Chuyện của một người cầm bút

(Sóng trẻ) - Bản lĩnh, kỹ năng, đạo đức… đã đủ làm nên một nhà báo tài năng? Muốn bước chân vào làng báo chí chuyên nghiệp, người làm báo hôm nay còn cần đến những yếu tố nào? Những chia sẻ sau đây của Nhà báo Nguyễn Bá Quỳnh Anh hiện đang công tác tại Báo Bưu Điện Việt Nam có lẽ sẽ đem đến phần nào đáp án cho những ai thực sự trăn trở với câu hỏi nêu trên.

Gắn bó với nghề báo đã lâu, anh có thể chia sẻ về lý do khiến anh chọn nghề này làm công việc gắn bó suốt đời?

Cũng là cái duyên, gia đình nhà tôi có hai người chú làm báo. Các chú nói rất nhiều về nghề, họ truyền “lửa” cho tôi và từ đó tôi đã yêu nghề báo lúc nào không biết nữa.

Yêu nghề báo, nhưng anh có bao giờ nghĩ rằng mình sẽ trở thành một nhà báo không?

Không! Chưa bao giờ tôi nghĩ mình sẽ trở thành nhà báo. Trước kia tôi chỉ thích kinh doanh. 

Nhưng, càng lớn, tôi càng bị tác động bởi người thân. Tình yêu, sự đam mê với nghề báo cứ lớn dần và rồi tôi quyết định đi theo tiếng gọi của con tim mình. Bạn nghĩ xem, nếu không yêu nghề, làm sao ta có thể sống chung với nó?

de014449c_hoc.jpg

Nếu không yêu nghề, làm sao ta có thể sống chung với nó?

Vốn không có mong muốn gắn bó với nghề báo, vậy trong quá trình công tác, anh có gặp phải khó khăn gì không và đâu là khó khăn lớn nhất?

Khó khăn thì nhiều lắm. Nhưng có lẽ khó khăn lớn nhất chính là việc nhiều người không hiểu công việc của mình, gây cản trở khi tác nghiệp. Họ sợ nhà báo, bởi cứ nhà báo đến là họ nghĩ rằng mình có điều gì làm sai. Mấy lần tôi đã bị đuổi khỏi hiện trường, thu máy ảnh.

Nói như vậy không có hàm ý phủ nhận sự trân trọng của xã hội đối với nghề báo. Nhưng đâu đó, tôi nghĩ vẫn có những người chưa thực sự hiểu công việc mình đang làm. Đó vừa là khó khăn mà cũng là điều đáng buồn. Buồn vì cái nghề của mình như là nghề làm dâu trăm họ, suốt đời chỉ mong phục vụ nhu cầu thông tin cho xã hội, ấy vậy mà vẫn có nhiều người chưa hiểu, chưa cảm thông, thậm chí còn hiểu lầm. Buồn nữa là vì băn khoăn, phải chăng  nghiệp báo của mình, ở một góc độ nào đó, vẫn là một nỗi “phiền nhiễu” với dân chúng?

Vậy theo anh, điều gì làm cho số ít dư luận hiện nay hiểu nhầm về báo chí?

Có nhiều nguyên nhân lắm. Bạn chắc cũng đã nghe nhiều đến những cụm từ  như: báo lá cải, báo giật gân, câu  khách.  Đó! Lý do là ở đó. Nài ra còn vì lối làm báo úp mở, lợi dụng nghề nghiệp để chuộc lợi, “ăn tiền” của doanh nghiệp, cá nhân, quảng cáo  một cách trá hình…

Tất nhiên, lối làm báo đó không phải là sự điển hình trong làng báo chí Việt Nam nhưng, chúng ta cần thẳng thắn nhìn nhận rằng: đó là một thực trạng có thật và đang trở nên phổ biến. 

de014449c_bao.jpg

Báo lá cải đang nổi lên như một hiện tượng đáng để những người cầm bút hôm nay phải trăn trở

Xét ở góc độ cá nhân, anh có bao giờ nghĩ đến việc quảng bá và đánh bóng tên tuổi của mình hay tư lợi điều gì từ việc cầm bút hay không?

Có chứ! Mong muốn được nổi tiếng là chính đáng, nhưng không phải bằng cách "đánh bóng"! Tôi thích được nổi tiếng dựa trên những tác phẩm mang tầm ý nghĩa xã hội. Hay, nói đúng hơn, tôi thích tác phẩm của nổi tiếng hơn là chính bản thân tôi.

Còn tư lợi ư? Chắc là có. Ai chẳng từng mong nghề mà mình làm sẽ có chút lợi ích cho cuộc sống riêng tư? Nhưng, nếu một khi thực sự đã là một kẻ lao động chân chính thì dù làm ở bất kỳ lĩnh vực, ngành nghề gì, con người ta cũng hiểu được, niềm vui khi được đóng góp sức mình cho xã hội chính là lợi ích lớn nhất mà công việc. Đối với nghề báo, cơ hội ấy càng rộng mở. Một người làm báo đích thực, có lẽ sẽ chẳng bao giờ vơi cạn bút mực trong cuộc chiến làm thay đổi bộ mặt xã hội theo chiều tích cực.

Nếu không vì tư lợi thì theo anh, đối với nghề báo, làm thế nào để người làm báo duy trì được lửa nghề?

Chính là những tác phẩm của mình khi được đăng, được bạn đọc đón nhận và hơn nữa là được các cấp liên quan để ý.

Chắc bạn cũng hiểu, khi một tác phẩm báo chí được đăng tải, sức mạnh của nó lớn đến nhường nào. Về điều đó, chắc có lẽ không phải là thứ cần phải bàn cãi!

de014449c_baohjh.jpg

Sức mạnh của người làm báo chính là những tác phẩm được dư luận quan tâm

Ở cương vị là một nhà báo chuyên nghiệp, theo anh, đâu là phẩm chất quan trọng làm nên một nhà báo tài năng?

Yếu tố đầu tiên và có tính quyết định lớn nhất đến thành công của mỗi nhà báo, theo tôi đó phải là tính kiên trì. Bởi không phải ai học báo mà đã ra viết báo tốt.

Khi mới ra trường, tôi đã từng phải rèn luyện hết sức cực khổ, thậm chí không một đồng lương. Những lúc như thế, nếu người nào bỏ cuộc, không kiên trì thì không bao giờ trở thành nhà báo được.

Bên cạnh đó còn phải kể đến sự sáng tạo trong lúc triển khai đề tài. Mỗi người đều có hướng đi riêng, cách khai thác thông tin riêng. Trên cùng một đề tài, người nào chọn được lối tiếp cận riêng, độc đáo người đó mới là người thành công, độc giả cần họ. 

Vậy, anh nghĩ sao khi  rất nhiều người không được đào tạo báo chí lại tham gia vào hoạt động trong lĩnh vực này? Đó có phải vì khả năng trời phú?

Làm báo hiện nay không phải người nào học văn, nói giỏi là có thể làm tốt nghề báo. Nghề báo là sự tổng hợp rất nhiều yếu tố. Báo chí là sự bao quát toàn xã hội, tất cả các ngành, các nghề đòi hỏi nhà báo phải có chuyên môn tốt. Ví như viết về công nghệ thông tin, không phải học báo ra là có thể viết tốt mảng này. Cho nên, phần lớn những người viết mảng công nghệ thông tin chủ yếu là phóng viên được đào tạo từ những trường công nghệ thông tin ra. Các lĩnh vực như văn hóa, ô tô, xe máy, quân sự cũng tương tự...

Tôi xem hiện tượng bạn vừa nói là hết sức bình thường. Đó cơ bản không phải là do năng lực trời phú, mà xuất phát từ khả năng, kiến thức cũng như bản lĩnh của  mỗi người. Còn một thứ rất quan trọng người làm báo cần có chính là tình yêu và lòng đam  mê. Nghề này nõ nghiệt ngã mà kén người lắm, những ai không thực sự ham thích nó, sớm muộn gì rồi cũng rời bỏ “cuộc chơi”!

Với riêng anh, nếu được chọn lại, anh có tiếp tục chọn nghề báo không?

Chân thành mà nói, có lẽ nếu cho tôi một cơ hội để bắt đầu lại mọi thứ, tôi sẽ không chọn nghề báo. Nhưng biết làm sao được khi  mình đã chót yêu và chọn nó làm con đường theo đuổi?

Xin chân thành cảm ơn anh! Chúc anh sức khỏe và công tác tốt!

Nguyễn Thị Hằng

Lớp: Báo mạng điện tử K.31

Cùng chuyên mục

Đừng bỏ lỡ
Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Tin nổi bật4 ngày trước

(Sóng trẻ) - Nhiều trường học trên cả nước đã tổ chức các hoạt động thiết thực nhằm hướng tới Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, tạo không khí thi đua phấn khởi cho học sinh, sinh viên và đội ngũ nhà giáo.

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Tin nổi bật4 ngày trước

(Sóng trẻ) - 94 năm qua, Mặt trận Thống nhất Việt Nam đã trở thành biểu tượng của sức mạnh đoàn kết toàn dân tộc, góp phần quan trọng trong sự nghiệp giải phóng, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

Tin nổi bật4 ngày trước

(Sóng trẻ) - Ra đời vào năm 1950, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam (Vietnam Union of Friendship Organizations - VUFO) đã góp phần to lớn trong việc xây dựng và phát triển mối quan hệ hữu nghị, hợp tác với các quốc gia và tổ chức quốc tế.

XEM THÊM TIN

SỰ KIỆN NỔI BẬT

TIN ẢNH

XEM NHIỀU NHẤT

TIN NỔI BẬT

DIỄN ĐÀN