Làng gốm Bát Tràng - thành công trong bảo tồn nét đẹp làng nghề truyền thống kết hợp với phát triển du lịch

(Sóng trẻ) - Làng gốm sứ Bát Tràng (huyện Gia Lâm, Hà Nội) đã trở thành một điểm sáng trong việc gìn giữ và quảng bá những giá trị văn hoá dân tộc trong nước cũng như thế giới nhờ vào cách làm du lịch độc đáo.

Lưu giữ nét đẹp văn hoá cổ truyền của Hà Nội

Là một làng nghề có tuổi đời hơn 500 năm, trải qua những biến cố của lịch sử làng nghề gốm sứ Bát Tràng ở Việt Nam vẫn giữ được những nét truyền thống vốn có của một nghề làm gốm với những giá trị nghệ thuật, để rồi ngày nay, nâng tầm đến đỉnh cao của sự tinh tế. Người nghệ nhân với bàn tay khéo léo đã sáng tạo nên những bộ ấm chén, bát đĩa,... tinh xảo, với màu sắc, hoa văn tinh tế, hài hòa khiến cho những ai đã từng đến đây không thể không nán lại mà trầm trồ chiêm ngưỡng và lòng đầy tự hào về một nghề truyền thống của dân tộc.

Làng Bát Tràng vẫn lưu giữ được những nét đẹp của làng quê Bắc bộ xưa (Ảnh: Thu Huyền).
Làng Bát Tràng vẫn lưu giữ được những nét đẹp của làng quê Bắc bộ xưa (Ảnh: Thu Huyền).

Hiện nay, Bát Tràng là một trung tâm gốm sứ lớn nhất cả nước và khu vực Đông Nam Á. Nơi đây luôn được khách hàng ưa chuộng không chỉ bởi cái “danh” vốn có mà còn bởi chất lượng bền, đẹp, mẫu mã dạng, mới mẻ. Nét đẹp của sản phẩm Bát Tràng là vẻ đẹp tinh xảo thể hiện trên từng chi tiết, đường nét từ khi chỉ là vật liệu thô cho đến khi thành sản phẩm đến tay người tiêu dùng. Cốt đất đặc trưng của gốm được phối tạo nên từ cát và phù sa của dòng sông Hồng. Men gốm được nung ở nhiệt độ tương đối cao từ 1250 đến 1320 độ C, tạo nên màu men sâu, đằm, màu sắc ấn tượng, khoẻ khoắn mang đặc thù riêng của dòng gốm cổ.

Nơi đây còn tập hợp rất nhiều nghệ nhân nổi tiếng về phục chế, sáng tạo nên các tác phẩm gốm tinh xảo, độc đáo. Điển hình như nghệ nhân Trần Độ người đã phục chế hơn 70 loại men cổ để làm các sản phẩm thờ cúng, tượng cổ vô cùng đẹp mắt. Nghệ nhân trẻ Phạm Thế Anh khôi phục dòng gốm cổ Hồng Sa, mỗi năm sản xuất hàng trăm nghìn chiếc ấm chất lượng cao để xuất sang Nhật Bản. 

Nghệ nhân Tô Thanh Sơn, một người con Bát Tràng chia sẻ: “Sinh ra tại Bát Tràng, cái nôi của nghề gốm ở Hà Nội, chúng tôi luôn tâm niệm rằng, dù cuộc sống có phát triển đến đâu cũng không bao giờ được quên nghề mà cha ông để lại. Truyền thống là hồn cốt, nếu đánh mất thì chúng ta sẽ chẳng còn gì. Vì thế, con cháu các dòng họ ở Bát Tràng luôn bảo ban nhau giữ gìn, phát huy nghề cổ truyền”. 

Mẫu mã sản phẩm đa dạng (Ảnh: Thu Huyền).
Mẫu mã sản phẩm đa dạng (Ảnh: Thu Huyền).

Bát Tràng hiện nay không chỉ là một làng nghề sản xuất mà còn là làng văn hóa, trở thành một địa điểm du lịch trải nghiệm thú vị. Bát Tràng hiện có 9 di tích lịch sử, văn hóa, kiến trúc, 2 di tích cách mạng kháng chiến, 23 ngôi nhà cổ và 16 nhà thờ họ: có đình, văn chỉ Bát Tràng; khu lò bầu cổ, nhà nghệ nhân được xây dựng lấy cảm hứng từ những đường cong của đất làm gốm trên bàn xoay,...là nơi lưu giữ nhiều nét văn hóa truyền thống của Bát Tràng xưa.

Khu lò bầu cổ - một trong những điểm đến thu hút khách du lịch của Bát Tràng (Ảnh: Thu Huyền)
Khu lò bầu cổ - một trong những điểm đến thu hút khách du lịch của Bát Tràng (Ảnh: Thu Huyền)

Làm nghề gốm sứ kết hợp du lịch độc đáo

Đến với làng gốm, khách du lịch không chỉ tham quan những công trình kiến trúc độc đáo, đậm nét truyền thống mà còn được chiêm ngưỡng quá trình làm gốm thủ công của các nghệ nhân hay thậm chí là du khách còn được thử sức làm một “nghệ nhân không chuyên” dưới sự hướng dẫn tận tình, tỉ mỉ của những người thợ lành nghề, có kinh nghiệm lâu năm. Như vậy, không chỉ lan tỏa nét văn hóa độc đáo và đem đến trải nghiệm thú vị cho du khách, hoạt động này còn góp phần tăng nguồn thu cho Bát Tràng. 

Du khách được tự tay tạo ra các sản phẩm của riêng mình  (Ảnh: Thu Huyền).
Du khách được tự tay tạo ra các sản phẩm của riêng mình (Ảnh: Thu Huyền).

Năm 2019, UBND thành phố Hà Nội đã có quyết định công nhận Bát Tràng là Điểm du lịch của Thủ đô; Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận “Nghề truyền thống gốm làng Bát Tràng, xã Bát Tràng là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia”. Sau đó, số lượng khách du lịch tới đây tăng gấp 2, gấp 3 lần so với trước đó. 

Đánh giá được tiềm năng và lợi thế của Du lịch Bát Tràng và để nâng cao được hiệu quả du lịch hơn nữa huyện đã đưa ra những chính sách, giải pháp cụ thể trong việc bảo vệ cảnh quan môi trường; phát triển cơ sở hạ tầng như  tổ chức và kết nối giao thông nội vùng, với các địa phương lân cận cũng như chủ động liên kết các đơn vị kinh doanh du lịch để thuận tiện đưa đón khách du lịch; tiếp tục hình thành những sản phẩm mới hấp dẫn, chất lượng sẵn sàng để du khách đến trải nghiệm.

Những năm gần đây, nhờ áp dụng công nghệ thông minh như quét mã QR code; truy cập hệ thống wifi miễn phí, app hướng dẫn du lịch…du khách có thể tìm hiểu thông tin về làng nghề, hệ thống di tích, điểm mua sắm đạt chuẩn, tour tuyến tham quan một cách nhanh chóng. 

Tận dụng công nghệ 4.0 giúp cho Bát Tràng ngày càng phát triển hơn (Ảnh: Thu Huyền).
Tận dụng công nghệ 4.0 giúp cho Bát Tràng ngày càng phát triển hơn (Ảnh: Thu Huyền).

Có được vị thế như hiện nay, không chỉ nhờ sự quan tâm của thành phố và chính quyền địa phương mà còn bởi sự vào cuộc của chính người dân Bát Tràng, những người đã và đang gìn giữ "ngọn lửa" truyền thống của làng nghề. Đó là những yếu tố quan trọng góp phần làm cho du lịch Bát Tràng ngày càng bay cao, bay xa và trở thành điểm du lịch của thành phố cũng như của quốc tế trong tương lai.

Cùng chuyên mục

Đừng bỏ lỡ
[Infographic] 2 mức quà tặng người có công dịp 27/7 của TP Hà Nội

[Infographic] 2 mức quà tặng người có công dịp 27/7 của TP Hà Nội

Tin nổi bật1 tháng trước

(Sóng trẻ) - Theo quyết định số 590/QĐ-CTN Chủ tịch nước ký ngày 25/6/2024, quà tặng cho người có công với cách mạng nhân dịp kỷ niệm 77 năm Ngày Thương binh-Liệt sĩ (27/7/1947-27/7/2024) được chia thành hai mức 600.000 đồng và 300.000 đồng.

Đoàn giảng viên Học viện Báo chí và Tuyên truyền thực tế tại cơ quan báo chí, xuất bản Thanh Hoá

Đoàn giảng viên Học viện Báo chí và Tuyên truyền thực tế tại cơ quan báo chí, xuất bản Thanh Hoá

Tin nổi bật3 tháng trước

(Sóng trẻ) - Hoạt động diễn ra vào ngày 6/6, nhằm tăng cường gắn kết lý luận với thực tiễn, nâng cao chất lượng đào tạo ngành báo chí - truyền thông tại các đơn vị.

Xúc động hàng nghìn người dân nối dài vào viếng Lăng Bác

Xúc động hàng nghìn người dân nối dài vào viếng Lăng Bác

Tin nổi bật3 tháng trước

(Sóng trẻ) - Sáng 19/5, tại Quảng trường Ba Đình (Hà Nội), đồng bào khắp mọi miền Tổ quốc đều hướng về Lăng Bác dịp kỷ niệm 134 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1980 - 19/5/2024). Trong tim mỗi người dân đều mang một cảm xúc bồi hồi khó tả.

XEM THÊM TIN

SỰ KIỆN NỔI BẬT

TIN ẢNH

XEM NHIỀU NHẤT

TIN NỔI BẬT

DIỄN ĐÀN