Đền Voi Phục – Ngôi đền thiêng mang dấu ấn ngàn năm

(Sóng trẻ) – Đền Voi Phục là đền thiêng thờ thần Linh Lang, tọa lạc ở vị trí huyết mạch, trấn giữ phía Tây Kinh thành nhằm bảo vệ, che chở cho Thăng Long nay là Thủ đô Hà Nội được bình yên. 

 

Video: Đền Voi Phục – Ngôi đền thiêng mang dấu ấn ngàn năm 

Một điều linh thiêng – ngàn người tương truyền 

Đền Voi Phục là một trong “Thăng Long tứ trấn” - bốn ngôi đền nổi tiếng về sự linh thiêng, thờ 4 vị thần và trấn giữ các vị trí huyết mạch trên mảnh đất kinh thành Thăng Long xưa tức Thủ đô Hà Nội ngày nay. 

40ed71595_1.jpg
 Đền Voi Phục – một trong những ngôi đền thiêng bậc nhất Thủ đô

Đền Voi Phục thờ vị thần Linh Lang - con trai của vua Lý Thái Tông, được xây dựng từ năm 1065 - trên một khu gò cao thuộc vùng đất của trại Thủ Lệ tức cuối đường Kim Mã, quận Ba Đình, thành phố Hà Nội ngày nay. 

Với lịch sử ra đời từ ngàn năm về trước, thế nhưng, chỉ cần bước chân đến Đền Voi Phục, không một ai không nhớ về truyền thuyết vị thần Linh Lang cao quý mà linh thiêng này. “Vào thời kì giặc Tống xâm lược nước ta, hoàng tử xin đi đánh giặc cùng Lý Thường Kiệt, đánh thắng giặc Tống, nhà vua mở yến tiệc khen thưởng các tướng sĩ đã có công. Nhà vua lúc này có ý nhường ngôi cho hoàng tử, nhưng hoàng tử lại khước từ. Ông xin về sống tại nơi sinh ra và lớn lên cùng mẹ là đền Thủ Lệ. Sau khi hoàng tử hóa đi thì đền Voi Phục được xây dựng đền trên gò này” – Ông Đắc Trùy (Phó Ban quản lí khu di tích) kể lại. 

Những điều ấn tượng ở ngôi đền “thiêng”

Đền Voi Phục nằm “thu mình” e ấp giữa khuôn viên rộng lớn với những cây đa ngàn năm tuổi, tỏa mát xuống hồ Thủ Lệ xanh trong. Bước vào cổng đền, điều ấn tượng đầu tiên đối với những người dâng hương không phải là hình ảnh mái vòm cong cong quen thuộc mà chính là tượng đá hai con voi lớn đang quỳ phục trước cửa chính diện. Chia sẻ về ý nghĩa của biểu tượng này, bác Đắc Trùy – trai trại chính gốc của Làng Thủ Lệ cho biết: “Ngày xưa hoàng tử đi đánh giặc thì có ngựa chiến để người cưỡi đi đánh giặc. Lúc đấy thì con voi thuần phục, quỳ xuống đưa hoàng tử lên trên vành voi để đi ra đánh giặc. Con voi nó biết tôn trọng con người, phục xuống đưa lên, cũng chính vì lí do đó nên mới gọi là đền Voi Phục”. 

40ed71595_2.jpg
 Hình ảnh Voi phục ngay trước cổng vào đền 

Đền Voi Phục được xây dựng với mô hình phía trước là đền thờ Linh Lang Đại Vương, phía sau thờ Tam tòa Thánh Mẫu. Người dân tứ phương đến đây thường là để ghi nhớ công lao của Đức thánh cũng như vị thần sinh ra người. 

Bên trong đền thờ Đức Thánh có một hòn đá được cất giữ tỉ mỉ và cẩn thận. Nếu chỉ nhìn thoáng qua, người đến dâng hương sẽ không để ý đến hình dạng hòn đá bị lõm khá sâu và không ai được động vào.  Giải thích về điều này, bác Trần Thị Kim Loan (Thủ nhang Điện Mẫu đền) cho biết: “Vết lõm này có là vì ngày xưa Thần Linh Lang đã nằm gối lên phiến đá rồi hóa thành giao long, trườn xuống hồ. Đến thời ông Trần Trọng Kim thì cái phần có vết lõm được cắt một phần để đưa vào cất cẩn thận và thờ tự trong này”.


Dấu ấn ngàn năm – hút khách mọi miền

Là một trong những ngôi đền linh thiêng bậc nhất Thủ đô, đền Voi Phục thường thu hút du khách tứ phương đến dâng hương ở bất kì các ngày trong năm. Tuy nhiên, phải thực sự vào mùa lễ hội, tức những ngày như: ngày rằm tháng giêng, tháng ba; ngày mùng 10 tháng 2; ngày 12 tháng 8, ngày 12 tháng 9, ngày 13 tháng chạp, … người dân cả nước đều kéo về Đền Voi Phục rất đông. 

40ed71595_3.jpg
 Người đến dâng hương tại Đền Thánh Linh Lang

Với số lượng ngày lễ trải dài trong năm, nơi đây luôn là điểm đến cho du khách đến dâng hương. Có người đến xin gia đạo bình an, có người lại đến cầu tiền tài, danh vọng. Chỉ cần là người hiền, lòng sáng tâm trong thì sẽ được thần chứng cho ước vọng . 

Tuy nhiên, điều đáng nói ở đây là không chỉ người dân trong nước mà ngay cả du khách quốc tế cũng chọn đền Voi Phục là điểm dừng chân mỗi khi họ ghé thăm Thủ đô. “Người nước nài về đây, họ rất tôn trọng và tìm hiểu sâu sắc nơi thờ tự của mình. Người Anh, người Mỹ, người Hà Lan, người Pháp, họ về họ tìm hiểu. Các tiến sĩ nghiên cứu người Ấn Độ về còn nói rằng, nước mình rất tôn trọng những người có công ví dụ mẹ đức thánh, ông nại bà nại cũng được phối thờ trong tam tòa thánh mẫu. Đây thực sự là một điều đáng vinh dự và tự hào” Bác Đắc Trùy (Phó ban quản lí khu di tích) vừa vui vừa chia sẻ. 

Khó khăn lưu giữ, bảo tồn cả di tích lẫn mỹ quan 

Được xây dựng từ những năm thời vua Lý Thái Tông, đền Voi Phục đã trải qua nhiều lần tu sữa và tôn tạo. Mặc dù kiến trúc có nhiều thay đổi sau trận bom phá trong thời kì kháng chiến chống Pháp, tuy nhiên, với sự nỗ lực của các cấp chính quyền qua nhiều thời kì, đền Voi Phục ngày một khang trang hơn.

40ed71595_4.jpg
Đền thờ thánh mẫu – mẹ của thần Linh Lang

Đặc biệt, với không gian rộng lớn có hồ Thủ Lệ mát trong bao quanh, Đền Voi Phục là địa điểm lí tưởng thu hút khách du lịch mọi người không chỉ dâng hương vì ý nghĩa tâm linh mà còn có thể vãn cảnh du lịch. 

Tuy nhiên, để lưu giữ và bảo tồn được cả về mặt di tích lịch sử lẫn mỹ quan nơi đây hẳn là cả sự cố gắng của tập thể nhiều người.

 

Bác Đắc Trùy - phó Ban Quản lí khu di tích chia sẻ về quá trình bảo tồn, lưu giữ khu di tích

Trương Thị Kim Oanh
Đa Phương Tiện K34A2

Cùng chuyên mục

Đừng bỏ lỡ
Xúc động hàng nghìn người dân nối dài vào viếng Lăng Bác

Xúc động hàng nghìn người dân nối dài vào viếng Lăng Bác

Tin nổi bật1 ngày trước

(Sóng trẻ) - Sáng 19/5, tại Quảng trường Ba Đình (Hà Nội), đồng bào khắp mọi miền Tổ quốc đều hướng về Lăng Bác dịp kỷ niệm 134 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1980 - 19/5/2024). Trong tim mỗi người dân đều mang một cảm xúc bồi hồi khó tả.

Hội nghị lần thứ chín Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII hoàn thành toàn bộ nội dung đã đề ra

Hội nghị lần thứ chín Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII hoàn thành toàn bộ nội dung đã đề ra

Tin nổi bật2 ngày trước

(Sóng trẻ) - Sau ba ngày (16-18/5) làm việc khẩn trương, nghiêm túc, đầy tinh thần trách nhiệm, Hội nghị lần thứ chín Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII bế mạc ngày 18/5, hoàn thành toàn bộ nội dung, chương trình đề ra.

Bế mạc Hội báo toàn quốc năm 2024: Học viện Báo chí và Tuyên truyền đạt giải B Gian hàng trưng bày xuất sắc

Bế mạc Hội báo toàn quốc năm 2024: Học viện Báo chí và Tuyên truyền đạt giải B Gian hàng trưng bày xuất sắc

Tin nổi bật2 tháng trước

(Sóng trẻ) - Sáng 17/3/2024, tại TP Hồ Chí Minh, Hội Báo toàn quốc 2024 với chủ đề “Báo chí Việt Nam - Tiên phong, Đổi mới vì sự nghiệp cách mạng của Đảng và Nhân dân” đã bế mạc trọng thể.

XEM THÊM TIN

SỰ KIỆN NỔI BẬT

TIN ẢNH

XEM NHIỀU NHẤT

TIN NỔI BẬT

DIỄN ĐÀN