Danh Hiếu - Người thầy tâm huyết với hoạt động luyện thi đại học trực tuyế

(Sóng trẻ) - Mùa thi đang đến gần, cái tên Phan Danh Hiếu chắc hẳn sẽ chẳng có gì là lạ lẫm đối với các sĩ tử. Bởi thầy là người thầy của bao thế hệ học trò khắp ba miền đất nước nhờ những trang luyện thi đại học môn Ngữ Văn trực tuyến trên mạng.

Thầy Phan Danh Hiếu là Hội viên hội văn học nghệ thuật tỉnh Đồng Nai, Ban đại diện Tuyển tập thơ văn báo Áo Trắng (báo Tuổi Trẻ) tại Biên Hòa. Hiện tại thầy đang công tác tại trường THCS – THPT Tân Phú, Tp Hồ Chí Minh và là giáo viên chính phụ trách môn Ngữ văn của Trung tâm luyện thi ĐH Nguyệt Quế tại Biên Hòa Đồng Nai. 

Thầy được tặng thưởng thơ báo Mực Tím năm 2003; tặng thưởng của báo Du Lịch TP HCM về Tùy bút năm 2010 và cũng là người thầy của hàng triệu học sinh khắp mọi miền đất nước. Trao đổi với phóng viên, thầy đã có những chia sẻ hết sức thú vị về chuyện nghề cũng như đưa ra những lời góp ý thẳng thắn cho kỳ thi quốc gia sắp diễn ra trong mấy tháng tới.

Trong năm 2014 thầy cho ra đời 3 cuốn sách do nhà xuất bản ĐHQG Hà Nội ấn hành: "Cẩm nang luyện thi ĐH – CĐ môn Ngữ văn", "Những điều cần biết luyện thi Quốc gia môn Ngữ văn 2015" và "Bồi dưỡng Ngữ văn 9 lên 10". Trong đó cuốn "Cẩm nang luyện thi ĐH – CĐ môn Ngữ văn" được tái bản đến 4 lần vì nhu cầu mua của học sinh và giáo viên rất lớn. Cuốn "Những điều cần biết luyện thi Quốc gia môn Ngữ văn 2015" được tái bản hai lần. Hiện các cuốn sách trên đều rất khó tìm mua.

e99f68efb_sach_2.jpg
"Cẩm nang luyện thi Đại học môn Ngữ văn" - Một trong những cuốn sách được viết bởi thầy Danh Hiếu


Hiện tại thầy quản lý một fanpage là  Hội Những Người Luyện Thi Đại Học Môn Ngữ Văn Khối D.C.H với trên 80.000 thành viên, cùng trang web http://onthidh.vnweblogs.com gần 6 triệu lượt truy cập, trang http://onthidh.blogspot.com trên 90.000 thành viên, và đang khẩn trương hoàn thành trang chuyên về đề thi và đáp án theo đổi mới của bộ là http://thayhieu.vn. 

Nài ra thầy còn dành cho các tín đồ học văn Online hai phần mềm trên điện thoại Android là : “Phần mềm học văn” và phần mềm “Thầy Hiếu”. Thầy Hiếu cho biết: "Vừa đăng bài vừa phải trả lời hằng trăm comment mỗi ngày. Thầy rất bận rộn tuy nhiên cái chính không phải nằm ở chỗ đó, mà nằm ở chỗ kinh phí cho việc làm các trang web học tập. Thầy đã phải bỏ thời gian, công sức và cả kinh phí rất tốn kém chỉ để cho việc học của học sinh được tốt hơn và không có ai tài trợ nài đồng lương nghề giáo của thầy bỏ ra. Thầy làm việc vì đam mê và vì mỗi học sinh thân yêu của mình.



- PV: Theo thầy thì tình hình học Văn của học sinh hiện nay như thế nào? Là 1 giáo viên dạy Văn, thầy có nhận xét gì về cách học Văn của học sinh hiện nay. Liệu môn Văn có đang bị các em xem nhẹ?

Hiện nay học sinh học văn theo lối học vẹt, học tủ, học thuộc lòng văn mẫu. Số học sinh yêu văn, mê văn, học văn thực sự bằng tâm hồn còn rất ít. Số còn lại cố gắng học vì phải hỗ trợ cho khối thi vào Đại học. Học văn đang ở mức xuống cấp trầm trọng cần báo động. Đó là sản phẩm của lối dạy học hời hợt, áp đặt từ một số bộ phận giáo viên. Giáo viên cũng là sản phẩm của lối ra đề thi khuôn mẫu, thiếu sáng tạo. Học văn của học sinh là do hệ lụy của giáo dục.

Học sinh không xem nhẹ môn văn đâu. Vì đó là môn chính để thi cử mà. Nhưng các em sẽ xem môn văn là gánh nặng là áp lực thi cử. Vì thế mà tâm lí nặng nề về môn Văn sẽ là một ám ảnh cho mọi thế hệ học trò.

- PV: Thầy quan niệm như thế nào về việc học văn, dạy văn?

Học văn là học cả tâm hồn nghĩa là mở rộng tâm hồn mình để đón nhận thông điệp của nhà văn. Người học văn là người vừa đón nhận vừa phát đi thông điệp ấy. Vì vậy, học văn đòi hỏi phải có tâm hồn. Học văn suy cho cùng cũng là hoàn thiện nhân cách và mở rộng lòng nhân. Vì vậy, học văn là học Nhân Văn. Cần phát huy cái Nhân Văn của mình không chỉ trong bài làm mà còn là suy nghĩ, ứng xử, hành động đẹp với mọi người xung quanh.

Học văn là học cả chiều sâu của văn hóa vì “văn học là nhân học” như rky đã từng nói. Học văn không chỉ “cảm thụ” mà còn “nhận” và “cho”. Vì vậy phải biết lấy kiến thức văn chương, bài học văn chương mà đem nó vào cuộc sống. Học văn chính là học để làm người. Đó cũng là điều mà kỳ thi môn Văn muốn hướng đến chúng ta.

Người dạy văn cần có tình yêu với nghề, có “hồn” trong mỗi bài giảng, có sự tận tâm với học trò. Người giáo viên là cầu nối, là sứ giả nối kết giữa tác phẩm và người học. Vai trò sứ giả, cầu nối có thành công hay không là ở tài năng và sự nhiệt huyết, niềm đam mê.

e99f68efb_thay_hieu_va_hs.jpg
Thầy Hiếu và học sinh trong một buổi học

- PV: Thầy có đề xuất như thế nào với môn văn trong kỳ thi Quốc gia sắp tới?

Kỳ thi Quốc gia trên tinh thần là đổi mới tư duy dạy và học, đề thi chắc chắn phải đáp ứng được yêu cầu cấp thiết ấy. Nhưng cũng cần phải phù hợp với thực tế. Theo thầy thì nên hướng tới việc đề mở, đề có tính chất khơi dậy tư duy sáng tạo hơn là những đề thi quá bám vào tác phẩm và bắt học sinh xưng tụng.Chẳng hạn cũng ra phân tích hình tượng nhân vật trong tác phẩm nhưng không phải là một nhân vật trong một tác phẩm cụ thể mà là nhiều nhân vật trong nhiều tác phẩm. Học sinh có thể vận dụng cả thơ cả truyện, kịch để phân tích, cảm nhận, chứng minh, bình luận.  

Ví dụ như: "Anh/chị hãy cảm nhận vẻ đẹp của tâm hồn người phụ nữ Việt Nam qua các tác phẩm đã học và đọc thêm". Với đề thi này, học sinh có thể vận dụng nhiều tác phẩm từ bậc THCS đến THPT để cảm nhận như: "Trong lòng mẹ" (Nguyên Hồng), "Truyện Kiều" (Nguyễn Du), "Thương vợ" (Trần Tế Xương), "Sóng" (Xuân Quỳnh), "Vợ chồng A Phủ" (Tô Hoài), "Vợ nhặt" (Kim Lân), "Chiếc thuyền nài xa" (Nguyễn Minh Châu), "Một người Hà Nội" (Nguyễn Khải)... Như vậy, việc ra đề mở, tầm bao quát rộng là cơ hội để học sinh có thể viết theo khả năng cảm nhận của mình mà không quá lệ thuộc vào một tác phẩm cụ thể nào.

Đối với đề thi Nghị luận xã hội, đây là dạng nghị luận rất quan trọng, cần thiết cho tất cả học sinh. Dạng đề thi này đề cập đến vốn sống, kinh nghiệm sống... rất cần thiết. Vì vậy, cần ra đề có tính nhân văn, hướng học sinh đến nhận thức. Những năm vừa qua, việc ra đề thi Nghị luận xã hội ở các kỳ thi Quốc gia còn quá nặng, đề thi khó hiểu, khó suy luận. Đó là do việc đặt nặng đề thi vào các câu có tính ý kiến triết lý, danh ngôn, câu nói nổi tiếng...gây khó dễ cho thí sinh.

Nay thay vì ra đề như vậy, đề thi chỉ cần ngắn gọn là cho học sinh viết về một vấn đề các em quan tâm trong cuộc sống hoặc đề thi ra dưới dạng đặt tên một nhan đề và cho học sinh tự viết theo ý kiến riêng của mình. Ví dụ như: "Anh/chị hãy đặt nhan đề bài văn của mình là “Đôi vai” và bàn về chỗ dựa trong cuộc sống". Hoặc "Lấy nhan đề là 'Không gục ngã', anh/chị hãy viết bài văn nêu lên những suy nghĩ của mình". Cách ra đề như vậy sẽ giúp học sinh nói lên tiếng nói của chính mình, hạn chế được tính khuôn mẫu thường thấy.

- PV: Xin cảm ơn thầy về cuộc trao đổi rất thú vị này. Chúc thầy thành công hơn nữa trong sự nghiệp cao quý của mình!

Nguyễn Mơ
Báo Mang điện tử K34

Cùng chuyên mục

Đừng bỏ lỡ
Mời độc giả tham dự Tọa đàm trực tuyến "Đi và viết khi ta còn trẻ"

Mời độc giả tham dự Tọa đàm trực tuyến "Đi và viết khi ta còn trẻ"

Tin nổi bật2 tuần trước

(Sóng trẻ) - 14h30 ngày 05/12/2024, Trang tin điện tử Sóng trẻ sẽ tổ chức Tọa đàm trực tuyến với chủ đề “Đi và viết khi ta còn trẻ”.

Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Tin nổi bật1 tháng trước

(Sóng trẻ) - Nhiều trường học trên cả nước đã tổ chức các hoạt động thiết thực nhằm hướng tới Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, tạo không khí thi đua phấn khởi cho học sinh, sinh viên và đội ngũ nhà giáo.

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Tin nổi bật1 tháng trước

(Sóng trẻ) - 94 năm qua, Mặt trận Thống nhất Việt Nam đã trở thành biểu tượng của sức mạnh đoàn kết toàn dân tộc, góp phần quan trọng trong sự nghiệp giải phóng, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

XEM THÊM TIN

SỰ KIỆN NỔI BẬT

TIN ẢNH

XEM NHIỀU NHẤT

TIN NỔI BẬT

DIỄN ĐÀN