Chuyện đi trực của sinh viên Y

(Sóng trẻ) - Sinh viên chính quy Đại học Y Hà Nội từ giữa năm 3 bắt đầu làm quen với  việc đi trực tại các bệnh viện. Công việc trực vất vả nhưng đem lại cho sinh viên y những kiến thức và bài học thực tế cần thiết.

Để thi đỗ vào trường y, đòi hỏi mỗi sĩ tử phải có quá trình học nỗ lực hết sức. Theo học tại ngành này còn khắc nghiệt hơn so với việc ôn thi thời cấp ba. Nài việc tiếp thu lượng kiến thức “khổng lồ”, sinh viên y còn phải tham gia trực như một hình thức học thực hành. 

Những ca trực xuyên đêm

Có hai loại trực bao gồm trực nội và trực nại. Trong một ca trực nại cấp cứu, sinh viên làm những việc như nhận bệnh nhân, tiến hành sơ cứu, khám bệnh nhân, tham gia phụ mổ cùng các thầy. Việc cần làm của sinh viên khi trực nội chủ yếu là theo dõi bệnh nhân, vận chuyển xét nghiệm, nhận bệnh nhân mới vào khoa. Thông thường trực nại sẽ vất vả hơn vì phải trực tiếp cấp cứu.

Một tua trực nại gồm 6 người, tua trực nội thì số người tùy theo khoa, nhiều việc thì 2 sinh viên năm ba, 1 sinh viên năm tư, năm năm. Trong tua trực buộc có sinh viên năm tư, năm năm để chỉ đạo.

Sinh viên không được chọn bệnh viện mà phải chấp hành theo sự sắp xếp của nhà trường. Trực nại ở các bệnh viện như Việt Đức, Xanh – Pôn, bệnh viện Đại học Y. Trực nội ở bệnh viện Bạch Mai.

df05360cc_23113724_1268805859932050_887686641_n.jpg

Sinh viên đại học Y Hà Nội tại một buổi họp sau thời gian trực tại bệnh viện Xanh Pôn.

Bạn Phạm Quốc Vượng, sinh viên năm ba Đại học Y Hà Nội chia sẻ về ca trực tại bệnh viện Bạch Mai của mình: “ Học ở trường mới chỉ là lí thuyết. Mình đi thực tế tại bệnh viện để được hướng dẫn thêm. Mình tự hào khi được nhận trách nhiệm giúp đỡ bệnh nhân. Đôi khi có những trục trặc nhỏ và bọn mình luôn phải đặt tính mạng bệnh nhân lên trên hết. ”

Việc học xen lẫn với đi trực đòi hỏi sinh viên sắp xếp thời gian học và ôn thi, đi trực cho hợp lí. Thời gian trực một ca tùy theo từng viện. Thông thường một ca trực đêm là 12 tiếng. Tại bệnh viện Việt Đức, một ca trực đêm chia thành 2 phiên, một phiên từ 6 giờ tối hôm trước đến 3 giờ sáng hôm sau. Phiên còn lại từ 3 giờ sáng đến 6 giờ sáng. Một tuần sinh viên sẽ trực các ca tối. Thứ bảy, chủ nhật thường có ca trực cả ngày. Tại bệnh viện có phòng nghỉ và bếp ăn dành cho các điều dưỡng nghỉ sau ca trực.

Chấp nhận mệt mỏi để thu về kiến thức

Thức trắng đêm cho một tua trực đủ làm sinh viên cảm thấy mệt mỏi. Nhưng nhiều sinh viên y muốn tham gia trực tăng cường để bổ sung kiến thức lâm sàng cho mình. Nài kiến thức lí thuyết học ở trường, những ca trực chính là cơ hội tốt để sinh viên y thực hành các kĩ năng.

Phạm Thị Hương Trà, sinh viên năm 2 đại học Y Hà Nội xin đi trực tăng cường ngay đầu năm hai. Tại khoa Thần kinh bệnh viện Việt Đức, Trà làm điều dưỡng tại tua trực có 4 người. Trong tua, Trà là người trẻ nhất, còn lại đều là anh chị khóa trên hoặc người đã đi làm. Có nhiều kỉ niệm khi trực như Làm chưa được việc bị trưởng tua mắng hay việc tiếp xúc với nhiều kiểu bệnh nhân và người nhà bệnh nhân với những đòi hỏi khác nhau. Thậm chí những trường hợp cấp cứu bị nhiễm HIV. Chỉ sau khi xét nghiệm máu mới biết. Thế nên khi đi trực không chỉ đảm bảo sức khỏe của bệnh nhân mà hết sức cẩn thận trong quá trình làm việc để trách những sai sót ảnh hưởng đến chính bệnh nhân cũng như người trực.

Sinh viên đại học Y Hà Nội đi trực theo lịch của nhà trường sẽ không được nhận công. Với trường hợp sinh viên trực tăng cường, trực ca đêm sẽ nhận công từ 20000 đến 50000 nghìn đồng. Trực ca ngày không có công. Dù vậy, sinh viên y vẫn tích cực trưc. Càng thực hành nhiều tay nghề càng nâng cao. Mỗi ca trực là một cơ hội thực thế để rèn nghề, rèn bản lĩnh.
Trà chia sẻ: “Đi trực cho mình thêm kinh nghiệm. Có những ngày đi trực về mệt lắm, có khi ngủ li bì cả buổi sau trực. Nhưng mình luôn mong muốn đi trực vì đó là cơ hội thực hành nghề cho mình.”

Trường Y đào tạo cử nhân bác sĩ trong 6 năm, dài hơn so với những ngành học khác từ 1 đến 2 năm. Sinh viên Y không chỉ vượt qua nỗi sợ hãi khi vào phòng xác, tiếp xúc với phoóc môn mà còn phải làm quen với việc đi trực. Những tua trực là những trải nghiệm cần thiết mà mỗi sinh viên đều phải trải qua để có thể trở thành bác sĩ lành nghề.

Hồng Ánh

Cùng chuyên mục

Đừng bỏ lỡ
Bế mạc Hội báo toàn quốc năm 2024: Học viện Báo chí và Tuyên truyền đạt giải B Gian hàng trưng bày xuất sắc

Bế mạc Hội báo toàn quốc năm 2024: Học viện Báo chí và Tuyên truyền đạt giải B Gian hàng trưng bày xuất sắc

Tin nổi bật1 tháng trước

(Sóng trẻ) - Sáng 17/3/2024, tại TP Hồ Chí Minh, Hội Báo toàn quốc 2024 với chủ đề “Báo chí Việt Nam - Tiên phong, Đổi mới vì sự nghiệp cách mạng của Đảng và Nhân dân” đã bế mạc trọng thể.

Thời tiết Noel 2023: Miền Bắc chìm trong rét đậm, Trung và Nam Bộ khả năng có mưa lớn

Thời tiết Noel 2023: Miền Bắc chìm trong rét đậm, Trung và Nam Bộ khả năng có mưa lớn

Tin nổi bật4 tháng trước

(Sóng trẻ) - Trung tâm Dự báo Khí tượng Thuỷ văn Quốc gia dự báo thời tiết trong 10 ngày tới, từ đêm nay 17/12 đến ngày 27/12, cho các khu vực trên cả nước.

Chấp nhận ngủ lề đường "chờ mua iPhone 15"

Chấp nhận ngủ lề đường "chờ mua iPhone 15"

Tin nổi bật7 tháng trước

(Sóng trẻ) - Như thường lệ, thời điểm tháng 9 sẽ là lúc Apple - một tập đoàn công nghệ về ngành công nghệ thông tin lớn bậc nhất thế giới cho “trình làng” các sản phẩm mới nhất. Vào ngày 13/9, Apple đã cho ra mắt iPhone 15.

XEM THÊM TIN

SỰ KIỆN NỔI BẬT

TIN ẢNH

XEM NHIỀU NHẤT

TIN NỔI BẬT

DIỄN ĐÀN