Chủ tịch Hồ Chí Minh trọn tình vẹn nghĩa với thương binh, liệt sĩ

(Sóng trẻ) – Kỉ niệm 71 năm ngày Thương binh Liệt sĩ (27/07/1947 – 27/07/2018), cùng Sóng trẻ nhớ lại những câu nói, bức thư của Chủ tịch Hồ Chí Minh – người luôn dành những tình cảm đặc biệt dành cho thương binh, bệnh binh, liệt sĩ,  gia đình liệt sĩ, những người từng chịu nhiều hy sinh, mất mát trong chiến tranh. 

 

Trong thư gửi Ban Thường trực của Ban Tổ chức “Ngày Thương binh toàn quốc” ngày 27-7-1947, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã cho rằng: “Ngày 27-7 là một dịp cho đồng bào ta tỏ lòng hiếu nghĩa bác ái và tỏ lòng yêu mến thương binh.… Luôn luôn tin vào lòng nhường cơm sẻ áo của đồng bào, tôi chắc rằng “Ngày thương binh” sẽ có kết quả mỹ mãn. Tôi xin xung phong gửi một chiếc áo lót lụa mà chị em phụ nữ đã biếu tôi, một tháng lương của tôi, một bữa ăn của tôi và của các nhân viên tại Phủ Chủ tịch, cộng là một nghìn một trăm hai mươi bảy đồng (1.127,00)”.

 

Những lời động viên của Bác Hồ dành cho những thương binh và người nhà liệt sĩ luôn là động lực to lớn để họ vươn lên tiếp tục sống và cống hiến cho nước nhà. Trong thư gửi anh em thương binh và bệnh binh tháng 7-1948, Bác viết: “Chắc các đồng chí không khỏi phân vân. Nhưng các đồng chí nên một mặt nuôi lại sức khỏe, một mặt cố gắng học tập. Khi đã khôi phục sức khỏe, các đồng chí sẽ hăng hái tham gia công tác tăng gia sản xuất, để giúp ích cho Tổ quốc,.... Tôi cùng đồng bào luôn nhớ đến các đồng chí”.
 

Trong thư gửi cho đồng bào chiến sỹ Nam Bộ, Nam Trung Bộ ngày 23- 9- 1949, Người viết:“Hôm nay, cuộc kháng chiến oanh liệt ở Nam Bộ và Nam Trung Bộ vừa đúng hai năm. Tôi trân trọng thay mặt Chính phủ, và nhân dân toàn quốc nghiêng mình trước linh hồn các chiến sỹ và đồng bào đã hy sinh vì Tổ quốc. Tôi gửi lời an ủi tới những chiến sỹ và đồng bào bị thương, bị địch giam cầm hoặc đang bị khổ sở nơi địch chiếm đóng…”.
 

Không chỉ quan tâm đến những người chiến sĩ nài chiến trường, Chủ tịch Hồ Chí Minh vẫn luôn động viên những bà mẹ chiến sĩ, những người phụ nữ nơi hậu phương ngày đêm tiếp sức cho tiền tuyến. Trong thư gửi phụ nữ nhân ngày 8-3-1952, Bác viết:“… Tôi kính cẩn nghiêng mình trước linh hồn các nữ liệt sỹ đã hy sinh cho Tổ quốc. Tôi kính chào các bà mẹ có con trong bộ đội và các bà mẹ, cùng vợ con của liệt sỹ.”
 


Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn là người tiên phong trong các phong trào “Đền ơn đáp nghĩa”, Người luôn muốn những phong trào đó được nhân rộng trong cả nước. Trong thư gửi cụ Vũ Đình Tụng – Bộ trưởng Bộ Thương binh – Cựu binh ngày 27-7-1952, Người nhắc nhở:“Phải coi việc giúp đỡ thương binh, bệnh binh, gia đình liệt sỹ là nghĩa vụ chứ không phải là việc làm phúc…”

 
Trong cuộc đấu tranh cách mạng giải phóng dân tộc, giành độc lập, tự do cho đất nước của nhân dân ta có biết bao nhiêu chiến sỹ cộng sản, quần chúng cách mạng, yêu nước đã ngã xuống hy sinh nơi chiến trường khốc liệt để xây nên giang sơn gấm vóc hôm nay. Trong buổi lễ đặt vòng hoa ở Đài Liệt sĩ ở Ba Đình – Hà Nội ngày 31-12-1954, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định: “… Các liệt sỹ hy sinh, nhưng công trạng to lớn của các liệt sỹ đã ghi sâu vào lòng toàn dân và non sông đất nước. Các liệt sỹ đã hy sinh, nhưng chí khí dũng cảm của các liệt sỹ thấm nhuần vào tâm hồn của toàn quân và dân ta trong cuộc đấu tranh đặng giành hòa bình, thống nhất, độc lập và dân chủ trong nước.Máu nóng của các liệt sỹ đã nhuộm lá Quốc kỳ vẻ vang càng thêm thắm đỏ. Tiếng thơm của các liệt sỹ muôn đời lưu truyền sử xanh”.
 

Nhắc tới tình cảm của Bác Hồ với thương binh, liệt sĩ chắc chắn không thể không nhắc tới câu nói “Các chú tàn nhưng không phế”của Bác trong buổi đón giao thừa ở Trường Thương binh hỏng mắt Hà Nội năm 1956. Câu nói không chỉ là lời động viên đơn thuần mà như một lời khẳng định đanh thép về sức mạnh của người chiến sĩ bất khuất dù có khiếm khuyết nhưng vẫn sống cống hiến hết mình cho Tổ quốc.


 

Đạo lí “Uống nước nhớ nguồn – Ăn quả nhớ kẻ trồng cây” là một truyền thống được gìn giữ qua biết bao thế hệ của người dân Việt Nam. Đạo lí ấy được Chủ tịch Hồ Chí Minh nhắc tới trong diễn văn đọc tại lễ kỷ niệm 30 năm ngày thành lập Đảng (ngày 5-1-1960), đoạn nói về thương binh liệt sỹ, Bác Hồ đã nói:“… Ăn quả phải nhớ người trồng cây. Trong cuộc tưng bừng vui vẻ hôm nay, chúng ta phải nhớ đến những anh hùng, liệt sỹ của Đảng ta, của dân ta… Nhân dân ta đời đời ghi nhớ công ơn các liệt sỹ và chúng ta phải luôn luôn học tập tinh thần dũng cảm của các liệt sỹ để vượt tất cả khó khăn, gian khổ, hoàn thành sự nghiệp cách mạng mà các liệt sỹ chuyển lại cho chúng ta…”.

 

Trong thư gửi cụ Vũ Đình Tụng – Bộ trưởng Bộ Thương binh ngày 27-7-1956, Bác Hồ viết:“… Thương binh, bệnh binh, gia đình quân nhân và gia đình liệt sỹ là những người có công với Tổ quốc, với nhân dân. Cho nên bổn phận chúng ta là phải biết ơn, phải thương yêu và giúp đỡ họ”.

 

Cho đến tận cả lúc cuối đời, Chủ tịch Hồ Chí Minh vẫn luôn dành những sự quan tâm đặc biệt cho những người thương binh, bệnh binh, liệt sĩ và thân nhân liệt sĩ. Trong Di chúc thiêng liêng, Người đã căn dặn:“Đầu tiên là công việc đối với con người. Đối với những người đã dũng cảm hy sinh một phần xương máu của mình (cán bộ, binh sỹ, dân quân, du kích, than niên xung phong …), Đảng, Chính phủ và đồng bào ta phải tìm mọi cách làm cho họ có nơi ăn chốn ở yên ổn, đồng thời phải mở những lớp dạy nghề thích hợp với mỗi người để họ có thể dần dần “tự lực cánh sinh”.Đối với các liệt sỹ, thì mỗi địa phương (thành phố, làng, xã) cần xây dựng vườn hoa và bia kỷ niệm ghi sự hy sinh anh dũng của các liệt sĩ, để đời đời giáo dục tinh thần yêu nước cho nhân dân ta. Đối với cha mẹ, vợ con (của thương binh, liệt sỹ) mà thiếu sức lao động và túng thiếu thì chính quyền địa phương (nếu ở nông thôn thì chính quyền cùng Hợp tác xã nông nghiệp) phải giúp đỡ họ có công ăn việc làm thích hợp, quyết không để họ bị đói rét”.

Bài và thiết kế: Đàm Công Bắc

Cùng chuyên mục

Đừng bỏ lỡ
Bế mạc Hội báo toàn quốc năm 2024: Học viện Báo chí và Tuyên truyền đạt giải B Gian hàng trưng bày xuất sắc

Bế mạc Hội báo toàn quốc năm 2024: Học viện Báo chí và Tuyên truyền đạt giải B Gian hàng trưng bày xuất sắc

Tin nổi bật1 tháng trước

(Sóng trẻ) - Sáng 17/3/2024, tại TP Hồ Chí Minh, Hội Báo toàn quốc 2024 với chủ đề “Báo chí Việt Nam - Tiên phong, Đổi mới vì sự nghiệp cách mạng của Đảng và Nhân dân” đã bế mạc trọng thể.

Thời tiết Noel 2023: Miền Bắc chìm trong rét đậm, Trung và Nam Bộ khả năng có mưa lớn

Thời tiết Noel 2023: Miền Bắc chìm trong rét đậm, Trung và Nam Bộ khả năng có mưa lớn

Tin nổi bật4 tháng trước

(Sóng trẻ) - Trung tâm Dự báo Khí tượng Thuỷ văn Quốc gia dự báo thời tiết trong 10 ngày tới, từ đêm nay 17/12 đến ngày 27/12, cho các khu vực trên cả nước.

Chấp nhận ngủ lề đường "chờ mua iPhone 15"

Chấp nhận ngủ lề đường "chờ mua iPhone 15"

Tin nổi bật7 tháng trước

(Sóng trẻ) - Như thường lệ, thời điểm tháng 9 sẽ là lúc Apple - một tập đoàn công nghệ về ngành công nghệ thông tin lớn bậc nhất thế giới cho “trình làng” các sản phẩm mới nhất. Vào ngày 13/9, Apple đã cho ra mắt iPhone 15.

XEM THÊM TIN

SỰ KIỆN NỔI BẬT

TIN ẢNH

XEM NHIỀU NHẤT

TIN NỔI BẬT

DIỄN ĐÀN