Người thương lượng với dòng sông (Kỳ 2): Bài toán cân bằng sinh thái

(Sóng trẻ) - Đi nhiều, hiểu rộng, điều kiến trúc sư Bùi Kiến Quốc nghiệm ra sau hàng chục năm là con người thực ra không thể chống lại tự nhiên. Điều con người có thể làm là giúp thiên nhiên hỗ trợ nhau để tạo nên một trạng thái cân bằng.

“Tôi phải thương lượng với dòng sông”

Trong thời gian dài các bờ sông bị sạt lở, chính quyền đã cho xây bờ kè nhằm hạn chế tác động của dòng nước lên đất đai nhưng không thành công. Ông Quốc chỉ ra vấn đề mấu chốt: “Làm kè cứng, xây thành tường, nhìn thì tưởng rất chắc chắn nhưng thực ra nó không thể ngăn chặn được xói lở vì nó không tạo được sự cân bằng với tự nhiên”. 

“Kè cứng, khi bị xói lở thì phải ra sửa lại. Nhưng còn kè sinh thái, có thể lũ lớn khiến nó hỏng ở đâu đó, nhưng nó sẽ có thể tái sinh. Cũng giống như khi té xe, cái tay mình bị gãy có thể liền lại, nhưng cái ghi đông, bị gãy rồi thì không thể trở về như cũ” – vị kiến trúc sư giải thích.

Vì lẽ đó, bờ kè của ông là sự kết hợp linh hoạt giữa kết cấu cứng (bê tông) với kết cấu mềm (các loại cây giữ đất). Kè xây theo mô hình bậc thang, trên trồng cây rùi, cỏ voi, vetiver. Với vị kiến trúc sư này, cái cốt lõi của chống xói lở là phải tìm ra một phương pháp có thể tạo sự cân bằng giữa dòng nước và bờ đất. Ông bảo: “Chúng ta không thể chống nổi thì phải thương lượng với sông”.

c15d8752e_f.jpeg

Nhưng không phải ai cũng hiểu điều ông tâm niệm. Ông thuê người làng làm kè. Nhưng thuê thì họ làm thôi, chứ chẳng ai tin tưởng nó sẽ thành công. “Ông Quốc tội lắm, ông đi Pháp, rồi đi nọ đi kia. Về đây muốn làm vườn sinh thái. Nhưng ông đâu biết cái sông này mạnh đến thế nào” – họ bảo nhau như vậy.

“Họ nghĩ đúng đó” – ông kết luận đầy bất ngờ. Những cơn lũ năm 2009, 2010 đã cuốn phăng mọi nỗ lực của ông xuống nước. Ông nhận ra mình đã “hơi lạc quan quá”. Nhưng chưa thành công thì làm lại. “Cây và cỏ bị cuốn đi vì nó yếu, chưa đủ mạnh để đứng vững trước dòng lũ. Việc của mình là tìm cách cho nó có đủ thời gian để cứng cáp lên” – ông Quốc vẫn không từ bỏ ý định “thương lượng” với dòng sông của mình.

Có một vấn đề mà “người thương lượng” này luôn đau đáu trong quá trình xây dựng, đó là: “Việc này phải là công trình cộng đồng mới khả thi và hợp lý. Phải tạo điều kiện cho người dân địa phương tự làm, và với nguyên vật liệu đã có sẵn tại địa phương”. 

c15d8752e_d.jpg

Và rồi trong 3 năm (2009 – 2012), người dân Triêm Tây đã tự tay đóng từng cọc tre, thả từng bao cát cố định chân ta-luy hay trồng từng gốc cây rùi, cỏ voi, vetiver. Với ông Quốc, sinh thái thì tất nhiên phải có tính địa phương.

Giữ đất rồi đến giữ làng

Sau những lần xây rồi lại sụp, cuối cùng bờ kè của kiến trúc sư Bùi Kiến Quốc đã đứng vững qua mùa bão năm 2011. Dân làng thêm vững lòng với cuộc sống trên mảnh đất quê hương. Bà Biên – một người dân bày tỏ: “Trước ở đây cũng bi quan. Sau khi xây dựng kè, được ở lại đây, tôi sung sướng lắm”.

Nhưng đó mới chỉ là một phần câu chuyện. Sau khi bảo vệ được Triêm Tây khỏi những dòng nước xoáy, ông Quốc tính đến chuyện phục hồi “cái hồn” cho làng quê.

Quãng thời gian 30 năm rời xa Tổ quốc đã giúp vị viện sĩ này nhìn sâu hơn vào vẻ đẹp bình dị của nông thôn Việt Nam. Ông chối bỏ lối kiến trúc đang thịnh hành ở đô thị với các tòa cao ốc, khu chung cư: “Những năm 60 của thế kỉ trước, Pháp tiến hành cách mạng công nghiệp lần thứ 3, nhà cao tầng được xây dựng rất nhiều. Nhưng rồi đến thập niên 70, những sự cố xã hội xảy ra liên tiếp, dân nổi loạn. Người ta nhận ra con người không thể nào sống trong không gian như thế. Có hẳn một công trình khoa học lớn bên Pháp nghiên cứu về vấn đề này. Và họ đã phá bỏ nhiều tòa nhà cao tầng, đập 20.000 căn hộ mỗi năm. Vậy mà bây giờ Việt Nam lại vẫn theo lối đó”.

c15d8752e_c.jpeg

Chẳng mong gì hơn, người đàn ông này mong làng mãi là làng quê cũ: “Tôi đã giải quyết xong phần giữ đất, nay đến giữ làng. Nếu tôi thành công, hi vọng tôi sẽ gây được một cái cảnh như thời xưa thôi, không có gì mới hết”.

Ông bắt tay vào xây dựng khu du lịch sinh thái. Mọi gốc tre và các cây thân gỗ lớn được giữ lại toàn bộ. Còn các ngôi nhà sàn thì được dựng xen kẽ giữa những khoảng không. Thậm chí, phần hành lang gỗ của nhiều ngôi nhà cũng được khoét một mảng đủ rộng cho thân cây vươn lên. Giữa trưa nắng chói chang, mọi con đường đất trong khu du lịch vẫn mát lịm và hầu như không có nắng.

Đây có lẽ cũng là ngôi làng hiếm hoi trên đất nước này, những hàng rào vẫn còn làm bằng gỗ, bờ đất và tre nứa. Ông Quốc bảo: “Làm một khu du lịch, thực ra là chúng ta bán cái cảnh đẹp ở đó chứ không phải bán một cái phòng ốc sang trọng, có điều hòa. Những thứ đó thì đâu chẳng có, quá dễ để xây dựng. Còn sông, núi, mặt trời, cây cối mới là cái quan trọng, bởi vậy ta mới cần gìn giữ nó”.

Triêm Tây chỉ cách Hội An 15 phút đi xe. Khu du lịch của kiến trúc sư Bùi Kiến Quốc không có phòng nghỉ hạng 5 sao, nhà hàng độc đáo hay những dịch vụ đặc biệt. Nó thực chất chỉ là một làng quê. Thế nhưng vẫn có nhiều đoàn khách tới Hội An chơi rồi lại sang Triêm Tây để tìm lại không khí yên lành. Điều đó chứng minh quan niệm của ông Quốc đã đúng trong thực tế.

Làng Triêm Tây bây giờ đã không còn bị đe dọa bởi tiếng đổ òa của từng mảng đất xuống lòng sông. Cuộc sống thanh bình và yên vui đến lại. Nhìn những con nước nhè nhẹ đập vào hàng cỏ xanh rì, mới hiểu “trị thủy” là câu chuyện cũ đến nhường nào. Tìm cách thích ứng và thương lượng với tự nhiên, mới là tư duy đúng đắn để cả cộng đồng cùng phát triển.

c15d8752e_e.jpeg

Nguyễn Hải

Cùng chuyên mục

Đừng bỏ lỡ
Bế mạc Hội báo toàn quốc năm 2024: Học viện Báo chí và Tuyên truyền đạt giải B Gian hàng trưng bày xuất sắc

Bế mạc Hội báo toàn quốc năm 2024: Học viện Báo chí và Tuyên truyền đạt giải B Gian hàng trưng bày xuất sắc

Tin nổi bật1 tháng trước

(Sóng trẻ) - Sáng 17/3/2024, tại TP Hồ Chí Minh, Hội Báo toàn quốc 2024 với chủ đề “Báo chí Việt Nam - Tiên phong, Đổi mới vì sự nghiệp cách mạng của Đảng và Nhân dân” đã bế mạc trọng thể.

Thời tiết Noel 2023: Miền Bắc chìm trong rét đậm, Trung và Nam Bộ khả năng có mưa lớn

Thời tiết Noel 2023: Miền Bắc chìm trong rét đậm, Trung và Nam Bộ khả năng có mưa lớn

Tin nổi bật4 tháng trước

(Sóng trẻ) - Trung tâm Dự báo Khí tượng Thuỷ văn Quốc gia dự báo thời tiết trong 10 ngày tới, từ đêm nay 17/12 đến ngày 27/12, cho các khu vực trên cả nước.

Chấp nhận ngủ lề đường "chờ mua iPhone 15"

Chấp nhận ngủ lề đường "chờ mua iPhone 15"

Tin nổi bật7 tháng trước

(Sóng trẻ) - Như thường lệ, thời điểm tháng 9 sẽ là lúc Apple - một tập đoàn công nghệ về ngành công nghệ thông tin lớn bậc nhất thế giới cho “trình làng” các sản phẩm mới nhất. Vào ngày 13/9, Apple đã cho ra mắt iPhone 15.

XEM THÊM TIN

SỰ KIỆN NỔI BẬT

TIN ẢNH

XEM NHIỀU NHẤT

TIN NỔI BẬT

DIỄN ĐÀN