi không thể cảm nhận được với kỹ thuật số. Tôi từng cố gắng sử dụng kỹ thuật số, và tôi thấy rằng mình dùng rất nhiều thời gian sau đó để làm cho chúng trông giống phim. Điều đó thật khổ sở, vì tại sao bạn không thể chụp luôn từ đầu bằng phim?” Tuy vậy, điều này cũng là lý do làm nhiều người cân nhắc khi chuyển sang máy phim.
Với những người yêu nghệ thuật, yêu cái đẹp thì từng bức ảnh, từng khuôn hình là vô cùng đắt giá. Máy ảnh cổ không phải như máy số, “cứ chụp đi rồi xấu cái nào xóa cái ý”. Theo khảo sát, trung bình mỗi cuộn phim cho vào máy ảnh có giá 65 nghìn đồng và mỗi lần rửa hoặc scan lên máy tính là 30 nghìn đồng cho một cho mỗi cuộn phim 36 tấm. Vì vậy, mỗi khi cầm máy ảnh lên là cả một sự tính toán kĩ lưỡng. Nó đắt không chỉ bởi tiền phim, tiền rửa ảnh mà còn bởi những khoảnh khắc nó chụp được là vô cùng quý giá. Nước ảnh cũng là thứ mà không loại máy móc nào có thể tạo ra được. Và càng ngày, xu hướng chỉnh màu ảnh lại càng có xu hướng thiên về màu máy phim.
Ảnh được chụp bằng máy cổ
Ảnh được chụp bằng máy cổ
Hiện đại hóa không đồng nghĩa với việc loại bỏ tất cả những thứ đã cũ, nhất là trong lĩnh vực văn hóa nghệ thuật. Dù với cách vận hành chậm chạp, dù có thể bỏ qua hàng vạn khoảnh khắc nhưng chiếc máy cổ với những tấm nhựa nâu vẫn luôn giữ được nét riêng. Máy ảnh cổ đã và sẽ luôn là “ký ức sống” với nghệ thuật nhiếp ảnh.
Vũ Trần Quỳnh Anh
Truyền hình K32A2
(ảnh: Internet)
Cùng chuyên mục
Bình luận