Chữ Thái cổ “hồi sinh” trên đất Phủ Quỳ

(Sóng trẻ)-Nài trang phục và các phong tục tập quán truyền thống đặc sắc, chữ Thái cổ là một nét đẹp văn hóa của dân tộc Thái.  Thế nhưng, cùng với dòng chảy thời gian, nhiều giá trị truyền thống, nhiều lớp trầm tích xưa cũ đang dần mất đi. Xót xa khi thấy nét văn hóa đặc sắc đó có nguy cơ mai một, nhiều người yêu văn hóa dân tộc ở vùng đất Phủ Quỳ - Nghệ An ( Quỳ Hợp, Quỳ Châu, Quế Phong)  đã mở những lớp học chữ Thái cổ, truyền dạy chữ  viết của dân tộc cho những người đam mê văn hóa và mong muốn lưu giữ những nét đẹp truyền thống của dân tộc.

Dân tộc Thái vốn được coi là cộng đồng có bề dày lịch sử cùng một kho tàng văn hóa đặc sắc, trong đó có chữ Thái cổ. Những bạn trẻ dân tộc Thái ngày nay chắc cũng không còn biết đến chữ viết của dân tộc mình nữa. Và dần dần nếu không được phát triển có thể bị mất đi mãi mãi một nét văn hóa dân tộc đẹp đẽ. Bởi vì điều đó nên nhiều lớp học và câu lạc bộ chữ Thái cổ ra đời ở vùng đất Phủ Quỳ, thu hút được nhiều người theo học như : Câu lạc bộ chữ Thái xã Châu Cường (Quỳ Hợp, Nghệ An), lớp học chữ Thái ở xã Châu Hạnh ( Quỳ Châu – Nghệ An)  đã có hàng trăm người dân hào hứng đến lớp, cho thấy chữ Thái có sức sống và đang được hồi sinh.

cf7aa534f_anh_1_2.jpg

Giảng viên say sưa trên lớp học chữ Thái cổ

Các lớp học và câu lạc bộ  duy trì hoạt động bằng việc chú trọng vào việc dạy và học chữ Thái Lai – Tay ở Quỳ Hợp và chữ Tai Yo ở Quỳ Châu. Chữ Thái hệ Lai - Tay là hệ chữ Thái cổ có nguồn gốc lâu đời và được sử dụng phổ biến cho tất cả các loại văn bản hành chính trong xã hội Thái phong kiến ở Mường Ham (Quỳ Hợp, Nghệ An) thời xưa. Khi được học về chữ Thái cổ hệ Lai - Tay, Tai Yo các học viên có thể đọc và hiểu được các văn bản chữ Thái cổ, trong gia đình, họ tộc… Cùng song song với đó là các hoạt động gián tiếp cũng được quan tâm để phát triển cho phù hợp tuỳ theo những điều kiện cụ thể trong hoàn cảnh mới. Nài mở các lớp học, những người giảng dạy chữ Thái cổ còn tìm tòi những câu ca dao, tục ngữ, truyền thuyết để dịch và lưu giữ lại những nét đẹp văn hóa này khỏi sự mai một của thời gian.

cf7aa534f_anh_2_2.jpg

Chữ Thái cổ hồi sinh bởi tình yêu chữ của người dạy và người học

Sự hồi sinh của chữ Thái cổ trong môi trường cuộc sống cộng đồng người dân bản địa đang lần lượt đánh thức các giá trị di sản văn hoá phi vật thể, làm cho các giá trị này tiếp tục phục vụ cho mục tiêu phát triển bền vững của cuộc sống hiện đại.
                                                                    Hà Thị Thảo
                                                                 Phát thanh k32

Cùng chuyên mục

Đừng bỏ lỡ
Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Tin nổi bật3 ngày trước

(Sóng trẻ) - Nhiều trường học trên cả nước đã tổ chức các hoạt động thiết thực nhằm hướng tới Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, tạo không khí thi đua phấn khởi cho học sinh, sinh viên và đội ngũ nhà giáo.

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Tin nổi bật4 ngày trước

(Sóng trẻ) - 94 năm qua, Mặt trận Thống nhất Việt Nam đã trở thành biểu tượng của sức mạnh đoàn kết toàn dân tộc, góp phần quan trọng trong sự nghiệp giải phóng, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

Tin nổi bật4 ngày trước

(Sóng trẻ) - Ra đời vào năm 1950, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam (Vietnam Union of Friendship Organizations - VUFO) đã góp phần to lớn trong việc xây dựng và phát triển mối quan hệ hữu nghị, hợp tác với các quốc gia và tổ chức quốc tế.

XEM THÊM TIN

SỰ KIỆN NỔI BẬT

TIN ẢNH

XEM NHIỀU NHẤT

TIN NỔI BẬT

DIỄN ĐÀN