Ghé ngôi làng làm trống thủ công hơn 1000 năm tuổi

(Sóng trẻ) - Có tuổi đời hàng nghìn năm, làng Đọi Tam (xã Đọi Sơn, Duy Tiên, Hà Nam) vẫn lưu truyền nghề làm trống bằng da trâu, các công đoạn vẫn dựa hoàn toàn vào sức người.

1.jpg
Đến làng Đọi Tam những ngày đầu năm, tiếng xẻ gỗ, bào gỗ và cả những âm thanh tùng tùng cắc cắc râm ran khắp làng trên, xóm dưới. Sân nhà nào cũng giăng đầy những mảnh trống đang làm dở dang. Từ người già đến trẻ nhỏ, nam thanh niên đều nhanh tay, lành nghề. (Ảnh: Mai Ngọc)
2.jpg
Tại khu xưởng của anh Nguyễn Thành Trung, 5 người thợ hầu như phải hoạt động hết công suất bởi những tháng đầu năm là mùa của lễ hội nên lượng hàng phải trả cho khách gấp 2 - 3 lần ngày thường. (Ảnh: Mai Ngọc)
3.jpg
“Không khí trong làng những ngày này vừa bận bịu vừa vui vẻ cùng nhau. Mỗi người một việc từ những công đoạn đòi hỏi kĩ thuật cao đến những bước cuối cùng trước khi giao tới khách hàng”, anh Trung nói. (Ảnh: Mai Ngọc)
4.jpg
Theo anh Trung, để làm ra một chiếc trống hoàn chỉnh, người thợ phải kỳ công, tỉ mỉ trong từng công đoạn như làm da, làm tang và bưng trống. Da được chọn để làm trống là da trâu cái, được nạo sạch mặt, sau đó căng phơi rồi sấy và cắt thành mặt trống. (Ảnh: Mai Ngọc)
5.jpg
Gỗ làm tang trống chủ yếu là gỗ mít già, có độ cong được thu mua từ nhiều nơi chủ yếu là Hòa Bình, Thanh Hóa, Nghệ An. Gỗ được cắt thành nhiều khúc sau đó pha thành từng dăm. Người thợ làm trống sẽ làm cho các dăm gắn kết lại với nhau bằng keo sữa, tạo thành trống kín, khít, tròn. Dăm trống không được phép nối vì sẽ ảnh hưởng tới âm thanh. (Ảnh: Mai Ngọc)
6.jpg
Bưng trống là công đoạn quan trọng nhất, quyết định tiếng trống theo mục đích của người làm trống. “Mỗi loại trống có yêu cầu về âm thanh khác nhau như độ vang, rền và độ đanh. Nếu trống trường âm thanh phải vang, rền còn trống chèo lại đòi hỏi âm thanh trầm lắng hơn. Đây cũng chính là bí quyết được tích lũy suốt hàng nghìn năm và chỉ truyền trong dòng họ”, ông Lê Ngọc Hùng - nghệ nhân làm trống ở Đọi Tam cho biết. (Ảnh: Mai Ngọc)
7.jpg
Mỗi chiếc trống sau khi hoàn thiện đều được các nghệ nhân làng nghề làm “giấy khai sinh” với ngày, tháng, năm và nơi sản xuất. Giá bán sẽ dao động từ vài trăm đến cả chục triệu đồng, tuỳ vào kích cỡ và chất liệu. (Ảnh: Mai Ngọc)
8.jpg
Trống Đọi Tam được biết đến bởi mang hơi thở của lịch sử cùng quân ta ra trận hoặc đặt ở các công đường để người dân có thể gióng trống kêu oan. Ngày nay, trống được sản xuất với nhiều công năng như trống thờ, trống trong đời sống nghệ thuật dân gian, trống được sử dụng là công cụ truyền tải thông tin. (Ảnh: Mai Ngọc)
9.jpg
Trong những ngày đầu xuân, tiếng trống Đọi Tam vang vọng được người dân gửi gắm với mong ước khởi đầu cho một năm mới an khang, thịnh vượng. (Ảnh: Mai Ngọc)

Cùng chuyên mục

Đừng bỏ lỡ
Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Tin nổi bật3 ngày trước

(Sóng trẻ) - Nhiều trường học trên cả nước đã tổ chức các hoạt động thiết thực nhằm hướng tới Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, tạo không khí thi đua phấn khởi cho học sinh, sinh viên và đội ngũ nhà giáo.

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Tin nổi bật4 ngày trước

(Sóng trẻ) - 94 năm qua, Mặt trận Thống nhất Việt Nam đã trở thành biểu tượng của sức mạnh đoàn kết toàn dân tộc, góp phần quan trọng trong sự nghiệp giải phóng, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

Tin nổi bật4 ngày trước

(Sóng trẻ) - Ra đời vào năm 1950, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam (Vietnam Union of Friendship Organizations - VUFO) đã góp phần to lớn trong việc xây dựng và phát triển mối quan hệ hữu nghị, hợp tác với các quốc gia và tổ chức quốc tế.

XEM THÊM TIN

SỰ KIỆN NỔI BẬT

TIN ẢNH

XEM NHIỀU NHẤT

TIN NỔI BẬT

DIỄN ĐÀN