Đừng biến việc xét tặng danh hiệu nghệ sĩ thành “trò hề”!

(Sóng trẻ) - Nhiều người cho rằng việc xét tặng danh hiệu NSND, NSƯT ở Việt Nam để đến lúc dừng lại để tránh chia rẽ nội bộ nghệ sĩ, gây bất mãn nghệ thuật, nhiễu loạn truyền thống do hậu quả của bình bầu thiếu công bằng, quy chế chưa khoa học và những lùm xùm không đáng có.

Hội đồng tổng hợp sao lại bỏ phiếu cho nghệ sĩ chuyên ngành

Một nghệ sĩ xin phép được giấu tên chia sẻ với Sóng trẻ “Tôi thấy việc thành lập một hội đồng tổng hợp bao gồm các nghệ sĩ của nhiều lĩnh vực khác nhau như xiếc, tuồng, chèo, cải lương, âm nhạc, điện ảnh,… để bình xét cho nghệ sĩ của một lĩnh vực chuyên ngành nào đó là bất cập. Một người ở điện ảnh sao có thể biết nghệ sĩ xiếc như thế nào mà bầu cho người ta được và ngược lại. Như vậy nếu có bầu cũng chỉ là ý kiến chủ quan vì mình không làm việc ở ngành đấy sao mà mình biết người ta được. Còn nếu lắng nghe người đại diện của chuyên ngành đó nhận xét về nghệ sĩ của ngành mình thì cũng nghe vậy biết vậy, chứ biết người ta đã nói chính xác và khách quan hay chưa. Một điểm nữa mà tôi thấy cũng bất cập đó là việc chúng ta bỏ phiếu kín sau khi thảo luận. Bỏ phiếu kín thì biết ai bỏ cho ai rồi cuối cùng chỉ có nghệ sĩ thiệt vì thiếu 10% số phiếu là bị đánh trượt rồi”.

4f4d3718b_20120111172550_16012011_vanhoa_xuanhinh14.jpg

Xuân Hình nhiều lần bị Hội đồng xét duyệt đánh trượt mặc cho tên tuổi của anh ai cũng biết đến

78bab71df_topchitrung1423552104_490x294.jpg
Chí Trung bị đánh trượt năm nay

Thời gian qua cũng có một nghệ sĩ ưu tú chèo lên tiếng chỉ trích người đại diện của làng chèo trong Hội đồng xét tặng danh hiệu Nhà nước. Theo nữ nghệ sĩ này thì vị NSND kia hoàn toàn không xứng đáng để đại diện cho cả làng chèo vì thiếu phẩm chất đạo đức và bị kỷ luật. Bà cũng không ngại ngần nói thẳng nếu nghệ sĩ kia còn ngồi trong hội đồng xét duyệt danh hiệu thì làng chèo còn thiệt. Chưa biết đúng sai thế nào nhưng việc hai bên lên tiếng chỉ trích nhau dẫu cùng hoạt động trong một loại hình nghệ thuật cho thấy sự mất đoàn kết bắt nguồn từ chính việc xét tặng danh hiệu cao quý này. 

Nhiều người còn đề cập đến chuyện chạy danh hiệu hoặc chuyện biếu xén, quà cáp để được “một phiếu an ủi” rồi thành được cả hội đồng cùng bỏ phiếu. Không ai lên tiếng thừa nhận mình chạy danh hiệu hay nhận quà của người khác nhưng rõ ràng một hội đồng xét tặng đầy quyền lực như vậy thì chuyện những nghệ sĩ có trong danh sách gửi lên muốn đến nhờ vả là chắc chắn có. Và nếu ngay việc xét tặng danh hiệu mà cũng có chuyện chạy chọt, xin xỏ thì có lẽ không ngăn chặn thì phải bỏ ngay lập tức. 

“Thầy già con hát trẻ” sao cứ bàn đến huy chương

Câu chuyện huy chương cũng được báo giới và nghệ sĩ đề cập đến rất nhiều. Theo quy định thì từ nghệ sĩ ưu tú muốn lên được nghệ sĩ nhân dân thì phải có hai huy chương vàng. Làm thế nào để có huy chương? Nghệ sĩ phải tham gia các hội diễn. Thế nhưng hội diễn cho ai xem mới là một vấn đề đáng bàn. Nhiều hội diễn thực chất đã mất đi tính chất nghệ thuật thiêng liêng, nơi giao lưu, gặp gỡ giữa những người cùng đam mê để trở thành một phiên chợ của huy chương, huy chương bạc. Ở đó có cả sự cả nể, sự nâng đỡ và lắm chữ “thôi thì”…

208e3a485_i_2928.jpg
Nghệ sĩ Tự Lẫm có tên trong danh sách xét tặng NSƯT năm nay trong khi con trai ông Tự Long được xét NSND

“Thầy già con hát trẻ”, nhiều nghệ sĩ đã định hình được phong cách nghệ thuật, đã có tuổi và được công chúng biết đến rộng rãi thì họ không muốn tham gia các hội diễn vì đó là nơi dành cho các gương mặt trẻ tỏa sáng. Những nghệ sĩ gạo cội họ dành thời gian cho nghiên cứu, giảng dạy và truyền nghề chứ không thiết gì huy chương vàng, huy chương bạc. Nhưng chính vì không có mà lại thành thiếu mà thiếu thì hồ sơ xét tặng gần như bị đánh trượt hoàn toàn. Trường hợp của Xuân Hinh, Thanh Nan, Minh Vượng, Quốc Trung, Minh Hằng nằm ở lý do này. Ai cũng biết họ xứng đáng nhưng tại sao họ lại không được thì đúng là một câu trả lời buồn. 

Nhiều nghệ sĩ thậm chí không muốn làm hồ sơ vì họ cho rằng danh hiệu không phải là câu chuyện xin cho. Bên cạnh đó nhiều người cũng có suy nghĩ làm mà lại bị đánh trượt thì đúng là muối mặt. Thực ra câu chuyện xin cho hoàn toàn có thể giải quyết chỉ là người có thẩm quyền có muốn giải quyết hay không. Cơ quan, đoàn thể nào chả có ban thi đua, khen thưởng tại sao không làm hồ sơ cho nghệ sĩ để đỡ cảm thấy tủi thân mỗi lần phải điền vào hồ sơ như thể đi xin một cái danh. 

Câu chuyện danh hiệu không biết bao giờ mới “sóng yên biển lặng” hay vẫn tiếp tục là đề tài bàn tán sôi nổi. Và với nhiều người nài cuộc thậm chí nó là một trò hề, cười ra nước mắt. Đúng là nếu không làm nghệ sĩ “tâm phục khẩu phục” thì phải bỏ việc xét tặng danh hiệu để nghệ thuật nước nhà phát triển.

E0. Queen of the night



Cùng chuyên mục

Đừng bỏ lỡ
Khóa II Khoa Báo chí: Hành trình 50 năm hội ngộ và tri ân

Khóa II Khoa Báo chí: Hành trình 50 năm hội ngộ và tri ân

Tin nổi bật2 tuần trước

(Sóng trẻ) - Nhân kỷ niệm 50 năm ngày tựu trường của cựu sinh viên báo chí (1975 - 2025), ngày 15/3, Ban liên lạc khóa II khoa Báo chí tổ chức buổi gặp mặt thân mật tại tầng 10, tòa nhà A1, Học viện Báo chí và Tuyên truyền.

Người dân cả nước hân hoan đón Giao thừa Tết Ất Tỵ 2025

Người dân cả nước hân hoan đón Giao thừa Tết Ất Tỵ 2025

Tin nổi bật2 tháng trước

(Sóng trẻ) - Thời khắc chuyển giao sang năm mới Ất Tỵ 2025, không khí hân hoan bao trùm nhiều tỉnh thành trên cả nước. Hàng triệu người dân từ Bắc vào Nam hòa mình vào màn pháo hoa rực rỡ, các chương trình nghệ thuật đặc sắc cùng nhiều hoạt động văn hóa.

Mời độc giả tham dự Tọa đàm trực tuyến "Đi và viết khi ta còn trẻ"

Mời độc giả tham dự Tọa đàm trực tuyến "Đi và viết khi ta còn trẻ"

Tin nổi bật4 tháng trước

(Sóng trẻ) - 14h30 ngày 05/12/2024, Trang tin điện tử Sóng trẻ sẽ tổ chức Tọa đàm trực tuyến với chủ đề “Đi và viết khi ta còn trẻ”.

XEM THÊM TIN

SỰ KIỆN NỔI BẬT

TIN ẢNH

XEM NHIỀU NHẤT

TIN NỔI BẬT

DIỄN ĐÀN