"Đề xuất đưa các kiến thức về bảo tồn vào chương trình giáo dục THCS, THPT"

(Sóng trẻ) - Sáng 3/3, tọa đàm trực tuyến “Bảo tồn động vật hoang dã và sức khỏe” do VOHUN cùng các đơn vị liên quan phối hợp tổ chức đã đưa ra nhiều giải pháp quan trọng góp phần nâng cao nhận thức cộng đồng về bảo tồn đa dạng sinh học tại Việt Nam.

Buổi tọa đàm diễn ra vào “Ngày Động vật hoang dã thế giới” với sự dẫn dắt của TS.BS. Phạm Đức Phúc (VOHUN) cùng các diễn giả TS. Vương Tiến Mạnh (CITES Việt Nam), ông Arnoud Steeman (đại diện WWF Việt Nam), ông Phạm Văn Thông (Tổ chức Save Vietnam’s Wildlife), PGS.TS. Nguyễn Bá Tiếp (Học viện Nông Nghiệp Việt Nam) và ông Nguyễn Văn Chánh (Đại học Nông Lâm TP.HCM).

toa-dam-2.png
Buổi tọa đàm diễn ra theo hình thức trực tuyến, trên nền tảng Zoom. (Ảnh chụp màn hình).

 

Tọa đàm trao đổi, thảo luận các vấn đề xoay quanh việc bảo tồn động vật hoang dã và sức khỏe con người với 3 phần chính: Đa dạng sinh học tại Việt Nam; Động vật hoang dã và thực trạng môi trường sống; Tầm quan trọng của việc bảo tồn động vật hoang dã tới sức khỏe môi trường và sức khỏe con người. 

Buổi tọa đàm trực tuyến đem đến các thông tin về sự đa dạng sinh học tại Việt Nam, tầm quan trọng của việc bảo tồn động vật hoang dã đối với sức khỏe con người thông qua sự chia sẻ đến từ các diễn giả. Phần câu hỏi được đưa ra thảo luận theo sát chủ đề của Ngày Thế giới bảo vệ động, thực vật hoang dã 2022 “Khôi phục các loài trọng yếu để phục hồi hệ sinh thái”.

Theo chia sẻ của ông Phạm Văn Thông (Tổ chức Save Vietnam’s Wildlife), Việt Nam đứng thứ 16 trên thế giới về đa dạng sinh học đồng thời là một trong những “điểm nóng” về đa dạng sinh học của Đông Dương Miến Điện. Nước ta có khoảng 10.500 loài động vật trên cạn và nước ngọt, 2000 loài động vật có xương sống, 11.500 loài động vật biển,... ngoài ra còn vô số các loài động vật hoang dã chưa được phát hiện.

dvhd-2.jpg
Việt Nam được gọi là nơi có “rừng vàng biển bạc”, tuy nhiên đang trở thành điểm nóng trong việc bảo tồn đa dạng sinh học. Hàng năm, các nhà nghiên cứu tiếp tục phát hiện thêm nhiều loại động vật hoang dã. (Ảnh: WCS).

 

Trao đổi về các mối đe dọa ảnh hưởng đến đa dạng sinh học tại Việt Nam, TS. Vương Tiến Mạnh chia sẻ: “Mối đe dọa đối với hệ sinh thái tự nhiên có nhiều nguyên nhân, tác động khác nhau, chủ yếu do các hoạt động của con người như săn bắn, buôn bán động, thực vật hoang dã trái phép. Ngoài ra, giới tự nhiên liên kết chặt chẽ với nhau qua các chuỗi thức ăn, khi một loài mất đi, có thể dẫn đến sự sụp đổ của cả chuỗi và làm hệ sinh thái biến đổi”.

Mất cân bằng hệ sinh thái không chỉ ảnh hưởng tới các loài động vật mà còn tác động trực tiếp đến sức khỏe môi trường và con người. Buổi tọa đàm hướng tới tìm hiểu sâu hơn về vấn đề này qua sự trao đổi với các diễn giả. Theo đó, PGS.TS. Nguyễn Bá Tiếp cho biết, các nghiên cứu trên thế giới đã cảnh báo, có khoảng 60 – 70% số bệnh truyền nhiễm từ động vật sang con người hiện nay đều có nguồn gốc từ động vật hoang dã.

Những đại dịch khiến cả thế giới phải khiếp sợ trong nhiều năm qua như Ebola, H5N1, SARS,... hay gần đây nhất là COVID-19 do virus Corona gây ra đều được xác định có nguồn gốc phát sinh từ động vật hoang dã.

Song, nguyên nhân khiến các loại virus nguy hiểm lây sang con người lại là do hoạt động săn bắn, nuôi nhốt, buôn bán trái phép động vật hoang dã. TS. Vương Tiến Mạnh chia sẻ thêm: “Trong quá trình vận chuyển, chúng ta có thể vô tình đưa nhiều cá thể động vật mang mầm bệnh từ khu vực có dịch sang những khu vực an toàn.”

Ngoài ra, buổi tọa đàm còn đề xuất một số giải pháp nhằm bảo tồn đa dạng sinh học tại Việt Nam. Các diễn giả đều cho rằng chính phủ cần thể hiện rõ vai trò quan trọng của mình trong việc bảo vệ động vật hoang dã bằng cách xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm. TS. Vương Tiến Mạnh đề xuất nên đưa các kiến thức về đa dạng sinh học và bảo tồn động vật hoang dã vào chương trình giáo dục tại các cấp học THCS, THPT. 

thao-luan.png
 Buổi thảo luận sôi nổi giữa các chuyên gia đã giúp khán giả nói chung và sinh viên nói riêng nâng cao nhận thức về bảo tồn đa dạng sinh học tại Việt Nam. (Ảnh chụp màn hình).

 

Buổi tọa đàm không chỉ đem đến cho người tham dự cái nhìn toàn diện về đa dạng sinh học tại Việt Nam mà còn cung cấp các thông tin quan trọng, cấp thiết liên quan đến những vấn đề liên quan đến bảo tồn động vật hoang dã, bảo vệ sức khỏe môi trường và con người. Qua đó, góp phần nâng cao ý thức của cộng đồng với thiên nhiên tại Việt Nam. 

Cùng chuyên mục

Đừng bỏ lỡ
Bế mạc Hội báo toàn quốc năm 2024: Học viện Báo chí và Tuyên truyền đạt giải B Gian hàng trưng bày xuất sắc

Bế mạc Hội báo toàn quốc năm 2024: Học viện Báo chí và Tuyên truyền đạt giải B Gian hàng trưng bày xuất sắc

Tin nổi bật1 tháng trước

(Sóng trẻ) - Sáng 17/3/2024, tại TP Hồ Chí Minh, Hội Báo toàn quốc 2024 với chủ đề “Báo chí Việt Nam - Tiên phong, Đổi mới vì sự nghiệp cách mạng của Đảng và Nhân dân” đã bế mạc trọng thể.

Thời tiết Noel 2023: Miền Bắc chìm trong rét đậm, Trung và Nam Bộ khả năng có mưa lớn

Thời tiết Noel 2023: Miền Bắc chìm trong rét đậm, Trung và Nam Bộ khả năng có mưa lớn

Tin nổi bật4 tháng trước

(Sóng trẻ) - Trung tâm Dự báo Khí tượng Thuỷ văn Quốc gia dự báo thời tiết trong 10 ngày tới, từ đêm nay 17/12 đến ngày 27/12, cho các khu vực trên cả nước.

Chấp nhận ngủ lề đường "chờ mua iPhone 15"

Chấp nhận ngủ lề đường "chờ mua iPhone 15"

Tin nổi bật7 tháng trước

(Sóng trẻ) - Như thường lệ, thời điểm tháng 9 sẽ là lúc Apple - một tập đoàn công nghệ về ngành công nghệ thông tin lớn bậc nhất thế giới cho “trình làng” các sản phẩm mới nhất. Vào ngày 13/9, Apple đã cho ra mắt iPhone 15.

XEM THÊM TIN

SỰ KIỆN NỔI BẬT

TIN ẢNH

XEM NHIỀU NHẤT

TIN NỔI BẬT

DIỄN ĐÀN