Đắng lòng tai nạn giao thông trước mùa thi đại học

          
(Sóng Trẻ) - Trước mỗi mùa thi, bên cạnh hàng trăm áp lực đè nặng thì nỗi ám ảnh về tai nạn giao thông khiến  không ít phụ huynh và học sinh lo lắng. Cái giá phải trả không chỉ là thương tích mà còn cả sinh mạng và tương lai.

Những bài học đắt giá

Chỉ còn vài ngày nữa là thi đại học nhưng đôi bạn Tuấn và Lâm (Thọ Xuân-Thanh Hóa) đã không thể tham dự vì tai nạn đã cướp đi sinh mạng hai em. Ngất lên ngất xuống bên bàn thờ con, nhìn bạn bè trang lứa con trai nô nức chuẩn bị đi thi, mẹ Tuấn nghẹn ngào kể lại tai nạn thảm khốc khi hai cậu bé mượn chiếc xe máy đi xuống công an huyện làm chứng minh thư. Vì có hơi men của buổi liên hoan cuối cấp nên hai cậu vượt sai quy định và bị một ô tô đi ngược chiều tông phải, chiếc xe máy hư hại hoàn toàn. Do không đội mũ bảo hiểm nên Lâm tử vong tại chỗ, 
Tuấn ra đi sau 2 ngày bất tỉnh tại bệnh viện.

df8c2ba97_100908180713221710.jpg

(ảnh minh họa)

Nhớ lại một năm trước, Nguyễn Thị Nhung(Thanh hóa) đi thi đại học bằng xe máy vì nhà chỉ cách trường hơn 40km đã gặp tai nạn sau môn thi đầu tiên. “Vì thi trong tỉnh nên tự đi cho bố mẹ đỡ vất vả nhưng tai nạn xảy ra đành bỏ luôn kì thi đại học năm đó. Giờ đi làm thôi, chẳng thi lại nữa” – Nhung tâm sự. 

Nhưng trường hợp đó chỉ là phần nhỏ trong hàng trăm vụ tai nạn trên cả nước. Số ca thương vong không ngừng tăng lên. Bạn Trương Thị Thương ( Đại học luật  Hà nội) cũng cho biết: “Trường phổ thông của mình năm nào cũng có tai nạn xảy ra trước mùa thi, sắp đến ngày thi bố mẹ mình lo kiến thức thì ít mà lo an toàn thì nhiều”.
Số liệu thống kê của Bộ công an, chỉ tính riêng tai nạn giao thông đường bộ thì tháng 5/2013 đã xảy ra 2.400 vụ tai nạn, chết 779 người. Con số thương vong tăng hơn so với năm nái. Học sinh cuối cấp liên hoan chia tay, đi chơi…khiến cho tai nạn giao thông trong lứa tuổi học sinh tăng cao hơn. Các bệnh viện ngày nào cũng có ca học sinh cấp cứu.

Nguyên nhân và giải pháp

Số lượng phương tiện giao thông ngày càng tăng cao và phổ cập nhất là xe gắn máy. Cùng với đó là việc điều khiển xe máy khi chưa đủ tuổi, chưa có bằng lái xe ngày càng phổ biến. Tai nạn thương tâm xảy ra phần nhiều do ý thức chấp hành luật giao thông còn hạn chế. Không đội mũ bảo hiểm, uống rượu bia, phóng quá tốc độ, chở quá số người quy đinh, lạng lách, đánh võng…là nguyên nhân chính gây nên tai nạn. Tiên trách kỉ, hậu trách nhân. Khi biết đáng tiếc thì đã quá muộn.

Bên cạnh đó cũng có nhiều tai nạn do tài xế của các phương tiện khác gây ra. Nhiều vụ tai nạn báo chí đưa tin do tài xế lái xe ẩu, say xỉn, đi sai làn đường…Một lí do nữa là sự buông lỏng quản lí từ phía gia đình và nhà trường.  

Bạn Nguyễn Văn Anh nói: “ Nhà trường và gia đình chưa thật sự quản lí sát sao học sinh. Trường tôi gần như tất cả học sinh đều biết đi xe máy, nhiều học sinh còn dùng làm phương tiện đi học rồi chở 3, chở 4 hằng ngày”.

df8c2ba97_ct425jpg081038.jpg

(ảnh minh họa)

Hệ thống giao thông xuống cấp, sự buông lỏng quản lí của chính quyền,lực lượng cảnh sát giao thông mỏng nên không thể quán xuyến hết địa bàn cộng với việc mập mờ về biển báo. Giao thông chồng chéo nhau do đường sá chật hẹp, phương tiện, đường sá xuống cấp nhiều cũng là một nguyên nhân gây nên tai nạn.

Giải pháp hữu hiệu để hạn chế tai nạn giao thông cho lứa tuổi học sinh chính là việc thắt chặt sự quản lí từ phía gia đình, nhà trường. Đội ngũ cảnh sát giao thông phạt nặng học sinh vi phạm. Cùng với đó là việc nâng cao ý thức chấp hành luật cho hoc sinh, tăng cường cải tiến chất lượng giao thông. Khi thực hiện đồng bộ các giải pháp sẽ tránh được rất nhiều tai nạn thương tâm cho các học sinh và gia đình.

Cô Hà Thị Hương – trường THPT Lam Kinh (Thanh Hóa) cho biết: “ Nhà trường đã dặn dò kĩ lưỡng các biện pháp an toàn cho học sinh khi đi thi. Bên cạnh đó là yêu cầu gia đình đưa đón các em cẩn thận, xử phạt những học sinh dùng xe máy đi thi ”. Cô Hương cũng cho biết tình trạng an toàn giao thông luôn được nhà trường đề cao và lồng ghép trong các chương trình sinh hoạt nại khóa trong năm học.

Mùa thi là khởi đầu của những ước mơ, không ai muốn đứt gánh giữa chừng. Hằng ngày, trên cả nước biết bao nhiêu học sinh đã bị thần chết cướp đi khát vọng để lại xót xa cho gia đình, bạn bè. Tai nạn rình rập không chỉ có tai nạn giao thông mà còn do đuối nước, hỏa hoạn, đánh nhau…Để hạn chế tai nạn cần sự chung tay của toàn xã hội mà trong đó ý thức chấp hành của mỗi người phải thật nghiêm túc.
                                                               
 Trí Lâm 
Báo in K31A2

Cùng chuyên mục

Đừng bỏ lỡ
Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Tin nổi bật4 ngày trước

(Sóng trẻ) - Nhiều trường học trên cả nước đã tổ chức các hoạt động thiết thực nhằm hướng tới Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, tạo không khí thi đua phấn khởi cho học sinh, sinh viên và đội ngũ nhà giáo.

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Tin nổi bật4 ngày trước

(Sóng trẻ) - 94 năm qua, Mặt trận Thống nhất Việt Nam đã trở thành biểu tượng của sức mạnh đoàn kết toàn dân tộc, góp phần quan trọng trong sự nghiệp giải phóng, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

Tin nổi bật4 ngày trước

(Sóng trẻ) - Ra đời vào năm 1950, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam (Vietnam Union of Friendship Organizations - VUFO) đã góp phần to lớn trong việc xây dựng và phát triển mối quan hệ hữu nghị, hợp tác với các quốc gia và tổ chức quốc tế.

XEM THÊM TIN

SỰ KIỆN NỔI BẬT

TIN ẢNH

XEM NHIỀU NHẤT

TIN NỔI BẬT

DIỄN ĐÀN