Chính sách phát triển làng nghề Nón truyền thống trong thời kỳ hội nhập

(Sóng trẻ) - Suốt hơn 3 thế kỷ qua, nón lá là một trong những nét đẹp văn hóa Việt được người dân làng Chuông (Huyện Thanh Oai, Hà Nội) giữ gìn và phát huy những giá trị cao quý. Trong thời kỳ hội nhập, sự phát triển của các làng nghề truyền thống góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở vùng nông thôn, đặc biêt tận dụng được lao động nông nhàn. 

PV đã có dịp trao đổi với ông Lê Văn Tân – cán bộ địa phương thôn Tân Dân 1 – nơi có gần 100% hộ dân tham gia sản xuất nón lá tại làng Chuông để biết thêm những chính sách phát triển làng nghề nón truyền thống trong thời kỳ hội nhập hiện nay. 

894364999_abc.jpg
 
Ông Lê Văn Tân nhiệt tình chia sẻ với PV về những trăn trở đối với hoạt động sản xuất nón lá tại làng Chuông

PV: Chào ông, ông có thể cho biết sự hình thành của làng Chuông và đến nay có khoảng bao nhiêu hộ dân tham gia sản xuất, kiếm thu nhập từ sản phẩm nón lá tại địa phương mình? 

Ông Lê Văn Tân
: Tôi làm cán bộ địa phương ở đây được 5 năm. Làng nón Chuông có ở đây từ lâu đời, người dân ở đây ít ai biết được ông tổ của nghề nón là ai, chỉ nghe tổ tiên kể lại thì những chiếc nón đã ra đời và gắn bó với vùng quê nơi đây từ lâu. Trước đây, địa phương này là một vùng đồng bằng châu thổ Sông Hồng, hàng trăm năm nay, người dân địa phương tại đây vẫn lưu giữ những nét đẹp văn hóa truyền thống của hình ảnh chiếc nón lá. Đến nay, gần như 100% hộ dân đều tham gia sản xuất nón lá. Một số hộ dân xem đây là nghề chính để phát triển kinh tế, kinh doanh các sản phẩm nón với nhiều mẫu mã đa dạng, còn một số khác lại làm nón như một công việc để tận dụng khoảng thời gian nhàn rỗi của người nông dân. Có những cụ già 90 – 95 tuổi vẫn ngồi đan nón, trẻ em đi học về hay đi đâu xa trở về quê hương vẫn có thể quây quần bên gia đình đan nón. 

PV: Với thực tế hoạt động sản xuất nón lá tại làng Chuông hiện nay, theo ông, quy trình làm nón tại thời điểm này có thay đổi so với trước đây hay không ? 

Ông Lê Văn Tân
: Các công đoạn làm nón chủ yếu làm bằng tay, hiện vẫn chưa có công cụ máy móc hiện đại nào thay thế, chính vì vây, so với ngày xưa thì quy trình sản xuất nón lá vẫn giữ nguyên, không có quá nhiều những thay đổi. Cũng chính vì vậy mà người dân làng Chuông luôn tự hào giữ gìn được những giá trị truyền thống văn hóa từ những mẫu sản phẩm nón lá mà họ làm nên từ chính đôi bàn tay của mình. 

PV: Theo ông, việc sản xuất nón lá của các hộ dân thường gặp phải những khó khăn gì? Chính quyền địa phương đã có những hỗ trợ như thế nào đối với các hỗ dân trong việc giải quyết các khó khăn đó? 

Ông Lê Văn Tân
: Theo tôi, vấn đề khó khăn mà người dân gặp phải là vấn đề về thị trường và nguồn nguyên liệu. Thị trường thu mua nón lá không phải là một thị trường hấp dẫn để phát triển kinh tế, địa phương cũng chưa có những chính sách gì mới để đảm bảo thị trường ổn định và thu hút sự quan tâm của người mua đến mặt hàng nón lá tại đây. Người dân làm nón chủ yếu bán cho những người thu mua ngay tại đây, một số hộ dân đứng ra thu mua và bán ra thị trường. Bên cạnh đó thì một số nguồn nguyên liệu phải thu mua từ các tỉnh khác như: Lá mua ở Nghệ An, Thanh Hóa, mua các loại vòng ở Vĩnh Phúc,… chính vì vậy đôi khi cũng có những phụ thuộc vào nguồn nguyên liệu, thời tiết, làm giảm đi năng suất lao động của người dân. Về vấn đề này, chắc chắn địa phương cũng có những kế hoạch nhất định từ phía cấp trên, tuy nhiên, vẫn chưa có những chính sách gì đến với từng hộ dân. 

PV: Để đảm bảo được sự phát triển bền vững của làng nghề, chính sách về kinh tế là hết sức quan trọng. Ông đánh giá như thế nào về mức độ tiêu thụ sản phẩm trên thị trường và thu nhập của người dân làng nghề? 

Ông Lê Văn Tân
: Thị trường tiêu thụ sản phẩm nón lá Làng Chuông  hầu như ở tất cả các tỉnh thành, chủ yếu ở Hà Nội, Hải Phòng và có cả các tỉnh miền Nam. Bên cạnh đó, nón lá làng Chuông cũng có mặt tại rất nhiều sự kiện biểu diễn, các lễ hội thời trang… Mặc dù vậy, thu nhập từ sản phẩm nón lá không phải là nguồn thu nhập cao, chính vì vậy người dân làm nón ở đây chủ yếu là độ tuổi trung niên đến về già, hoặc trẻ em, còn đối với thanh niên trong làng, họ có nhiều nghề khác nhau để kiếm một nguồn thu nhập tốt hơn như thợ mộc, thợ xây, đi làm ở các tỉnh hoặc nước nài. Chính quyền địa phương, các cấp lãnh đạo ban đầu cũng có những kế hoạch nhất định để đảm bảo sự phát triển kinh tế bền vững, tuy nhiên chúng tôi vẫn chưa có những thông tin chi tiết để phổ biến đến với người dân, bản thân tôi cũng mong muốn cấp trên có thể đưa ra những chính sách phù hợp giúp người dân phát triển kinh tế, gắn bó hơn với làng nghề. 

PV: Trong quá trình hội nhập hiện nay, giữ vững các làng nghề truyền thống như nón lá làng Chuông là hết sức cần thiết. Theo ông, địa phương cần có những chính sách hỗ trợ nào để đào tạo nghề, truyền nghề cũng như xúc tiến thương mại và xây dựng thương hiệu làng nghề? 

Ông Lê Văn Tân
: Cái nghề làm nón ở làng Chuông chủ yếu là cha truyền con nối, hầu như những đứa trẻ, thanh thiếu niên  từ nhỏ đã gắn liền với chiếc nón lá. Hoạt động đào tạo nghề hay truyền nghề ở đây chủ yếu trong gia đình. Vấn đề xây dựng thương hiệu làng nghề thì làng Chuông từ bao đời nay đã nổi tiếng với sản phẩm nón lá, nhắc đến Chuông là nhắc đến đa dạng các mẫu nón. Mỗi chiếc nón có giá từ 20.000 VNĐ đến 150.000 VNĐ, người dân có thể tranh thủ thêm khoảng thời gian nông nhàn để kiếm thêm thu nhập. Trong thời kỳ hội nhập, qua các diễn đàn thời trang, qua hình ảnh người phụ nữ Việt Nam trong tà áo dài và chiếc nón lá thì sản phẩm của làng Chuông có thể đến gần hơn với bạn bè quốc tế. 

Địa phương chúng tôi cũng có khá nhiều những chính sách để đưa nón lá trở thành sản phẩm phổ biến không chỉ ở nhiều tỉnh thành cả nước mà còn để các quốc gia khác biết đến. Tôi tin tưởng rằng những giá trị văn hóa truyền thống sẽ luôn được gìn giữ theo thời gian. 

PV: Với tư cách là cán bộ địa phương, nơi có gần 100% hộ dân tham gia sản xuất nón lá, ông có những đề xuất và mong muốn gì với sự phát triển của làng Chuông? 

Ông Lê Văn Tân: Bản thân tôi rất mong muốn sản phẩm nón lá được phổ biến rộng rãi hơn. Hy vọng địa phương có thể tạo cơ hội để các doanh nghiệp, tổ chức đầu tư không chỉ để phát triển thị trường mà còn quảng bá sản phẩm bằng các hoạt động tham quan du lịch, du khách có thể trải nghiệm làm nón lá ngay tại làng Chuông mỗi khi có dịp ghé qua. Bằng những hoạt động như vậy, tôi tin  chắc rằng hình ảnh nón lá và các giá trị văn hóa truyền thống sẽ tiếp tục được lưu giữ và phát triển hơn trong giai đoạn đất nước đang trên đà hội nhập mạnh mẽ như hiện nay. 

Rất cảm ơn ông về buổi trò chuyện ngày hôm nay, chúc ông luôn sức khỏe và tâm  huyết với công việc của mình!
                                                                                                                                                                   Phan Cúc

Cùng chuyên mục

Đừng bỏ lỡ
Bế mạc Hội báo toàn quốc năm 2024: Học viện Báo chí và Tuyên truyền đạt giải B Gian hàng trưng bày xuất sắc

Bế mạc Hội báo toàn quốc năm 2024: Học viện Báo chí và Tuyên truyền đạt giải B Gian hàng trưng bày xuất sắc

Tin nổi bật1 tháng trước

(Sóng trẻ) - Sáng 17/3/2024, tại TP Hồ Chí Minh, Hội Báo toàn quốc 2024 với chủ đề “Báo chí Việt Nam - Tiên phong, Đổi mới vì sự nghiệp cách mạng của Đảng và Nhân dân” đã bế mạc trọng thể.

Thời tiết Noel 2023: Miền Bắc chìm trong rét đậm, Trung và Nam Bộ khả năng có mưa lớn

Thời tiết Noel 2023: Miền Bắc chìm trong rét đậm, Trung và Nam Bộ khả năng có mưa lớn

Tin nổi bật3 tháng trước

(Sóng trẻ) - Trung tâm Dự báo Khí tượng Thuỷ văn Quốc gia dự báo thời tiết trong 10 ngày tới, từ đêm nay 17/12 đến ngày 27/12, cho các khu vực trên cả nước.

Chấp nhận ngủ lề đường "chờ mua iPhone 15"

Chấp nhận ngủ lề đường "chờ mua iPhone 15"

Tin nổi bật6 tháng trước

(Sóng trẻ) - Như thường lệ, thời điểm tháng 9 sẽ là lúc Apple - một tập đoàn công nghệ về ngành công nghệ thông tin lớn bậc nhất thế giới cho “trình làng” các sản phẩm mới nhất. Vào ngày 13/9, Apple đã cho ra mắt iPhone 15.

XEM THÊM TIN

SỰ KIỆN NỔI BẬT

TIN ẢNH

XEM NHIỀU NHẤT

TIN NỔI BẬT

DIỄN ĐÀN