Dự luật cấm bán thịt chó từ năm 2021 ở Hà Nội liệu có khả thi?

(Sóng trẻ) - Rất nhiều ý kiến trái chiều đã được dư luận đặt ra sau khi UBND Hà Nội đưa ra dự thảo luật cấm ăn thịt chó từ năm 2021 trong trung tâm thành phố. 

UBND Hà Nội mới ban hành văn bản tăng cường công tác quản lý nuôi, giết mổ, kinh doanh và sử dụng thịt chó, mèo trên địa bàn thành phố. Cùng với đó là Thông tin Hà Nội sẽ cấm bán thịt chó trong các quận nội thành Hà Nội vào năm 2021 khiến dư luận xôn xao trong thời gian qua.

93e37b66b_56467.jpg

Thịt chó là món ăn được nhiều người ưa chuộng ở Việt Nam
(Ảnh minh họa, nguồn: DPA)

Ở phương Tây, người dân quan niệm chó là người bạn nên việc ăn thịt chó là điều không thể chấp nhận ở các quốc gia này. Chính vì vậy, việc ăn thịt chó chủ yếu là các quốc gia châu Á. 

Tại Việt Nam, thịt chó từ lâu là món ăn quen thuộc, phổ biến trong mỗi gia đình, thậm chí nó còn được coi là một nét đặc sắc trong văn hóa ẩm thực người Việt. Ông cha ta vẫn hay truyền miệng câu ca dao:

“Sống trên đời ăn miếng dồi chó

Chết xuống âm phủ, biết có hay không?''

Thậm chí nó còn ngấm sâu trong suy nghĩ của mỗi người về quan niệm: “Đầu tháng ăn lòng lợn tiết canh cho nó đỏ, cuối tháng ăn thịt chó để xả xui, giải đen”.

Thịt chó vốn được rất nhiều người Việt ưa chuộng, là món ăn khoái khẩu và tiêu thụ rộng rãi trên cả nước. Nhưng cũng chính từ nhu cầu cao của con người mà nhiều năm gần đây thịt chó có giá hơn, vì thế mà nạn “cẩu tặc” (trộm chó) trở nên phổ biến.

Thêm vào đó, theo UBND Hà Nội, việc kinh doanh, giết mổ và sử dụng thịt chó, mèo đã tạo ra những phản cảm đối với khách tham quan du lịch, du khách quốc tế sinh sống, làm việc tại Hà Nội, làm ảnh hưởng đến hình ảnh của một Thủ đô văn minh, hiện đại. 

Một sự thật khác, theo quy định của Luật Thú y, chó không thuộc đối tượng động vật được kiểm soát giết mổ, không có quy định cụ thể về kiểm tra, giám sát chất lượng sản phẩm. Do đó, lâu nay các cơ sở giết mổ và kinh doanh thịt chó không được kiểm tra vệ sinh thú y, cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm...

Đó là một trong những nguyên nhân dẫn đến ăn thịt chó còn tiềm ẩn nguy cơ mắc bệnh các bệnh truyền nhiễm như dại, xoắn khuẩn, tả... cho những người tham gia quá trình kinh doanh, giết mổ và sử dụng thịt chó, mèo.

Chị N.T.H đã có 13 năm bán thịt chó ở chợ Cổ Nhuế bày tỏ quan điểm trước chủ trương của UBND thành phố: "Cấm làm sao được, đặc sản mà lại cấm, nhưng luật có hiệu lực thì đành chịu, chuyển sang bán thịt khác chứ biết làm sao được".

Đài Loan (Trung Quốc) đã ra quy định cấm ăn thịt chó mèo, để cải thiện tình trạng bảo vệ động vật sau loạt vụ việc tàn nhẫn khiến công chúng phẫn nộ. Điều luật này đã được thông qua vào tháng 4/2017, trong đó việc tiêu thụ, mua bán hay sở hữu thịt chó và thịt mèo bị coi là phạm pháp, với tiền phạt lên tới 250.000 Tân đài tệ (khoảng 185 triệu đồng). 

Bà Vũ Thúy Bình, 63 tuổi, là một bà nội trợ, đồng thời đảm nhiệm vai trò chi hội trưởng chi hội phụ nữ Quận, một tuyên truyền viên về vấn đề văn hóa xã hội chia sẻ: “Cách đây khoảng 6 năm tôi bị một con chó becgie nặng khoảng 40kg cắn và bị đứt tĩnh mạch chân. Từ đấy tôi bắt đầu cảnh giác với con chó, cả nhà tôi hoàn toàn ủng hộ quyết định này của UBND thành phố Hà Nội".

Bà Bình cũng cho biết thêm: "Với bất kỳ dự luật, chủ trương nào đưa ra đều có cần thời gian thử nghiệm, từ một định hướng đi đến cuộc sống không thể ngay tức thời, để dự luật cấm ăn thịt chó có hiệu lực thực thi cao thì cần các tổ chức đoàn thể vào cuộc, mỗi người trong gia đình hãy là một hạt nhân tuyên truyền vận động. Nếu một ngày nào đó, chẳng may bạn phải đối diện với bệnh tật, những rắc rối do con chó gây ra thì mọi người sẽ dần nhìn được cái đúng đắn và hợp lý trong quyết định của UBND thành phố”.

93e37b66b_4tts.jpg

Bà Vũ Thúy Bình, 63 tuổi, Hà Nội

Theo báo cáo từ trạm thú y các quận, huyện, thị xã, từ đầu năm 2018 đến nay trên địa bàn Hà Nội ghi nhận 3 trường hợp tử vong vì bệnh dại tại huyện Phúc Thọ, Phú Xuyên và Sóc Sơn; 2 mẫu bệnh phẩm có kết quả dương tính với bệnh dại tại quận Bắc Từ Liêm và Hoàng Mai.

Anh Nguyễn Ngọc Thùy – nhân viên bán hàng, 30 tuổi cho biết: “Có người yêu chó theo từng con, con người thích chó theo từng đĩa. Tôi thấy việc ăn thịt chó rất bình thường. Thịt chó cũng là một loại thực phẩm, nếu có ăn thịt chó thì làm sao đảm bảo vệ sinh, nguồn gốc rõ ràng. Tôi không phải là thích hay không thích ăn thịt chó. Theo tôi thì việc ăn thịt chó là lựa chọn của mỗi người như những thực phẩm khác”.

Bạn Hoài Oanh, sinh viên năm cuối Học viện Kế hoạch và Phát triển bày tỏ: “Cấm uống rượu bia khi lái xe tác hại rành rành mà người ta vẫn vi phạm huống chi là cấm bán thịt chó. Để thay đổi sở thích đã ăn sâu vào con người rất khó. Còn những người không ăn thì trước giờ họ đã không ăn rồi. Mình nghĩ, nếu Hà Nội làm sát sao, liên tục công tác tuyên truyền thì từ giờ đến năm 2021, các cửa hàng bán thịt chó sẽ không hoạt động công khai nhưng chắc chắn không thể cấm triệt để được việc buôn bán thịt chó ở Hà Nội”.

Sau khi dự luật được đưa ra, có nhiều người vẫn tiếp tục ăn thịt chó, song cũng có rất nhiều người yêu động vật đã lên tiếng ủng hộ chủ trương của thành phố Hà Nội. Theo bạn, dự luật này có khả năng thực thi từ năm 2021 hay không?.



Theo thống kê, trên địa bàn thành phố có khoảng 493 nghìn con chó, mèo, trong đó, với mục đích nuôi để giữ nhà chiếm khoảng 87,5%, còn lại là nuôi với mục đích khác nhau như: Làm cảnh, kinh doanh hoặc làm thực phẩm; Có trên 1000 điểm kinh doanh chó, mèo thương phẩm, giết ổ chó, mèo, 15 cơ sở kinh doanh chó, mèo cảnh.

BBT Sóng trẻ

Cùng chuyên mục

Đừng bỏ lỡ
Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Tin nổi bật4 ngày trước

(Sóng trẻ) - Nhiều trường học trên cả nước đã tổ chức các hoạt động thiết thực nhằm hướng tới Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, tạo không khí thi đua phấn khởi cho học sinh, sinh viên và đội ngũ nhà giáo.

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Tin nổi bật4 ngày trước

(Sóng trẻ) - 94 năm qua, Mặt trận Thống nhất Việt Nam đã trở thành biểu tượng của sức mạnh đoàn kết toàn dân tộc, góp phần quan trọng trong sự nghiệp giải phóng, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

Tin nổi bật4 ngày trước

(Sóng trẻ) - Ra đời vào năm 1950, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam (Vietnam Union of Friendship Organizations - VUFO) đã góp phần to lớn trong việc xây dựng và phát triển mối quan hệ hữu nghị, hợp tác với các quốc gia và tổ chức quốc tế.

XEM THÊM TIN

SỰ KIỆN NỔI BẬT

TIN ẢNH

XEM NHIỀU NHẤT

TIN NỔI BẬT

DIỄN ĐÀN