Đậm đà hương sắc chè Tân Cương

(Sóng Trẻ) - Đến với Thái Nguyên, du khách không chỉ được đắm mình trong bầu không khí trong lành, tĩnh lặng đến tuyệt vời của huyền thoại Hồ Núi Cốc mà còn được thỏa thích ngắm nhìn những đồi chè xanh mướt của “Thủ Đô gió ngàn” - mảnh đất Tân Cương, Thái Nguyên.  

Cách trung tâm thành phố Thái Nguyên khoảng 18km về phía Tây Nam, Tân Cương được biết đến là một địa danh nổi tiếng với các sản phẩm chè. Với những người dân nơi đây, công việc trồng và chăm sóc cây chè đã đi vào từng bữa cơm gia đình, từng câu chuyện thoáng qua ngày họp chợ, trong kỉ niệm tình yêu của những đôi nam nữ hay trong cả những câu hát về đất và người Thái Nguyên.

 

                       0857f91ef_7213540508_c8f3c283fb.jpg 

                                              Những đồi chè xanh mướt ngút tầm mắt

                                                             (Nguồn: Internet)

Là một người đã gắn bó với công việc chế biến chè từ khi còn nhỏ và được công nhận là một nghệ nhân của đất chè, bà Bùi Thị Thủy chia sẻ: “Hái chè đúng tiêu chuẩn phải là “một tôm, hai lá” để lấy được phần nn nhất của búp chè, hái đến đâu cần phải sao suốt ngay đến đấy, nếu để qua đêm lá chè sẽ mất màu và mất mùi”.

Được chứng kiến tận mắt quy trình sản xuất chè, chúng ta mới thực sự thấm thía nỗi vất vả của người nông dân nơi đây. Từ công đoạn trồng, chăm sóc chè đến hái chè, sao, vò chè, lên hương… đều rất cẩn thận và nhanh nhạy, thể hiện sự tinh tế của người làm. Chỉ ngần ấy thôi cũng đã đủ để ta thấy được lòng nhiệt huyết và say nghề của người dân đối với thứ cây đã gắn bó bao đời trên mảnh đất quê hương. Người dân nơi đây chính là những chú ong cần mẫn giữa mật ngọt mà tạo hóa đã ban tặng cho vùng đất này.

Khi chế biến chè, người nông dân dường như đã trở thành những nghệ nhân thực thụ. Sự nhạy cảm của từng ngón tay mách bảo họ rằng khi nào chè cần tăng nhiệt, khi nào phải rút bớt củi, quá lửa chè sẽ khét, còn nếu không đủ nhiệt, chè sẽ có vị ngái rất khó uống. Nhiều nghệ nhân cho biết chỉ cần nghe tiếng cánh chè chuyển động trong lò sưởi là có thể biết được độ nóng của lò. Người dân nơi đây có bí quyết cảm nhận độ nóng qua bàn tay, bởi chè nn hay dở đều phụ thuộc phần lớn vào việc điều chỉnh lửa. Công đoạn vò chè cần phải tiến hành thật kỹ. Mỗi lần đổ chè ra là một lần rửa sạch chảo sao chè. Như thế, chè mới đạt tiêu chuẩn “nước xanh, cánh nhỏ, hương thơm đặc biệt”.

Chè là một loại cây rất khó chăm sóc. Để thu hoạch được những cánh chè nn nhất, người nông dân cần có sự cần cù, tâm huyết, dường như phải hiểu rõ từng biểu hiện màu sắc của lá chè để chăm sóc qua từng thời điểm.

Mỗi gia đình ở Tân Cương đều có vườn chè và lò sấy, người chủ hộ khi là nông dân chăm sóc chè, khi lại là nghệ nhân lúc chế biến và trở thành thương nhân khi bán hàng. Việc hái chè thường dành cho những người phụ nữ, họ thường hái chè vào lúc sáng sớm, thời điểm mà trên mỗi ngọn cây chè còn vương những hạt sương đêm, như thế mới chắt lọc được hương vị thơm nn tinh túy nhất mà thiên nhiên ban tặng cho loài cây này.

                   085793308_7213540270_7291c8af20.jpg

                                             Những người phụ nữ hái chè trong nắng sớm

                                                                 (Nguồn: Internet)

Trong ánh nắng sớm ban mai, khắp đồi chè lan tỏa tiếng nói, tiếng hát, tiếng cười trong vắt của những người hái chè. Nhìn nụ cười tươi, đôi mắt chăm chú hái từng ngọn chè của những thiếu nữ, nhìn khuôn mặt hằn nếp thời gian và sự vất vả của những người nông dân, ta chợt nhận ra rằng: những đồi chè ở vùng đất này hình như không có tuổi. Bởi một lẽ thật đơn giản, trong ký ức của người Tân Cương, dẫu là trẻ em, thanh niên hay những người lớn tuổi đều tràn ngập kỷ niệm về loài cây này.

Có lẽ, hương vị đặc trưng của chè Tân Cương không chỉ phụ thuộc vào thổ nhưỡng, nguồn nước, khí hậu… mà trong hương vị ấy còn chứa đựng nỗi niềm của biết bao con người đã dày công vun trồng lên những nương chè xanh ngát. Với sự kì công trong từng khâu, từng công đoạn từ khi vun trồng đến lúc chế biến, chè Tân Cương (được mệnh danh là “đệ nhất danh trà”) đã trở thành một đặc sản, một món quà độc nhất vô nhị từ những người dân đất chè thân gửi đến bạn bè bốn phương.

Trần Thị Thanh
Lớp Phát thanh K.30
Học viện Báo chí và Tuyên truyền

Cùng chuyên mục

Đừng bỏ lỡ
Xúc động hàng nghìn người dân nối dài vào viếng Lăng Bác

Xúc động hàng nghìn người dân nối dài vào viếng Lăng Bác

Tin nổi bật1 giờ trước

(Sóng trẻ) - Sáng 19/5, tại Quảng trường Ba Đình (Hà Nội), đồng bào khắp mọi miền Tổ quốc đều hướng về Lăng Bác dịp kỷ niệm 134 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1980 - 19/5/2024). Trong tim mỗi người dân đều mang một cảm xúc bồi hồi khó tả.

Bế mạc Hội báo toàn quốc năm 2024: Học viện Báo chí và Tuyên truyền đạt giải B Gian hàng trưng bày xuất sắc

Bế mạc Hội báo toàn quốc năm 2024: Học viện Báo chí và Tuyên truyền đạt giải B Gian hàng trưng bày xuất sắc

Tin nổi bật2 tháng trước

(Sóng trẻ) - Sáng 17/3/2024, tại TP Hồ Chí Minh, Hội Báo toàn quốc 2024 với chủ đề “Báo chí Việt Nam - Tiên phong, Đổi mới vì sự nghiệp cách mạng của Đảng và Nhân dân” đã bế mạc trọng thể.

Thời tiết Noel 2023: Miền Bắc chìm trong rét đậm, Trung và Nam Bộ khả năng có mưa lớn

Thời tiết Noel 2023: Miền Bắc chìm trong rét đậm, Trung và Nam Bộ khả năng có mưa lớn

Tin nổi bật4 tháng trước

(Sóng trẻ) - Trung tâm Dự báo Khí tượng Thuỷ văn Quốc gia dự báo thời tiết trong 10 ngày tới, từ đêm nay 17/12 đến ngày 27/12, cho các khu vực trên cả nước.

XEM THÊM TIN

SỰ KIỆN NỔI BẬT

TIN ẢNH

XEM NHIỀU NHẤT

TIN NỔI BẬT

DIỄN ĐÀN