Đã chọn nghề nhà giáo thì đừng ngại gian truâ

(Sóng trẻ) - “Dạy học là một nghề cao quý nhưng cũng là cái nghiệp mà suốt đời cũng không thể từ bỏ. Nếu không thực sự yêu thương học trò thì sẽ không bao giờ gắn bó được với nghề giáo”. Đó là những chia sẻ của cô giáo Nguyễn Hiền Lương – giáo viên môn Ngữ văn trường THCS Thăng Long khi nói về hành trình theo đuổi đam mê với nghề giáo.

“Muốn trở thành một nhà giáo, con phải yêu, và yêu nhiều thứ lắm”. Lắng ghe những tâm sự và trải lòng của cô Lương, tôi cũng thấu hiểu một phần tình yêu và tâm huyết mà cô dành cho nghề giáo. Đó là thứ tình yêu mà cô quen gọi là “duyên nợ” gắn bó với mình.

Nghề giáo là nghề cao quý nhất trong các nghề cao quý, để quyết định lựa chọn và sống với nghề, với cô, đơn giản chỉ vì một chữ “yêu”. Tình yêu với bục giảng, với những ánh mắt khát khao con chữ của học trò mang đến cho cô niềm cảm hứng để quyết tâm theo đuổi ước mơ trở thành giáo viên, vượt lên trên cả những rào cản và thất bại.

Chưa bao giờ từ bỏ “mơ ước với nghề giáo”

Sinh ra và lớn lên trong gia đình có truyền thống sư phạm, cô luôn lấy mẹ và ông nại là hình tượng để phấn đấu và nuôi dưỡng niềm đam mê được đứng trên bục giảng. Ngay từ thời tấm bé, nghề giáo vẫn luôn là khao khát mà cô muốn hướng đến khi trưởng thành. 

62d6b7abc_191609_2466076967003933_124745894888210432_n_1.jpg

 Cô giáo Nguyễn Hiền Lương chia sẻ những dấu ấn trong chặng đường theo đuổi nghề giáo

Những bước đi đầu tiên trên con đường theo đuổi mơ ước của cô có không ít những khó khăn, thậm chí là cả thất bại. Thi trượt vào Trường Đại học Sư phạm, dù rất buồn nhưng cô vẫn tiếp tục cố gắng. Chính điều đó đã trở thành động lực rất lớn để cô phấn đấu và thành công bước vào cánh cổng Đại học Sư phạm năm 19 tuổi.

Khi bước chân vào nghề giáo, cô chưa từng nghĩ đến việc toan tính thiệt hơn mà chỉ biết mình có tình yêu với nghề, tình yêu với trò. Với cô, hình ảnh đẹp nhất là hình ảnh một người giáo viên đứng trên bục giảng và khoảnh khắc đẹp nhất là khi được nhìn thấy những ánh mắt chăm chú lắng nghe của học trò.

Hơn 15 năm gắn bó với nghề giáo, những áp lực và rào cản cuộc sống đôi khi làm cho cô băn khoăn rằng nên dừng lại hay tiếp tục gắn bó. Thế nhưng tình yêu thương học trò luôn là nguồn động lực để cô vượt lên trên tất cả, hoàn thành sứ mệnh của một người lái đò. Đằng sau những nụ cười thoải mái với học sinh trong mỗi giờ học, là những suy nghĩ trăn trở và tình yêu nghề của người nhà giáo giàu nhiệt huyết. “Nếu chỉ vì đồng lương và cứ nghĩ mãi về nó, chắc cô bỏ nghề giáo lâu rồi”, cô cười nói.

Đối với học trò, đừng ngại cho đi yêu thương

Muốn trở thành một nhà giáo đã khó, nhưng muốn trở thành một nhà giáo được học trò kính trọng, yêu mến lại càng khó hơn. Vì vậy, cô luôn tâm niệm đi dạy học không chỉ là truyền thụ kiến thức mà còn là hành trình thấu hiểu và sẻ chia từ hai phía. 

Đối với cô, một người giáo viên thành công là một người phải có đủ hai thứ: tâm huyết và tài năng. Cô chia sẻ một cách rất chân thành: “Tôi luôn nhắc nhở bản thân đừng bao giờ nhìn học sinh bằng con mắt phán xét của một người giáo viên, hãy đặt mình vào trong đó để khơi dậy niềm yêu thích môn học, khả năng tự thấu hiểu và nhận thức của học sinh”.

Năm 2017, cô được tiếp cận với nền giáo dục tiến bộ trong một năm giảng dạy tại Hàn Quốc. Nhận thấy cách thức giáo dục truyền thống dần thiếu đi sức lan tỏa và có phần “cứng nhắc”, cô quyết định tham gia chương trình truyền hình “Thầy cô chúng ta đã thay đổi” của VTV7. Tiếp cận cách thức giáo dục mới và thấu hiểu tâm lý học trò nhiều hơn luôn là niềm mong mỏi của cô: “Chặng đường thấu hiểu học sinh là một quá trình đòi hỏi sự kiên nhẫn và nỗ lực rất lớn, vì vậy tôi cũng không ít lần mắc sai lầm. Tôi nhận ra chính bản thân cần phải thay đổi cách yêu thương học sinh của mình”.

62d6b7abc_61805_1641559809314776_7563775400707358720_n_1.jpg

Cô Lương thử sức với chương trình "Thầy cô chúng ta đã thay đổi" của VTV7

Vượt lên những áp lực từ nhiều phía, gạt bỏ quan niệm chạy đua thành tích lạc hậu, cô thẳng thắn đối mặt với sai lầm của bản thân để thay đổi và trưởng thành hơn trước những thử thách của chương trình. Sau chuyến hành trình ấy, tình cảm cô trò dường như không còn bị ràng buộc bởi áp lực thi đua, khoảng cách ấy được xích lại gần hơn bởi những nụ cười thoải mái trong mỗi tiết học và sự thấu hiểu, yêu thương của cả cô và trò.

Nghề giáo và những chuyến đi tình nguyện

Trong suốt nhiều năm dạy học, cô luôn hy vọng học sinh của mình không chỉ học tập tốt mà còn phải có tấm lòng yêu thương và giúp đỡ những người khó khăn. Là một người nhà giáo, đối với cô, ở đâu học sinh cần mình, ở đó chính là nơi cô muốn đến. Những chuyến đi tình nguyện lên vùng núi phía Bắc chính là dấu ấn trong sự nghiệp của cô.

b5a20f58f_75380151_554877125056707_5836201299258900480_n.jpg

Cô Lương trao tặng quà cho các gia đình có hoàn cảnh khó khăn tại Hà Giang

Mỗi điểm dừng chân đến với Hà Giang, Yên Bái, Phú Thọ, Lào Cai,...đều gắn liền với những kỷ niệm mà cô không bao giờ quên. Được tiếp xúc, sinh hoạt và dạy học cho các em nhỏ vùng cao là những tình cảm cô luôn trân trọng khi nhắc đến. “Đặt chân đến vùng núi cao, tôi mới cảm nhận hết được cuộc sống thiếu thốn và điều kiện học tập khó khăn của các em học sinh ở đây. Các em đa phần đều là người dân tộc thiểu số, gia đình thuộc hộ nghèo và cận nghèo, không có điều kiện đi học”, cô chia sẻ.

Thương yêu học trò, cô sẵn sàng tham gia các chuyến đi từ thiện khác nhau, từ việc quyên góp, thu thập quần áo và sách vở đến việc trao đi những món quà cho các em học sinh vùng cao. Nói về mục đích của những chuyến đi, cô tâm sự: “Có tận mắt nhìn thấy cuộc sống khó khăn của các emmới thấy hết được trách nhiệm của người nhà giáo. Vì vậy, khao khát lớn nhất của cô là được dạy học cho học sinh ở đây, giúp cho cuộc sống của các em sau này đỡ vất vả”.

db74f15f6_received_439391423430935.jpeg

Chuyến đi từ thiện của cô tại vùng cao Tây Bắc

Giờ đây, dù bộn bề với công việc dạy học ở Hà Nội nhưng cô vẫn dành thời gian cho những chuyến đi tình nguyện và dạy học từ thiện. Với cô, những chuyến đi thiện nguyện ấy không phải vì danh hiệu hay thành tích mà xuất phát từ tấm lòng và sứ mệnh của một nhà giáo đối với học trò của mình.

db74f15f6_received_984241125243556.jpeg

Khoảnh khắc đáng nhớ của cô cùng các em học trò tại Lào Cai

Cuộc sống là hành trình của những chuyến đi, và những chuyến đi là hành trình để kết nối tình yêu thương và sự sống. Sau mỗi chuyến từ thiện trên vùng cao, chắc chắn cô sẽ được nhiều điều quý giá, nhưng quý giá hơn cả là tình cảm và niềm hy vọng của những đứa học trò. 

Phương Anh
Ảnh: Nguyễn Lương


Cùng chuyên mục

Đừng bỏ lỡ
Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Tin nổi bật4 ngày trước

(Sóng trẻ) - Nhiều trường học trên cả nước đã tổ chức các hoạt động thiết thực nhằm hướng tới Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, tạo không khí thi đua phấn khởi cho học sinh, sinh viên và đội ngũ nhà giáo.

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Tin nổi bật4 ngày trước

(Sóng trẻ) - 94 năm qua, Mặt trận Thống nhất Việt Nam đã trở thành biểu tượng của sức mạnh đoàn kết toàn dân tộc, góp phần quan trọng trong sự nghiệp giải phóng, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

Tin nổi bật4 ngày trước

(Sóng trẻ) - Ra đời vào năm 1950, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam (Vietnam Union of Friendship Organizations - VUFO) đã góp phần to lớn trong việc xây dựng và phát triển mối quan hệ hữu nghị, hợp tác với các quốc gia và tổ chức quốc tế.

XEM THÊM TIN

SỰ KIỆN NỔI BẬT

TIN ẢNH

XEM NHIỀU NHẤT

TIN NỔI BẬT

DIỄN ĐÀN