Dạy con học bằng bạo lực: sai lầm từ đấng sinh thành

(Sóng trẻ)- Trong nhiều năm qua việc trẻ em bị áp lực học tập là một vấn đề thực tế. Áp lực học tập đã làm cho đứa trẻ bị gánh nặng, ảnh hưởng không tốt đến đời sống thể chất cũng như đời sống tinh thần của trẻ. Mong mỏi con mình lớn lên một cách toàn diện là một mong mỏi hết sức chính đáng của bậc làm cha làm mẹ.

Thương cho roi cho vọt

Đằng sau kết quả học tập xuất sắc trên các bảng xếp hạng của trường là niềm mong mỏi của các bậc phụ huynh. Do truyền thống văn hóa, đa số người Việt thường đặt kỳ vọng quá nhiều vào những đứa trẻ.

Hiện nay, không ít cha mẹ và thầy cô giáo đang áp dụng một số hình thức bạo lực với trẻ em. Có hành vi bạo lực dễ dàng nhìn thấy như bạo lực thể chất: đánh, đấm, tát,...., nhưng có những hành vi bạo không phải ai cũng nhìn thấy đó chính là bạo lực tinh thần như la mắng, chửi bới, ép buộc, gây áp lực, cấm đoán...

Đây là một hành vi bạo lực gây tổn thương nghiêm trọng đến sức khoẻ tinh thần của các em. Khi được hỏi về vấn đề này, đa số bậc phụ huynh cho rằng đó là thương cho roi cho vọt, vì muốn tôt cho con nên mới đánh, mắng con.

720b752e1_201512291026334_600x452.jpg

 Áp lực học hành thi cử đè nặng lên đầu mỗi học sinh (Nguồn: Internet)

Chị Nguyễn Thị Hà (Cầu Giấy- Hà Nội) chia sẻ: “Tôi không cho rằng đó là hành động bạo lực, vì muốn con cái học tập tốt hơn nên tôi mới mắng con.”

Không ít phụ huynh hò hét rằng con mình phải là học sinh giỏi nên không ít cô giáo - thầy giáo tiểu học cho kiểm tra đi đi lại lại để cải thiện điểm... Không ít phụ huynh trao giải thưởng không có điểm không là điểm mười nên không ít thầy cô giáo hay nhà trường đã bị cuốn vào cơn lốc của điểm số để rồi gây sức ép cho trẻ khi kiểm tra bài đầu giờ, kiểm tra 15 phút, kiểm tra 5 phút bằng bài viết....

Trao đổi với phóng viên, bác sĩ Lê Quốc Hưng, chuyên viên tâm lý tại bện viện huyện Ân Thi (Hưng Yên) cho biết: 


Đối với việc học của các em, khi người giáo viên hoặc cha mẹ có sự động viên, khích lệ, khen thưởng kịp thời và phù hợp thì các em sẽ có xu hướng mạnh dạn, tự tin, cố gắng và chăm chỉ hơn so với việc đánh mắng, xúc phạm các em. Nếu là trẻ nhỏ khi bị đánh, bị la rầy vì học chưa tốt, các em sẽ thu mình, tự ty, cho rằng bản thân mình vô dụng không làm gì được, lâu dần những điều đó tự ám thị các em.

Lời nói đau hơn đòn roi

Không ít bạn trẻ lớn lên vẫn mang tâm lý sợ hãi, không chỉ vì bị phụ bạo lực bằng thể xác mà còn cả về tinh thần.
Tuổi thơ là mảng kí ức lung linh dung dưỡng tâm hồn mỗi người. Vậy mà trang viết kí ức của con trẻ lại là cảm giác mệt nhoài ngồi sau lưng bố mẹ vòng vèo trên các con phố đến lớp học thêm. 

Học không kể ngày đêm , từ lớp học thêm này đến trung tâm gia sư khác, không có thời gian vui chơi, giải trí như bao bạn bè cùng trang lứa.

Em Nguyễn Văn Hà chia sẻ:

 
Những “con dao vô hình” của cha mẹ Việt đã khiến các em chịu không ít những tổn thương tâm lý.

Cuộc chạy đua vào trường điểm, trường “top” ở nước ta cũng rất khốc liệt, đó là “tấm vé” bảo đảm cho những thành công tiếp theo. Mang tâm lý ấy, mỗi mùa tuyển sinh là một mùa nháo nhào lo của phụ huynh và học sinh thì ngày đêm cho kỳ thi tuyển sinh là khoảng thời gian đầy ám ảnh của các sĩ tử.

Thậm chí không ít bậc phụ huynh còn đen so sánh con cái mình với bạn đồng trang lứa khiến cho con trẻ tự ti.

Kỷ luật không nước mắt

Bị đánh, mắng không khiến trẻ biết cách cư xử đúng hơn, học làm chủ hành vi tốt hơn mà sẽ "dạy" trẻ biết cách né tránh, đổ lỗi, biện minh hoặc tìm cách không để bị ‘tóm’ khi mắc sai lầm. Đặc biệt, trẻ con dường như nhớ sự trừng phạt hơn là lý do mà nó bị phạt. Nó sẽ cư xử vì sợ hãi thay vì muốn hành động đúng.

Chị Chu Thị Phương (phụ huynh học sinh) chia sẻ: 


Cần thay đổi nhận thức về sự giỏi giang và thành công của con em mình đó chính là một trong những thay đổi có điểm đến và có chiến lược. Sự thành công của đứa trẻ không chỉ phụ thuộc vào điểm số hay không chỉ phụ thuộc vào kiến thức mà trẻ đang có. Sự thành công phụ thuộc nhiều vào các kỹ năng làm việc chuyên nghiệp, kỹ năng sống hay trí tuệ xã hội của con người.

Cuộc sống là những chuỗi những áp lực cần vượt qua. Tuy vậy, đấy phải là những áp lực có thể tải trọng và vừa sức. Hãy tạo điều kiện cho trẻ phát triển một cách bình thường mà không phải trở thành những nạn nhân tâm lý của việc học tập khi cha mẹ gây qáp lực một cách quá đáng. Đó không chỉ là mong mỏi của những đứa trẻ mà của cả xã hội khi chúng ta cần những con người bình thường biết sống – biết làm việc và biết hướng đến những giá trị đích thực của cuộc sống.
             Kim Dung
Báo chí đa phương tiện k34a1


Cùng chuyên mục

Đừng bỏ lỡ
Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Tin nổi bật3 ngày trước

(Sóng trẻ) - Nhiều trường học trên cả nước đã tổ chức các hoạt động thiết thực nhằm hướng tới Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, tạo không khí thi đua phấn khởi cho học sinh, sinh viên và đội ngũ nhà giáo.

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Tin nổi bật4 ngày trước

(Sóng trẻ) - 94 năm qua, Mặt trận Thống nhất Việt Nam đã trở thành biểu tượng của sức mạnh đoàn kết toàn dân tộc, góp phần quan trọng trong sự nghiệp giải phóng, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

Tin nổi bật4 ngày trước

(Sóng trẻ) - Ra đời vào năm 1950, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam (Vietnam Union of Friendship Organizations - VUFO) đã góp phần to lớn trong việc xây dựng và phát triển mối quan hệ hữu nghị, hợp tác với các quốc gia và tổ chức quốc tế.

XEM THÊM TIN

SỰ KIỆN NỔI BẬT

TIN ẢNH

XEM NHIỀU NHẤT

TIN NỔI BẬT

DIỄN ĐÀN