Câu chuyện “sai lâu thành đúng” trên con đường đẹp nhất Thủ đô

(Sóng trẻ) - Đường Thanh niên- một trong những con đường đẹp nhất Hà Nội và cũng là một trong những địa điểm thường xuyên được các bạn trẻ và khách du lịch đến tham quan hiện nay lại đang vướng phải những điểm trừ hết sức vô lý.

e69e4950e_capture.jpg
Đường Thanh niên

Đường Thanh Niên, cắt ngang qua hồ Tây và hồ Trúc Bạch, nối từ đường Yên Phụ tới phố Quán Thánh, là tên mới đặt cho đường Cổ Ngư sau khi được cải tạo và mở rộng năm 1960. Dài gần một cây số, gắn liền với hình ảnh của Hà Nội và là địa điểm có 2 địa danh lịch sử nổi tiếng là chùa Trấn Quốc và đền Quán Thánh, đường Thanh Niên thường xuyên là điểm dừng chân của một lượng lớn khách du lịch và là địa điểm vui chơi ưu thích của người dân Hà Nội. Tuy nhiên, có rất nhiều bất cập đang tiếp diễn tại đây trong nhiều năm mà chưa có dấu hiệu cải thiện.

Ngổn ngang rác thải

Với mật độ khách tham quan đông cả trong nước lẫn quốc tế nhưng dọc hai bên đường tuyệt nhiên không hề xuất hiện bóng dáng của thùng rác công cộng. Rác được vứt ngổn ngang theo dọc đường đi và được các chủ quán nước “liệng” trực tiếp xuống hồ. Vào những ngày oi bức, đi dọc phần đường cho người đi bộ sẽ dễ dàng bắt gặp hình ảnh của những đống rác, vỏ dừa, lon nước ngọt, que kem v.v… vứt ngổn ngang gây cảm giác rất khó chịu. 

Chị Nguyễn Thi Thúy (24t, nhân viên kinh doanh) cho biết: “Mình và bạn bè cuối tuần thường ra đây ăn kem, nhưng ăn xong không có chỗ vứt đành phải vừa cầm rác trên tay vừa nói chuyện. Đến khi ra về mới tìm được chỗ có thùng rác trên đường để vứt”. Tuy nhiên, không phải ai cũng kiên nhẫn được như chị. Được hỏi về vấn đề này, cô Tâm (một người dân sống gần đây) cho hay: “Ôi dào, ban đầu cô cũng để ý tìm thùng rác nhưng không có thì vứt đấy chứ biết làm sao. Ai chả thế!”. 

Chiếm ghế đá công để kinh doanh

 Vào khoảng 5h30 đến 6h tối, các hàng nước bắt đầu rải ghế nhựa, đồ hàng để bắt đầu buôn bán. Không chỉ lấn chiếm một khoảng lớn đường dành cho người đi bộ, họ còn thản nhiên “sở hữu” luôn những chiếc ghế đá công cộng xung quanh đó làm cơ sở buôn bán. Được đặt ven bờ hồ làm chỗ dừng chân cho khách bộ hành nay ghế đá nghiễm nhiên trở thành tài sản riêng của những cô/dì bán nước. Những vỏ dừa hay chai nước không được đặt lên một góc ghế ám chỉ rằng: “chỉ-khi-anh-mua-nước-của-tôi-mới-được-ngồi”.

e69e4950e_capture2.jpg
Dấu hiệu đánh dấu “quyền sở hữu” của các chủ hảng nước

Kỳ lạ thay, mọi người cũng mặc nhiên “chấp hành” theo mà không hề có phản ứng. Phỏng vấn anh Nguyễn Quốc Đạt (28t) về vấn đề này, anh cho biết: “Hầu hết mọi người ra đây đều nhằm mục đích tập thể dục hoăc dạo mát, vui chơi là chính, đi tìm kiếm sự thư thái, vui vẻ nên không ai muốn dây vào cãi lý với họ (chủ quán nước) làm gì”. Chị Lê Thị Hà, chủ một của hàng ăn nhanh gần đó cho biết thêm: “Hầu hết bọn họ đều có “bảo kê” cả rồi, đố ai dám tranh chỗ hay than phiền gì. Động vào chỉ tổ rách việc!”

e69e4950e_capture3.jpg
Thái độ “khó chịu” của một chủ hàng nước khi bắt gặp ống kinh của pv

Quả thật, khi phóng viên tiến hành phỏng vấn những người dân xung quan và chĩa máy ảnh về phía hàng nước, họ bắt đầu tỏ thái độ hung hãn, lên tiếng cấm chụp ảnh, đe dọa và xả ra hàng loạt từ ngữ thiếu văn hóa. Có thể nói, chính vì điều đó mà người dân tại đây bao năm qua vẫn âm thầm chấp nhận. Bởi một lẽ dĩ nhiên, không ai muốn phiền phức và đơn giản, họ biết trong trường hợp này, họ cũng không thể dựa vào pháp luật để tìm quyền lợi chính đáng cho mình. Như một câu tục ngữ người Việt ai cũng từng nghe qua: “phép vua thua lệ làng”.

Với một đoạn đường chưa đến 1km, chỉ nhìn qua cũng đã thấy nhiều điều bất cập, từ rác thải cho đến ý thức của người dân. Tuy nhiên, với tình trạng kéo dài như vậy, lỗi không chỉ thuộc về người dân mà điều đáng lên tiếng hơn là trách nhiệm quản lý của các cơ quan chức năng. Vì lý do gì trên một đoạn đường đẹp, nằm ở khu vực trung tâm thủ đô, có vỉa hè và vườn hoa khá rộng mà không đặt nổi dăm chiếc thùng rác? Vì lý do gì các hàng nước tự phát vẫn thản nhiên kinh doanh và chiếm dụng cả ghế đá một cách ngang.

nhiên? Và vì lý do gì, điều đó vẫn tiếp diễn bao nhiêu năm qua mà không có sự vào cuộc của các cơ quan chức năng hay một dấu hiệu cải thiện? Câu trả lời, như bao năm qua, chắc còn phải đợi nhiều năm nữa… 

Harukachan

Cùng chuyên mục

Đừng bỏ lỡ
Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Tin nổi bật4 ngày trước

(Sóng trẻ) - Nhiều trường học trên cả nước đã tổ chức các hoạt động thiết thực nhằm hướng tới Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, tạo không khí thi đua phấn khởi cho học sinh, sinh viên và đội ngũ nhà giáo.

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Tin nổi bật4 ngày trước

(Sóng trẻ) - 94 năm qua, Mặt trận Thống nhất Việt Nam đã trở thành biểu tượng của sức mạnh đoàn kết toàn dân tộc, góp phần quan trọng trong sự nghiệp giải phóng, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

Tin nổi bật4 ngày trước

(Sóng trẻ) - Ra đời vào năm 1950, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam (Vietnam Union of Friendship Organizations - VUFO) đã góp phần to lớn trong việc xây dựng và phát triển mối quan hệ hữu nghị, hợp tác với các quốc gia và tổ chức quốc tế.

XEM THÊM TIN

SỰ KIỆN NỔI BẬT

TIN ẢNH

XEM NHIỀU NHẤT

TIN NỔI BẬT

DIỄN ĐÀN