Cô sinh viên khuyết tật giàu nghị lực

(Sóng Trẻ) - “Em là người khuyết tật nhưng em giàu ước mơ, chị ạ!”- Chi vừa nói vừa nở nụ cười thật tươi. Nhìn em lúc này ít ai có thể nghĩ đó là một cô bé đã phải chịu đựng nhiều bất hạnh, đau đớn từ khi mới sinh ra.

Giữa sân kí túc xá nhà A1, Học viện Báo chí và Tuyên truyền, một cô bé vẫn ngày ngày ngồi trên chiếc xe lăn, ánh mắt rạng rỡ dõi theo các bạn sinh viên khác đến trường. Đó là Nguyễn Thùy Chi, sinh viên lớp Quản lí xã hội K30. Chi ngồi trên xe lăn và không thể tự di chuyển được nên có lẽ bạn sinh viên nào ở kí túc xá cũng dần quen thuộc với hình ảnh một cô bạn ngồi ở sân kí túc xá chờ các bạn trong lớp đến đưa đi học cùng.

Tôi tìm đến căn phòng nhỏ ở tầng 1 của khu nhà A1, Học viện BC&TT để gặp Chi. Khi tôi nói mong muốn được viết về em, Chi đã từ chối ngay: “Em không muốn nói về bản thân mình đâu. Em chưa là gì so với rất nhiều người khác giàu ý chí và nghị lực hơn”. Ẩn sau câu nói đó không chỉ là sự khiêm tốn mà còn là nỗi buồn của Chi khi phải nhắc lại quá khứ…

Bất hạnh từ khi mới sinh ra


Nguyễn Thùy Chi sinh năm 1990, tại phường Cốc Lều, thành phố Lào Cai. Khi chào đời, Chi bụ bẫm và khỏe mạnh như những đứa trẻ bình thường khác. Mãi đến tháng thứ 10, bố mẹ Chi mới thật sự cảm thấy lo lắng vì con mình vẫn chưa thể lẫy hay ngồi được. Chi được đưa đi khám ở khắp nơi. Khi đến Bệnh viện nhi Thụy Điển, các bác sĩ cho biết, Chi bị cứng cơ dây thần kinh số 7 - dây thần kinh vận động. Chi được nhiều bác sĩ chữa chạy nhưng mọi cố gắng đều không mang lại kết quả. Khuyết tật bẩm sinh có lẽ là nỗi bất hạnh đến với Thùy Chi ngay từ khi em mới lọt lòng. Lên 1 tuổi, Chi phải ngồi xe lăn và không thể nô đùa như các bạn khác. Chân tay co quắp khiến Chi vận động khó khăn và đau đớn.

alt


Thùy Chi say mê nghe giảng trên lớp.

Thế nhưng, nỗi bất hạnh chưa dừng lại ở đó. Năm Chi lên 3 tuổi, mẹ đã rời bỏ hai bố con để đi tìm hạnh phúc mới. Tôi tỏ ra e ngại khi hỏi em về bố mẹ. Chi nói rằng: mọi người đều ái ngại khi nhắc đến mẹ em, nhưng em không oán trách gì mẹ cả. Chi kể thêm rằng em rất thương bố vì bố em bị tổn thương do chất độc khi lao động nên bây giờ sức khỏe rất yếu. “Em đi học được như bây giờ là nhờ vào sự giúp đỡ của các bác gái, thầy cô và bạn bè. Nếu không có mọi người…” - Giọng Chi đến đây nghẹn ngào. Trong câu nói là cả một sự cảm kích của Chi với những người đã giúp đỡ em được đến trường.

“Em có nhiều ước mơ...”


Khi nói về con đường học tập của mình, trên nét mặt Chi lúc nào cũng ánh lên một nụ cười. Những nét buồn lo đã bị khuất lấp bởi sự lạc quan trong em. “Em khuyết tật nhưng em có một tâm hồn phong phú. Em biết mơ ước những điều tốt đẹp. Em luôn nỗ lực vì mơ ước của mình”. Chi chia sẻ, công việc học tập của em rất vất vả bởi em không thể tự đến trường như bao bạn khác. Ngày bé, ông bà nội thay nhau cõng em đi học. Đến khi vào cấp II, III, các bạn cùng lớp lại đến giúp đưa em đến trường. Chi cảm nhận, không phải chỉ mình mới vất vả mà tất cả bạn bè và gia đình đều vì em mà vất vả. Đó cũng chính là động lực lớn nhất để Chi phải cố gắng.

Việc học của Chi càng ngày càng khó khăn vì sức khỏe của em và cả điều kiện kinh tế eo hẹp của gia đình. Đã có lúc Chi nghĩ tới việc bỏ học. Kể về việc thi vào đại học, Chi cho biết: “Bác gái em ở trong Nam đã điện ra phản đối và khuyên em hãy cân nhắc hoàn cảnh gia đình và bản thân”. Lúc đó Chi đã thật sự muốn bỏ cuộc. Nhưng cô giáo Mai Thị Hiền - Phó hiệu trưởng trường THPT số 1 Lào Cai - nơi em học cấp III, đã động viên và đến tận Bộ GD - ĐT để xin cho em được thi. Không phụ sự giúp đỡ của cô, Chi đã cố gắng thi vào khoa Văn đại học KHXH&NV.



alt

Kì thi đại học của Chi cũng đặc biệt hơn các bạn thí sinh khác, có 3 giám thị trông thi, một giám thị quan sát chung, một giám thị đọc đề và ghi lại bài làm cho em, còn một giám thị thu âm và quay lại buổi thi. Chi được 17 điểm khối C và em trượt nguyện vọng 1 tại ĐH KHXH&NV, em đã được hướng dẫn để làm NV2 vào khoa Quản lí xã hội của HV BC&TT, nơi mà em đang theo học hiện nay.

Chi chia sẻ ước mơ được làm việc như bao người khác sau khi ra trường, mặc dù em biết rằng cơ hội việc làm dành cho người khuyết tật như em không dễ dàng. Câu nói của Chi và nụ cười thường trực trên môi em làm tôi ấn tượng mãi về một người “khuyết tật nhưng giàu ước mơ”.

Bùi Thị Khánh Ly
Truyền hình K28A1

Cùng chuyên mục

Đừng bỏ lỡ
Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Tin nổi bật4 ngày trước

(Sóng trẻ) - Nhiều trường học trên cả nước đã tổ chức các hoạt động thiết thực nhằm hướng tới Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, tạo không khí thi đua phấn khởi cho học sinh, sinh viên và đội ngũ nhà giáo.

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Tin nổi bật4 ngày trước

(Sóng trẻ) - 94 năm qua, Mặt trận Thống nhất Việt Nam đã trở thành biểu tượng của sức mạnh đoàn kết toàn dân tộc, góp phần quan trọng trong sự nghiệp giải phóng, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

Tin nổi bật4 ngày trước

(Sóng trẻ) - Ra đời vào năm 1950, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam (Vietnam Union of Friendship Organizations - VUFO) đã góp phần to lớn trong việc xây dựng và phát triển mối quan hệ hữu nghị, hợp tác với các quốc gia và tổ chức quốc tế.

XEM THÊM TIN

SỰ KIỆN NỔI BẬT

TIN ẢNH

XEM NHIỀU NHẤT

TIN NỔI BẬT

DIỄN ĐÀN