Đề án 322: Cú vấp ngã đầu tiên trong đời

(Sóng Trẻ) - Thảo nguyên là học sinh chuyên Anh của trường THPT chuyên Nguyễn Du. Thuộc diện vùng sâu, vùng xa, với thành tích 12 năm HSG và số điểm cao trong kì thi ĐH 2010, Phan Phương Thảo được nhận học bổng Nhà nước theo đề án 322 khi đang là sinh viên năm nhất trường ĐH Luật Hà Nội.

Bỏ lỡ cơ hội quý giá

Kể về quãng thời gian ra học ở Hà Nội, Thảo tâm sự: “Tôi may mắn hơn một số bạn cùng trang lứa. Bởi họ phải lặn lội từ Sài Gòn ra thủ đô theo học lớp nại ngữ do Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức. Còn tôi, thời gian đó, tôi trọ học ở ngay tại đây. Dẫu vậy, đó thật sự là thời kì vô cùng vất vả với tôi.

Tháng 2/2011, khi đang học ở trường ĐH Luật, sau 3 tháng đăng kí học bổng, tôi nhận được thông báo trúng tuyển đề án 322. Bắt đầu từ tháng 4, tôi phải học tiếng Pháp vào tất cả các buổi sáng trong tuần trừ thứ 7, chủ nhật. Đồng thời, tôi vẫn đăng kí học tín chỉ trên trường”.

“Chương trình học của Bộ không thể giúp tôi hoàn thảnh chứng chỉ tiếng Pháp theo tiêu chuẩn Pháp dành cho những người mới học, do đó, tôi phải tham gia thêm một số khóa ở trung tâm nại ngữ.

Dạo đó, một ngày của tôi kín mít từ sáng tới tối: sáng dậy từ 6 giờ, đạp xe từ nhà trọ đến trường ĐH Hà Nội (lớp học do Bộ tổ chức), đến 12h đạp xe về trường cho kịp lớp học buổi chiều. Sau đó, tôi lại đi gia sư tới tận 9 – 10h đêm mới về nhà. Ăn uống kham khổ, không có thời gian nghỉ ngơi, mệt mỏi vô cùng nhưng vẫn phải mở sách vở học bài để mai tới lớp.

Tôi cầm cự được vài ba tháng nhưng quả thực không kham nổi, sức mình có hạn. Hơn nữa cũng phải lựa chọn một mục tiêu để theo đuổi. Vậy là tôi bảo lưu kết quả học ĐH và chuyên tâm học tiếng Pháp”.

Thời gian ra HN học cũng là lần đầu tiên Thảo sống xa nhà, ở một nơi lạ lẫm không người thân thích. Bạn chia sẻ: “Tôi phải tự lập mọi thứ. Gia đình cũng chẳng khá giả gì nên tôi đi làm gia sư đỡ đần bố mẹ. Chi phí sinh hoạt cộng với chi phí theo học đề án 322 bao gồm tiền học thêm, tiền dịch hồ sơ, phỏng vấn… tôi và gia đình phải tự chi trả hết.

Đặc biệt, trước khi nhận được học bổng 322, tôi đã đăng kí thi tuyển vào Trung tâm Luật Nhật Bản và rất may mắn trúng tuyển. Đây là một cơ hội học tập rất bổ ích bởi môi trường học ở đây tốt, các thầy cô nhiệt tình, giỏi chuyên môn. Hơn nữa, sau khi kết thúc 4 năm học, tôi có cơ hội được cấp học bổng Thạc sĩ tại trường ĐH Naja ở Nhật.

Khi biết tin mình được học bổng 322, tôi đã phải suy nghĩ, đắn đo, cân nhắc, lựa chọn rất nhiều. Cuối cùng, tôi đã từ bỏ cơ hội tuyệt vời này để theo học bổng nhà nước. Hồi đó, bạn bè ai cũng chúc mừng, khích lệ nhưng giờ đây, sau gần 2 năm vất vả học tập, tôi chẳng được gì nài câu nói: “Tôi có thể nói tiếng Pháp”.

Chuyến tàu không bến

Ngày 28/3, Thảo nhận được email thông báo đồng ý nhận học của trường ĐH Lorraine, Pháp. Nhưng niềm vui ngắn chẳng tày gang khi sau đó khoảng 2 tháng, Bộ GDĐT ra quyết định dừng đề án 322.

“Khỏi phải nói, tôi đã tuyệt vọng thế nào khi nhận được thông báo định mệnh ấy”, Thảo buồn rầu, ánh nhìn xa xăm, lạc lõng.

Theo hướng giải quyết của Bộ, nếu đi trong năm nay, tôi phải chọn Nga, Maroc, Srilanca nhưng quả thật rất khó để thay đổi bởi lẽ, ngành Luật ở Pháp khá gần gũi với Việt Nam, ngành này rất được coi trọng ở Pháp, hơn nữa chính phủ Pháp hỗ trợ cho sinh viên rất nhiều, tiền học phí thấp, do đó, học Luật, nhất là Luật công không đâu tốt bằng Pháp.

Nài ra, việc thay đổi nguyện vọng về ngành học, nước du học không thể quyết định trong một sớm một chiều. Rồi lại học tiếng, tìm hiểu trường, môi trường sống bên đó… Nếu năm sau mới được đi thì chắc gì trường bên đó còn muốn nhận tôi?

Hơn nữa, chỉ còn 3 tháng nữa, các trường ĐH bên Pháp đã bước vào khai giảng, các chương trình học bổng giờ cũng chẳng còn.”

Thao thức, trằn trọc bao đêm, Thảo buồn rầu nói: “Giờ đây, tất cả đều lỡ dở, muộn màng. Một số bạn đã quay lại trường học, còn tôi, tôi chỉ còn biết chờ, chờ và chờ câu trả lời cuối cùng của Bộ. Nếu không được đi Pháp đúng hạn, tôi cũng chẳng còn sự lựa chọn nào khác nài việc học tiếp ĐH trong nước. Và bố mẹ sẽ phải vất vả nuôi tôi thêm một năm nữa.

Bộ đã cho chúng tôi quá nhiều hy vọng, giờ lại dập tắt mọi niềm tin dù nhỏ nhoi nhất. Cứ như thể một năm trước, chúng tôi bước lên một con tàu đang đứng đợi trên sân ga, làm việc hết sức để tồn tại trên tàu, nhưng tàu đi mãi, đi mãi mà chẳng tới đích…”.

Dẫu rằng vết thương khó lành mang tên 322 còn âm ỉ mãi trong Thảo và những ứng viên khác nhưng có một điều chắc chắn, họ vẫn cứ bước tiếp. Gạt bỏ những ám ảnh bi quan, cô gái bé nhỏ của mảnh đất Tây Nguyên nắng gió mạnh mẽ: “Cánh cửa này khép lại, cánh cửa khác sẽ mở ra. Khi bản thân đã xác định được mục tiêu phấn đấu, tôi tin mình sẽ nắm bắt được nhiều cơ hội khác. Tôi sẽ không bao giờ bỏ cuộc trên con đường đã chọn, cho dù nó thật gian nan”.

Đặng Hương
Lớp Báo mạng điện tử K31

Cùng chuyên mục

Đừng bỏ lỡ
Trung thu trong đôi mắt ngàn sao

Trung thu trong đôi mắt ngàn sao

Tin nổi bật3 ngày trước

(Sóng trẻ) - Tết Trung thu trong tín ngưỡng người Việt được xem là Tết của trẻ em. Nhưng, tại nhà X1, ngõ 17 Hoàng Ngọc Phách, phóng viên được chứng kiến một cái Tết Trung thu đặc biệt. Tết Trung thu của những đứa trẻ mang hình hài “trưởng thành”.

[Infographic] 2 mức quà tặng người có công dịp 27/7 của TP Hà Nội

[Infographic] 2 mức quà tặng người có công dịp 27/7 của TP Hà Nội

Tin nổi bật1 tháng trước

(Sóng trẻ) - Theo quyết định số 590/QĐ-CTN Chủ tịch nước ký ngày 25/6/2024, quà tặng cho người có công với cách mạng nhân dịp kỷ niệm 77 năm Ngày Thương binh-Liệt sĩ (27/7/1947-27/7/2024) được chia thành hai mức 600.000 đồng và 300.000 đồng.

Đoàn giảng viên Học viện Báo chí và Tuyên truyền thực tế tại cơ quan báo chí, xuất bản Thanh Hoá

Đoàn giảng viên Học viện Báo chí và Tuyên truyền thực tế tại cơ quan báo chí, xuất bản Thanh Hoá

Tin nổi bật3 tháng trước

(Sóng trẻ) - Hoạt động diễn ra vào ngày 6/6, nhằm tăng cường gắn kết lý luận với thực tiễn, nâng cao chất lượng đào tạo ngành báo chí - truyền thông tại các đơn vị.

XEM THÊM TIN

SỰ KIỆN NỔI BẬT

TIN ẢNH

XEM NHIỀU NHẤT

TIN NỔI BẬT

DIỄN ĐÀN