Đổi mới phương pháp dạy và học: Cần sự hợp tác từ hai phía
(Sóng trẻ)- Cá nhân tôi cho rằng: để phương pháp này phát huy hiệu quả thì cần sự hợp tác từ cả phía người học và phía người dạy
Về phía người dạy, ở đây là giảng viên:
Thứ nhất, giảng viên phải nắm vững kiến thức, chuyên môn cũng như có khả năng truyền đạt kiến thức đó. Không có sinh viên nào muốn ngồi nghe một giảng viên giảng như buồnngủ, nói thì “ậm à ậm ừ”, kiến thức chuyên môn thì không vững vàng.
Thứ hai, giảng viên phải tạo ra phương pháp làm việc mới: khuyến khích sinh viên làmviệc nhóm, nêu vấn đề mang tính gợi mở, hướng dẫn cách nghiên cứu, kĩ năng đọc sách cho sinh viên. Sau khi sinh viên đã tự tìm hiểu, nghiên cứu xong thì giảngviên cần kết luận vấn đề, không để cho vấn đề nêu ra rồi ở trong trạng thái “chơi vơi”, không có hồi kết.
Thứ ba, giảng viên phải luôn luôn làm mới bài giảng, đổi mới cách dạy. Mỗi năm thực tế thay đổi khác nhau, năm nay so với năm trước đã khác xa nhau rất nhiều. Năm nào cũnglấy một ví dụ sẽ khiến cho sinh viên mất hứng thú với môn học. Cũng cần tránh tình trạng thầy đọc, trò chép mỏi tay mà trong đầu sinh viên thì trống rỗng.
Thứ tư, giảng viên phải “chịu đổi mới”, chịu tiếp thu ý kiến của sinh viên, hãy để sinh viên được nói lên ý kiến của mình dù ý kiến đó đúng hay sai, có vậy sinh viênmói dám thể hiện ý kiến.
Thứ năm, nhà trường cần ứng dụng những công nghệ dạy học, phương tiện kĩ thuật trong giảng dạy, không ngừng nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên, nâng cao cơ sở vật chất. Nhiều nước trên thế giới đã áp dụng thành công hình thức học tín chỉ vào giáo dục Đại học, Cao đẳng. Ưu điểm của hình thức học tập này đó là: sinhviên có thể chọn giảng viên, chọn môn học mà mình thích cũng như chủ động về thời gian. Ở Việt Nam,việc áp dụng hình thứ này xem ra chưa được khả quan, bởi chúng ta không có cơsở vật chất, ít giảng viên nên sinh viên khó có thể chọn được giảng viên mà mình cho là chất lượng.
Thứ sáu, cần đổi mới ở khâu ra đề. Đề kiểm tra hay đề thi nên đưa ra câu hỏi mang tính sáng tạo, kích thích sự tìm tòi, đào sâu tư duy của sinh viên. Chính cách ra đề kiểu này sẽ góp phần giảm tình trạng quay cóp trong kiểm tra, thi cử.
Về phía sinh viên:
Thứ nhất, sinh viên cần nâng cao tinh thần tích cực, chủ động, tự tìm hiểu kiến thức. Khi được giảng viên giao việc đọc giáo trình, đọc tài liệu tham khảo thì sinh viên phải đọc, nếu sinh viên không đọc thì khi lên lớp, giảng viên sẽ trao đổi, thảo luậnvới ai?
Thứ hai, sinhviên luôn luôn phải đào sâu suy nghĩ, khả năng tư duy, luôn tìm tòi các kiến thức không chỉ trong sách vở, cuộc sống. Sinh viên không nên ỷ lại vào những kiến thức mà thầy cô truyền đạt cho, bởi những điều thầy cô đưa ra chỉ mang tính gợi mở, khơi nguồn sáng tạo, sinh viên có nhiệm vụ phát triển, tìm ra các ý tưởng mới.
Thứ ba, sinh viên phải “chịu đổi mới”. Sinh viên phải phá bỏ tâm lí chây ì, ngồi trong lớp lúc nào cũng mơ màng, không chú ý nghe giảng, câu hỏi giảng viên đưa ra rơi vào im lặng. Giờ học sẽ sinh động hơn rất nhiều nếu mỗi câu hỏi giảng viên đưa ra được sinh viên hào hứng trả lời. Sinh viên phải tích cực tham gia vào bài giảng, độc lập trong suy nghĩ, trong cách giải quyết vấn đề.
Thứ tư, sinh viên cần có động cơ học tập đúng đắn, nỗ lực học tập và cần có sự hướng dẫn của giảng viên. Sinh viên phải chủ động tiếp thu tri thức, coi việc học tập cho mình, cần thiết cho công việc của mình sau này.
Đổi mới phương pháp dạy và học cần có sự hợp tác chặt chẽ từ hai phía: giảng viên và sinh viên. Tư tưởng “Lấy người học làm trung tâm” không phải phủ nhận vai trò của người thầy mà đề cao vai trò dẫn dắt của người thầy, đề cao sự sáng tạo, chủ động của sinh viên. Phương pháp mới này chính là sợi dây kết nối haichủ thể để cùng hướng tới một mục đích: nâng cao chất lượng giáo dục.
Về phía người dạy, ở đây là giảng viên:
Thứ nhất, giảng viên phải nắm vững kiến thức, chuyên môn cũng như có khả năng truyền đạt kiến thức đó. Không có sinh viên nào muốn ngồi nghe một giảng viên giảng như buồnngủ, nói thì “ậm à ậm ừ”, kiến thức chuyên môn thì không vững vàng.
Thứ hai, giảng viên phải tạo ra phương pháp làm việc mới: khuyến khích sinh viên làmviệc nhóm, nêu vấn đề mang tính gợi mở, hướng dẫn cách nghiên cứu, kĩ năng đọc sách cho sinh viên. Sau khi sinh viên đã tự tìm hiểu, nghiên cứu xong thì giảngviên cần kết luận vấn đề, không để cho vấn đề nêu ra rồi ở trong trạng thái “chơi vơi”, không có hồi kết.
Thứ ba, giảng viên phải luôn luôn làm mới bài giảng, đổi mới cách dạy. Mỗi năm thực tế thay đổi khác nhau, năm nay so với năm trước đã khác xa nhau rất nhiều. Năm nào cũnglấy một ví dụ sẽ khiến cho sinh viên mất hứng thú với môn học. Cũng cần tránh tình trạng thầy đọc, trò chép mỏi tay mà trong đầu sinh viên thì trống rỗng.
Thứ tư, giảng viên phải “chịu đổi mới”, chịu tiếp thu ý kiến của sinh viên, hãy để sinh viên được nói lên ý kiến của mình dù ý kiến đó đúng hay sai, có vậy sinh viênmói dám thể hiện ý kiến.
Thứ năm, nhà trường cần ứng dụng những công nghệ dạy học, phương tiện kĩ thuật trong giảng dạy, không ngừng nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên, nâng cao cơ sở vật chất. Nhiều nước trên thế giới đã áp dụng thành công hình thức học tín chỉ vào giáo dục Đại học, Cao đẳng. Ưu điểm của hình thức học tập này đó là: sinhviên có thể chọn giảng viên, chọn môn học mà mình thích cũng như chủ động về thời gian. Ở Việt Nam,việc áp dụng hình thứ này xem ra chưa được khả quan, bởi chúng ta không có cơsở vật chất, ít giảng viên nên sinh viên khó có thể chọn được giảng viên mà mình cho là chất lượng.
Thứ sáu, cần đổi mới ở khâu ra đề. Đề kiểm tra hay đề thi nên đưa ra câu hỏi mang tính sáng tạo, kích thích sự tìm tòi, đào sâu tư duy của sinh viên. Chính cách ra đề kiểu này sẽ góp phần giảm tình trạng quay cóp trong kiểm tra, thi cử.
Về phía sinh viên:
Thứ nhất, sinh viên cần nâng cao tinh thần tích cực, chủ động, tự tìm hiểu kiến thức. Khi được giảng viên giao việc đọc giáo trình, đọc tài liệu tham khảo thì sinh viên phải đọc, nếu sinh viên không đọc thì khi lên lớp, giảng viên sẽ trao đổi, thảo luậnvới ai?
Thứ hai, sinhviên luôn luôn phải đào sâu suy nghĩ, khả năng tư duy, luôn tìm tòi các kiến thức không chỉ trong sách vở, cuộc sống. Sinh viên không nên ỷ lại vào những kiến thức mà thầy cô truyền đạt cho, bởi những điều thầy cô đưa ra chỉ mang tính gợi mở, khơi nguồn sáng tạo, sinh viên có nhiệm vụ phát triển, tìm ra các ý tưởng mới.
Thứ ba, sinh viên phải “chịu đổi mới”. Sinh viên phải phá bỏ tâm lí chây ì, ngồi trong lớp lúc nào cũng mơ màng, không chú ý nghe giảng, câu hỏi giảng viên đưa ra rơi vào im lặng. Giờ học sẽ sinh động hơn rất nhiều nếu mỗi câu hỏi giảng viên đưa ra được sinh viên hào hứng trả lời. Sinh viên phải tích cực tham gia vào bài giảng, độc lập trong suy nghĩ, trong cách giải quyết vấn đề.
Thứ tư, sinh viên cần có động cơ học tập đúng đắn, nỗ lực học tập và cần có sự hướng dẫn của giảng viên. Sinh viên phải chủ động tiếp thu tri thức, coi việc học tập cho mình, cần thiết cho công việc của mình sau này.
Đổi mới phương pháp dạy và học cần có sự hợp tác chặt chẽ từ hai phía: giảng viên và sinh viên. Tư tưởng “Lấy người học làm trung tâm” không phải phủ nhận vai trò của người thầy mà đề cao vai trò dẫn dắt của người thầy, đề cao sự sáng tạo, chủ động của sinh viên. Phương pháp mới này chính là sợi dây kết nối haichủ thể để cùng hướng tới một mục đích: nâng cao chất lượng giáo dục.
Trần Thị Hiến
Lớp Báo mạng điện tử 26
Học viện Báo chí và Tuyên truyền
Lớp Báo mạng điện tử 26
Học viện Báo chí và Tuyên truyền
Cùng chuyên mục
Bình luận