Đau đầu vì tập kết rác thải sinh hoạt
(Sóng Trẻ) - Rác thải sinh hoạt là vấn đề không mới ở các khu dân cư, nhưng cũng là vấn đề chưa bao giờ được giải quyết một cách triệt để. Mùa nắng nóng, mùa mưa lũ, khu tập kết rác thải sai quy định lại khiến nhiều hộ dân nhăn nhó vì nhiều sự bất tiện xảy ra.
Tập kết rác ở đâu?
Thông thường, ở các khu dân cư trên địa bàn thành phố Hà Nội, vào những khung giờ cố định trong một ngày, các công nhân vệ sinh môi trường sẽ đẩy xe đi thu m rác của từng hộ gia đình. Việc cần làm của người dân là đem rác ra xe vào thời gian quy định, thường được báo hiệu bằng tiếng kẻng leng keng mối buổi chiều. Hoặc nếu không thể đợi được đúng thời điểm xe rác đi qua, người dân cũng có thể để rác ở cửa nhà mình để các nhân viên vệ sinh thu m lại.
Tuy nhiên, ở nhiều khu dân cư vẫn xảy ra hiện tượng người dân tự ý đem rác thải sinh hoạt ra tập kết ở một điểm, thường là ở các ngã ba, đầu ngõ, đầu hẻm. Rác ở đây sẽ được người dân mang đến mọi thời điểm trong ngày, tạo ra hiện tượng rác “bất biến”, tức là bất kì khi nào ở đúng địa điểm tập kết ấy cũng có rác, kể cả lúc xe rác thải vừa thực hiện thu m xong.
Rác thải nằm chình ình ở giữa đường, đầu hẻm không chỉ gây mất hình ảnh mỹ quan khu dân cư mà còn gây khó chịu cho người dân ở xung quanh đó. Mùa nắng nóng thì rác bốc mùi, ruồi nhặng vây quanh; mùa mưa thì rác hòa lẫn với nước tạo thành vũng, đôi khi mưa to rác còn theo nước tràn vào nhà.
Rác thải được tập kết ở trước nhà dân gây cảnh tượng xấu
Rất nhiều người dân đã lên tiếng phản ánh hiện tượng này, bởi họ gặp khá nhiều bất tiện trong việc phải đối mặt với những túi rác sinh hoạt hằng ngày. Cô Lê Thị Hồng (tổ 6, phường Phú Diễn, quận Bắc Từ Liêm) than thở: “Cô đã nhắc nhở hàng xóm láng giềng nhiều lần rồi mà họ vẫn chứng nào tật đấy, cứ suốt cả ngày mang rác để ở đầu hồi nhà cô, rồi ruồi muỗi nó bay hết cả vào nhà đây”.
Không riêng cô Hồng mà nhiều người dân khác cũng không đồng tình với việc tập kết rác tự phát và thiếu khoa học này.
Vì sao nên nỗi?
Nhiều lí do được đưa ra để biện minh cho tình trạng người dân tự ý tập kết rác thải sinh hoạt hằng ngày ở các ngã ba, đầu ngõ, bất chấp quy định của tổ dân phố cũng như lực lượng vệ sinh môi trường. Công nhân làm ca không kịp đổ rác đúng giờ, xe rác không vào tận các hẻm, tập kết rác cho nhân viên vệ sinh dễ thu m,…là những câu trả lời thường gặp nhất. Có lẽ không ở gần các điểm tập kết đó nên đôi khi họ không hiểu hết và có phần coi nhẹ chất lượng môi trường sinh hoạt của những người xung quanh.
Dù đã có biển thông báo, người dân vẫn “vô tư” để rác ở đầu hẻm thế này
…thậm chí còn thế này
Giải quyết thế nào?
Giải quyết vấn đề này không thể chỉ ngày một ngày hai mà thành công, bởi hiện tượng này đã trở thành thói quen của rất nhiều người dân. Một “cuộc chiến” trường kì của các cấp lãnh đạo cơ sở để thay đổi nhận thức, hành vi của người dân là điều quan trọng nhất. Để tránh hiện tượng người dân không thể sắp xếp thời gian đổ rác, các tổ vệ sinh môi trường có thể tăng cường tần suất và số lượng xe đi thu m, để xe rác đến tận các hẻm, đỡ vất vả cho cả nhân viên vệ sinh lẫn người dân.
Nài ra, các biện pháp nhắc nhở, phạt hành chính nếu được đưa vào quy định có thể sẽ gây được hiệu quả mạnh hơn so với góp ý thông thường.
Tất cả các biện pháp đưa ra đều nhằm mục đích xây dựng được môi trường dân cư trong lành, hạn chế các nguy cơ gây bệnh cho người dân. Một môi trường sạch sẽ đem lại chất lượng cuộc sống của chính dân cư trong khu vực.
Hoài Thu
Báo ĐPT K34 A2
Cùng chuyên mục
Bình luận