Côn Sơn, một góc bình yê

(Sóng Trẻ) - Cứ mỗi độ xuân về, vùng đất Côn Sơn lại tưng bừng, rộn rã đón hàng ngàn lượt khách du lịch bốn phương về trảy hội. Lễ hội Côn Sơn diễn ra với rất nhiều hoạt động hấp dẫn, tái hiện một không khí thiêng liêng, thành kính nhưng cũng không kém phần sôi động. Chính vì vậy, cứ đến những ngày chính hội, khách thập phương nô nức kéo về thăm. Tuy nhiên, có nhiều du khách lại chọn cho mình một góc riêng để khám phá về Côn Sơn. Họ về với Côn Sơn sau những ngày hội để thấy được khoảng bình yên của vùng đất vốn được coi là địa linh nhân kiệt này.

Khu di tích danh thắng Côn Sơn thuộc xã Cộng Hòa, huyện Chí Linh, tỉnh Hải Dương, nằm giữa hai dãy núi Phượng Hoàng - Kỳ Lân, cách Hà Nội khoảng hơn 70km, bao gồm núi non, chùa, tháp, rừng thông, khe suối và các di tích nổi tiếng gắn liền với cuộc đời của nhiều danh nhân trong lịch sử.

2238156d1_conson001.jpg

Khác với không khí náo động trong những ngày chính hội, đến với Côn sơn những ngày hè, du khách sẽ khám phá được những nét mới đầy thú vị của Côn Sơn. Con đường tiến vào khu di tích kéo dài chừng 1 km, uốn mình theo chân đồi, nằm giữa một bên là đồi thông vào mùa trút lá với gam màu vàng chủ đạo và một bên là hồ Côn Sơn với mặt nước phẳng lặng, trải dài. Tất cả hứa hẹn một hành trình thú vị, đưa du khách trở về với chốn tâm linh của cha ông và những khoảng lặng trong tâm hồn mỗi con người.

Ngay từ cổng, du khách có thể cảm nhận được không khí thanh tịnh và trong lành của khu di tích bởi khuôn viên đẹp với nhiều cây xanh. Khách du lịch men theo con đường nhỏ rợp bóng hàng thông để tiến vào trung tâm của khu di tích. Điểm khác biệt lớn nhất giữa Côn Sơn của mùa lễ hội (thường diễn ra vào mùa xuân) và Côn Sơn của ngày hè chính là suối. Đi trên con đường tiến vào chùa Côn Sơn, nếu lắng tai, du khách có thể nghe được tiếng suối vẳng từ xa lại, khi ào ào, khi róc rách tất cả như tạo nên một khúc nhạc có nốt trầm nốt bổng. Bất giác nó gợi nhớ trong lòng du khách câu thơ Nguyễn Trãi từng viết thủa nào:

“Côn Sơn suối chảy rì rầm
Ta nghe như tiếng đàn cầm bên tai”.
(Nguyễn Trãi)
223889fa4_conson002.jpg

Bước chân vào khu thờ tự, du khách dường như thấy được sự linh thiêng của nơi đây bởi chính cái vắng vẻ, hiu quạnh lẫn với làn hương tỏa ra trong không gian cảnh chùa. Chuyến hành trình khám phá Côn Sơn tiếp theo chính là tham quan đền thờ Trần Nguyên Hãn và Trần Nguyên Đán. Đồng hành cùng con đường lên đó là dòng suối uốn quanh. Những bậc đá nhỏ nằm gọn dưới chân núi, lại bị che khuất bởi những tán lá cây rậm rạp không những thế lại được tô điểm bởi con suối hiền hòa bên cạnh, tất cả làm cho con đường trở nên mát mẻ và trong lành. Bất cứ ai đi trên con đường này cũng có cảm giác khoan khoái, nhẹ nhõm lạ thường. Bỏ lại sau lưng cái nóng nực của thời tiết mùa hạ, cái xô bồ của cuộc sống chỉ cách đó vài km, quang cảnh nơi đây thanh tịnh đến lạ thường. Hơn nữa, vì không phải là ngày chính hội, người đến tham quan Côn Sơn rất ít vì vậy mà du khách tha hồ dạo bước để cảm nhận. Khi mệt, khách tham quan có thể ngồi nghỉ ở những phiến đá lớn bên vệ đường. Một lần nữa, nếu ai từng biết đến và yêu thơ Nguyễn Trãi hẳn sẽ có ngay cho mình một liên tưởng:

“Côn sơn có đá rêu phơi
Ta ngồi trên đá như ngồi nệm êm”
( Nguyễn Trãi)

600 bậc đá tạo thành con đường dẫn lên bàn cờ tiên. Quãng đường đó tương đối dài và tốn sức. Đó như thể là một sự thử thách đối với lòng người. Trên con đường đó, du khách như có thời gian để nghĩ về những điều đã qua, suy tư về những điều còn chưa tới. Du khách bước trên con đường đó như có cơ hội để hướng tới những điều tâm linh vọng tới từ ngàn xưa, cũng là cơ hội để nhìn lại chính mình. Có lẽ vào những ngày chính hội người ta sẽ không bao giờ có được cái tĩnh lặng đáng quý đó. Không gian nơi bàn cờ tiên được mở ra thật rộng, thật dài. Những dãy núi sừng sững và uy nghi được dòng Lục Đầu Giang trắng xóa mềm mại ôm ấp, tất cả tạo nên một bức tranh tuyệt đẹp về thiên nhiên. Đứng trên độ cao đó, du khách được thả hồn mình vào với thiên nhiên, tâm hồn như khoáng đạt và thanh cao hơn.

Cảm nhận mới mà chuyến hành trình về với Côn Sơn sau ngày hội mang lại là một Côn Sơn bình yên và huyền bí.Nếu một lần nào đó bạn có ý định đến với nơi đây, hãy thử đến vào thời gian sau hội để tạo cho mình một niềm vui mới, một khám phá mới về vùng đất này và tìm ra những giá trị mới cho riêng mình.

Bài viết: Mắt buồn
Ảnh: Sưu tầm

Cùng chuyên mục

Đừng bỏ lỡ
Bế mạc Hội báo toàn quốc năm 2024: Học viện Báo chí và Tuyên truyền đạt giải B Gian hàng trưng bày xuất sắc

Bế mạc Hội báo toàn quốc năm 2024: Học viện Báo chí và Tuyên truyền đạt giải B Gian hàng trưng bày xuất sắc

Tin nổi bật1 tháng trước

(Sóng trẻ) - Sáng 17/3/2024, tại TP Hồ Chí Minh, Hội Báo toàn quốc 2024 với chủ đề “Báo chí Việt Nam - Tiên phong, Đổi mới vì sự nghiệp cách mạng của Đảng và Nhân dân” đã bế mạc trọng thể.

Thời tiết Noel 2023: Miền Bắc chìm trong rét đậm, Trung và Nam Bộ khả năng có mưa lớn

Thời tiết Noel 2023: Miền Bắc chìm trong rét đậm, Trung và Nam Bộ khả năng có mưa lớn

Tin nổi bật4 tháng trước

(Sóng trẻ) - Trung tâm Dự báo Khí tượng Thuỷ văn Quốc gia dự báo thời tiết trong 10 ngày tới, từ đêm nay 17/12 đến ngày 27/12, cho các khu vực trên cả nước.

Chấp nhận ngủ lề đường "chờ mua iPhone 15"

Chấp nhận ngủ lề đường "chờ mua iPhone 15"

Tin nổi bật7 tháng trước

(Sóng trẻ) - Như thường lệ, thời điểm tháng 9 sẽ là lúc Apple - một tập đoàn công nghệ về ngành công nghệ thông tin lớn bậc nhất thế giới cho “trình làng” các sản phẩm mới nhất. Vào ngày 13/9, Apple đã cho ra mắt iPhone 15.

XEM THÊM TIN

SỰ KIỆN NỔI BẬT

TIN ẢNH

XEM NHIỀU NHẤT

TIN NỔI BẬT

DIỄN ĐÀN