Chuyên gia hàng đầu về truyền thông chia sẻ bài học trong nghề
(Sóng trẻ) – Sáng ngày 6/8, Học viện Báo chí và Tuyên truyền tổ chức tọa đàm “Thách thức sáng tạo trong truyền thông đối với giới trẻ” tại Hội trường D, tầng 10, nhà A1 với sự tham gia của các diễn giả là những chuyên gia hàng đầu về truyền thông ở Việt Nam. Tại tọa đàm, qua nhiều câu chuyện thú vị từ quá trình làm nghề, các diễn ra đưa ra những lời khuyên bổ ích cho các bạn sinh viên trong qua trình học tập cũng như hoạt động sau này.
Buổi tọa đàm “Thách thức sáng tạo trong truyền thông đối với giới trẻ” nằm trong chuỗi hoạt động Bồi dưỡng chuyên môn giảng viên về báo chí truyền thông do Học viện Báo chí và Tuyên truyền tổ chức. Đây là sự kiện độc đáo khi tạo ra một không gian trao đổi cởi mở, gần gũi với sự tham gia của ba nhóm đối tượng bao gồm nhóm chuyên gia – những người thực hành nghề với nhiều trải nghiệm, nhóm giảng viên – những nhà nghiên cứu chuyên sâu và nhóm sinh viên – những bạn trẻ đầy sáng tạo, những nhà truyền thông tương lai.
Tọa đàm có sự tham gia của những diễn giả - những chuyên gia về truyền thông lớn tại Việt Nam: PGS.TS Đinh Thị Thúy Hằng, Nguyên Trưởng khoa đầu tiên Khoa Quan hệ công chúng và Quảng cáo, hiện là giảng viên cao cấp Học viện Báo chí và Tuyên truyền, kiêm Giám đốc Trung tâm Bồi dưỡng Nghiệp vụ Báo chí Hội Nhà báo Việt Nam (dẫn dắt chương trình); bà Nguyễn Hà Thành, Giám đốc Truyền thông Thương hiệu, Tập đoàn Viễn thông Quân đội Viettel; ông Trần Thanh Nam, chủ tịch HĐQT và CEO của Công ty Moca, một start up tiên phong trong thanh toán di động; ông Nguyễn Đình Thành; đồng sáng lập của công ty Elite PR School, Giám đốc điều hành tổ chức CSCI Indochina và ông Trần Hồng Ngọc, Giám đốc Sáng tạo, Tập đoàn Truyền thông Lê.
Các diễn giả của tọa đàm “Thách thức sáng tạo trong truyền thông đối với giới trẻ
Xuyên suốt buổi tọa đàm, các diễn giả đã giúp những người tham dự, đặc biệt là các bạn sinh viên hiểu rõ hơn về cách tìm kiếm, xây dựng và thực hiện ý tưởng sáng tạo. Đồng thời cung cấp thêm kiến thức và định hướng thái độ học tập, làm việc mà nhà tuyển dụng cần để các bạn tự thực hành ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường.
Bà Nguyễn Hà Thành chia sẻ: “Khi chúng ta có những nguồn lực hạn hẹp thì khả năng sáng tạo của chúng ta có thể thăng hoa. Trong mỗi con người, 90% là đang ngủ, nhờ những sức ép lớn thông qua việc đặt những yêu cầu cao hoặc rút bớt nguồn lực thì những tiềm năng mới được bộc lộ ra… Vì vậy, cần phải tự đặt ra sức ép, con người ta không có sức ép thì người ta sẽ lựa chọn những cách dễ dàng đẻ người ta lựa chọn…”
Bà Nguyễn Hà Thành chia sẻ tại tọa đàm
Đồng ý với nhận định trên, Giám đốc sáng tọa Tập đoàn truyền thông Lê, Trần Hồng Ngọc cho biết thêm về cách tìm cảm hứng sáng tạo của bản thân: “Tham gia nhiều dự án khác nhau, những dự án mới sẽ giúp sự sáng tạo của chúng ta được tự do thay vì lặp đi lặp lặp những hoạt động, những dự án quen thuộc… Tất cả những sự kiện, những hình ảnh, những câu chuyện từ khi chúng ta sinh ra cho đến bây giờ, cũng có thể là nguồn cảm hứng sáng tạo. Nguồn cảm hứng có ở khắp nơi quanh chúng ta, cái chúng ta cần đó là để ý, chịu khó quan sát, mở lòng mình nhiều hơn.”
Ông Trần Hồng Ngọc bày tỏ ý kiến cá nhân về cách tìm kiếm vá nuôi dưỡng sự sáng tạo
Nói về vấn đề này, với tư cách là chủ tịch HĐQT và CEO của một công ty start up tiên phong trong thanh toán di động, ông Nguyễn Thành Nam chia sẻ về sáng tạo khi làm truyền thông và khi xây dựng ý tưởng khởi nghiệp: “Sáng tạo để hình thành một start up, có cơ hội thành công trên thị trường là nó phải giải quyết một vấn đề, vấn đề có thật, tạo nên giá trị thật và người ta có nhu cầu thật… Khi làm thì không nên nghĩ đến lợi nhuận mà quan trọng là giải quyết trực tiếp vấn đề của mình… Với start up và cả trong sáng tạo thì có hai thử thách lớn là quá an toàn và quá liều lĩnh… Để làm tốt công việc của mình thì nài động lực, nài đam mê, tiền bạc, cộng sự thì chuyên môn sâu cũng là một cái vô cùng quan trọng.”
“Sáng tạo…phải giải quyết một vấn đề, vấn đề có thật, tạo nên giá trị thật và người ta có nhu cầu thật…” – ông Nguyễn Thành Nam bày tỏ quan điểm
Mở rộng vấn đề hơn của sự sáng tạo, tìm cội nguồn, gốc rễ của nó, ông Nguyễn Đình Thành đã có phần chia sẻ vô cùng tâm huyết với các bạn sinh viên: “Trước hết, bạn cần phải xác định được bản thân mình qua việc trẻ lời những câu hỏi: Ta là ai, ta đến trái đất này để làm gì? Ta có gì (mối quan hệ, tri thức, nguồn lực…)? Ta muốn gì? Ta làm như thế nào? Ta dùng phương tiện gì để thực hiện? Rồi xác định xem mình đang làm gì, đổi mới hay sáng tạo?”
“Đa phần chúng ta sẽ làm đổi mới chứ không làm sáng tạo. Đổi mới là làm cái gì đó nó khác (có thể là cách làm, khác về hiệu quả) thì là đỏi mới. Ngày hôm nay tốt hơn ngày hôm qua và ngày mai phải tốt hôm ngày hôm nay… Còn sáng tạo là làm phải lấy cái gì đang có, đang tồn tại, mọi sự sáng tạo để nhìn chúng ở những góc độ mới mà giải quyết. Ta bắt đầu từ sự tích lũy về mặt kiến thức rất lớn, nền tảng văn hóa phải dày để đầu tiên đổi mới sau đó mới nghĩ đến sự sáng tạo.” – vị Giám đốc điều hành tổ chức CSCI Indochina phân tích.
Giám đốc điều hành tổ chức CSCI Indochina tâm huyết chia sẻ những bài học về truyền thông và truyền cảm hứng cho các bạn sinh viên
Tham gia nhiều buổi giảng dạy và cũng là “khách quen” của Học viện Báo chí và Tuyên Truyền, ông Nguyễn Đình Thành luôn mong muốn có thể truyền cảm hứng học tập và làm việc tới các bạn sinh viên của trường. Tiếp tục chủ đề này, ông cho hay: “Sáng tạo phải có kỷ luật. Những người sáng tạo là những người kỷ luật, sáng tạo gắn với khắc kỷ. An toàn là kẻ thù của truyền thông, là kẻ thù của Marcom. Sáng tạo không đồng nghĩa với cảm hứng. Người Pro (Professional – người chuyên nghiệp) thì không cần đến cảm hứng, bất cứ lúc nào cũng có thể sáng tạo được, chỉ là 6 hay 7 hay 10 điểm mà thôi. Tức phải sáng tạo ngay cả khi không có cảm hứng. Sáng tạo không ngừng.”
Xen trong buổi tọa đàm là phần đặt câu hỏi của các bạn sinh viên và những diễn giả đã có nhiều giải đáp thú vị, giúp các bạn yên tâm hơn về hoạt động, công việc làm của mình trong tương lai.
Trước câu hỏi của một sinh viên về cách phân biệt thực sự giữa đổi mới và sáng tạo, các diễn giả khẳng định: Trong khi làm việc, không nhất thiết lúc nào cũng phải rạch ròi thế nào là đổi mới, thế nào là sáng tạo, miễn là nó hiệu quả vì dù sao cả hai cũng rất quan trọng.
Một câu hỏi khác về việc trải qua, đối mặt với thất bại, sai lầm, các diễn giả đồng quan điểm: Trước hết, bạn phải xây dựng hệ giá trị của bản thân, hiểu rõ mình, tin vào chính quyết định mình đưa ra và cứ dấn thân, cứ làm đi vì bạn còn trẻ thì có quyền sai thôi.
Về việc nhà tuyển dụng cần kinh nghiệm của một sinh viên mới ra trường thì phải làm thế nào, bà Nguyễn Hà Thành chia sẻ: “Với tư cách là doanh nghiệp, chúng tôi thuê các bạn về là để làm chứ không phải đào tạo. Ở Học viện Báo chí và Tuyên truyền, các bạn có thể tham gia các câu lạc bộ, rồi làm cộng tác viên ở các tòa soạn hay những công ty truyền thông… Quan trọng là các bạn phải tự trang bị kiến thức khi còn ở bốn năm đại học.”
Các sinh viên chăm chú lắng nghe chia sẻ từ các diễn giả.
Buổi tọa đàm thức sự là cơ hội để sinh viên có thể được lắng nghe những tư vấn từ các nhà tuyển dụng, những chuyên gia, đồng thời là những người thầy tư vấn chiến lược về cơ hội nghề nghiệp, cơ hội việc làm tương lai trong lĩnh vực báo chí truyền thông. Kết thúc sự kiện, các sinh viên đều cảm thấy phấn khởi về lượng kiến thức học hỏi được và những nguồn cảm hứng mạnh mẽ để phấn đấu nỗ lực.
Đắc Quang
Cùng chuyên mục
Bình luận