Gặp gỡ nữ đạo diễn trẻ Trương Nữ Diệu Anh

(Sóng trẻ) - Thông minh, năng động, đầy nhiệt huyết,... là những cụm từ mà mọi người thường nhận xét về Diệu Anh – sinh viên năm 2 chuyên ngành Báo Truyền hình của Học viện Báo chí & Tuyên truyền. Dù mới chỉ 20 tuổi nhưng Diệu Anh đã làm đạo diễn của hai bộ phim tài liệu lịch sử, và xuất sắc đạt giải khuyến khích Giải Búa liềm vàng lần thứ 2.


PV: Xin chào Diệu Anh! Trước hết thay mặt Trang tin điện tử Sóng trẻ xin được chúc mừng bạn về bộ phim tài liệu “Xuân 1968 – Báo chí đồng hành cùng dân tộc” vừa được phát sóng vào ngày 29/1/2018 trên Đài Phát thanh & Truyền hình Hà Nội. Diệu Anh thân mến, được biết đây là bộ phim tài liệu thứ hai của bạn kết hợp cùng đạo diễn Phạm Việt Tùng, sau thành công của bộ phim tài liệu đầu tiên “Người bí thư chi bộ của Bác Hồ”. Bản thân bạn cảm thấy có ấn tượng gì đặc biệt khi làm hai bộ phim này?


Diệu Anh: Cảm ơn Sóng trẻ, thực ra ấn tượng đầu tiên của mình khi làm 2 bộ phim này là việc tìm đề tài, bởi vì với dòng phim tài liệu thì việc tìm đề tài trúng và đúng thực sự rất khó khăn. Đề tài đến với mình cũng khá tự nhiên nhưng cái quan trọng là mình phải chọn lọc đâu là sự thật để có thể phản ánh lên phim, bên cạnh đó là quá trình tìm những tư liệu để làm nên bộ phim tài liệu cũng là một hành trình gian nan nhưng cũng có nhiều câu chuyện vui.


02ababf1e_553e4ba61_i_4672.jpg


PGS.TS Trương Ngọc Nam - Giám đốc HVBC&TT chúc mừng Diệu Anh trong ngày nhận giải


PV: Để sản xuất một bộ phim tài liệu như vừa rồi, bạn đã mất thời gian bao lâu và cảm thấy khó khăn trong những việc gì?


Diệu Anh: Trung bình để làm một bộ phim tài liệu thì mình mất khoảng 4-6 tháng vì làm phim tài liệu thì bao giờ cũng phải cân nhắc về tư liệu, về độ chính xác của lịch sử và bên cạnh đó thì cũng phải trau chuốt trong vấn đề nghệ thuật thì mới có thể cho ra đời được một bộ phim tài liệu hay và được người xem đón nhận.


Trong quá trình làm phim thì điều khó khăn nhất như mình đã chia sẻ là quá trình tìm đề tài của phim tài liệu, để xem cái đề tài đó nó có phù hợp không bởi nhiều khi những vấn đề mà mình nghĩ ra trong đầu nhưng đến khi đưa vào thực tế nó lại không khả thi. Đặc biệt khi một bộ phim tài liệu ra đời thì còn phải đòi hỏi tính chất nhân văn, tức là phải đặt trong thời điểm phù hợp thì mới có thể phát huy được khả năng nhất. Ví dụ như khi đưa ra bộ phim  “Xuân 1968 – Báo chí đồng hành cùng  dân tộc” thì mình cũng đã dự định sẽ chiếu vào Ngày kỉ niệm 50 năm Tết Mậu Thân và sẽ được phát vào ngày 3/2 - ngày thành lập Đảng.


Bên cạnh đó thì quá trình tìm tư liệu cũng khá khó khăn. Đối với người đạo diễn khi làm phim tài liệu thì phải có tư liệu mới có thể làm được. Có nhiều khi yêu cầu của bộ phim là phải có những tư liệu mới thì mình lại phải tìm tới những nhân vật ở thời điểm hiện tại và tìm cách khai thác họ như thế nào sao cho phù hợp với bộ phim của mình.


1fd7f422f_dsc03255.jpg


Trương Nữ Diệu Anh đạt giải khuyến khích tại Lễ trao giải Búa liềm vàng với phim tài liệu "Người bí thư chi bộ của Bác Hồ"


PV: Bạn đã bén duyên với phim tài liệu như thế nào?


Diệu Anh: Bố mình cũng là đạo diễn phim tài liệu nên mình được tiếp xúc từ khá sớm và đã cảm thấy khá thích thú. Mặc dù lúc ấy mình còn khá nhỏ, chưa ý thức được nhiều nhưng khi lớn lên thì mình lại thấy dòng phim tài liệu có một sức hút đặc biệt đối với mình. Bên cạnh đó thì khi tâm sự, trò chuyện phỏng vấn để phục vụ cho bộ phim tài liệu với những nhân vật lịch sử thì mình cảm thấy giữa mình và họ có một sự kết nối vô cùng kì lạ, tức là mình nghe, mình thấu hiểu được câu chuyện của họ như chính câu chuyện của mình vậy. Thế nên mình cảm thấy việc mình bén duyên với phim tài liệu cũng là một điều khá tự nhiên từ khả năng và từ trong suy nghĩ của mình bật ra thôi.


PV: Khi thấy bạn theo đuổi làm phim tài liệu thì gia đình bạn có ủng hộ hay không?


Diệu Anh: Tất nhiên là gia đình mình ủng hộ rất nhiều vì gia đình mình cũng có truyền thống làm phim, 2 anh chị mình cũng đã theo dòng phim truyện nhưng mình lại thấy dòng phim tài liệu của bố mình lại rất hay, mang tính chất nền tảng. Mặc dù cũng có một chút băn khoăn bởi mọi người nhìn thấy một người con gái đứng ở vai trò đạo diễn với tính chất công việc khá vất vả nhưng sau những gì mà tôi thể hiện thì mọi người cũng đã bớt lo lắng hơn rất nhiều.


PV: Hiện nay có rất ít bạn trẻ quan tâm tới lịch sử, việc làm phim tài liệu cũng vì thế mà ít được các đạo diễn trẻ quan tâm, vậy thì vì sao bạn lại theo đuổi nó? Hơn nữa chuyên ngành chính mà bạn đang theo học lại không phải là chuyên ngành Đạo diễn?


Diệu Anh: Thực ra thì việc theo đuổi dòng phim tài liệu là do nhận thức chính trị ở từng người. Nhiều người nghĩ rằng phim tài liệu chính trị nghê thuật thì chỉ những người nhiều tuối nghề, dày dặn kinh nghiệm mới làm được nhưng tôi muốn phá vỡ suy nghĩ của họ, muốn chứng minh cho mọi người thấy rằng những người trẻ nếu được đào tạo bài bản và biết phấn đấu thì đều có thể làm được . Bên cạnh đó với vai trò là một người trẻ thâm nhập dòng phim này thì tôi muốn đem đến một làn gió mới cho người xem về dòng phim tài liệu mà mọi người luôn nghĩ từ trước đến nay là nó khô khan, khó tiếp cận!


PV: Bộ phim tài liệu đầu tiên “Người bí thư chi bộ của Bác Hồ” của bạn cũng đã đạt giải khuyến khích Giải báo chí toàn quốc về xây dựng Đảng – Búa liềm vàng, bạn có thể chia sẻ cảm xúc của mình khi nhận giải thưởng này cũng như một số kinh nghiệm làm phim của mình cho những bạn đạo diễn trẻ cũng đang quan tâm đến mảng phim tài liệu như bạn không?


Diệu Anh: Mình cũng khá bất ngờ khi bộ phim này được giải vì ngay từ đầu mình cũng không có dự kiến mang bộ phim này đi thi, và đúng cái ý nghĩa tên giải mà mình nhận được là Giải khuyến khích thì nó đã có động lực rất lớn cho mình là mình có khả năng ở mảng phim này.


Một số kinh nghiệm làm phim mà mình muốn chia sẻ đến mọi người là trước hết mình phải có tâm với nghề, tức là bạn phải rất yêu nghề và phải cảm thấy phù hợp với dòng phim mà mình theo đuổi thì mới có thể phát huy tối đa khả năng. Bên cạnh đó thì cũng phải tìm được tư tưởng vững vàng thì từ đó mới có thể phát triển được điều mà các bạn mong muốn.


abc3f2096_d.anh.jpg


Đạo diễn trẻ Trương Nữ Diệu Anh cùng đạo diễn Phạm Việt Tùng


PV: Sau này bạn sẽ vẫn theo đuổi đam mê làm phim hay sẽ tìm kiếm công việc phù hợp với chuyên ngành mà mình đang theo học là Báo Truyền hình?


Diệu Anh: Cũng có nhiều người khuyên mình nên chọn học Trường ĐH Sân khấu Điện ảnh vì nó phù hợp với công việc của mình. Nhưng mình vẫn chọn trường Học viện Báo chí vì đây là nơi đào tạo về nhiều mảng kiến thức khác nhau, trong đó có cả tư tưởng chính trị nữa. Việc học ở đây sẽ bổ trợ kiến thức nền rất tốt cho mình. Việc chọn học báo Truyền hình cũng là chủ ý của mình vì mình muốn thử sức ở nhiều mảng khác nhau không phải chỉ ở phim tài liệu mà còn có thể tổ chức sản xuất chương trình truyền hình hay làm phóng sự chẳng hạn. Tất cả điều này sẽ tạo cho mình cái tiền đề, nền tảng kinh nghiệm để mình có nhiều kiến thức hơn trong việc làm phim tài liệu.


PV: Trong thời gian tới, bạn có dự án gì về phim không và có thể chia sẻ cho độc giả của Trang tin điện tử Sóng trẻ biết được không?


Diệu Anh: Sang năm tới thì mình có dự án làm một bộ phim cũng về ngành Báo chí cho Hội nhà báo Việt Nam và Bảo tàng báo chí Việt Nam nhân sự kiện ra đời Bảo tàng Báo chí Việt Nam. Và rất có thể trong thời gian rảnh sắp tới thì mình sẽ cho ra đời một cuốn sách về mảng phim tài liệu. Mong rằng sẽ nhận được sự quan tâm từ mọi người.


PV: Một lần nữa xin cảm ơn Diệu Anh vì những chia sẻ rất hay và ý nghĩa . Chúc bạn có thật nhiều sức khỏe và thành công với những dự định trong tương lai của mình!

Phạm Thu Phượng



 

Cùng chuyên mục

Đừng bỏ lỡ
Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Tin nổi bật1 tuần trước

(Sóng trẻ) - Nhiều trường học trên cả nước đã tổ chức các hoạt động thiết thực nhằm hướng tới Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, tạo không khí thi đua phấn khởi cho học sinh, sinh viên và đội ngũ nhà giáo.

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Tin nổi bật1 tuần trước

(Sóng trẻ) - 94 năm qua, Mặt trận Thống nhất Việt Nam đã trở thành biểu tượng của sức mạnh đoàn kết toàn dân tộc, góp phần quan trọng trong sự nghiệp giải phóng, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

Tin nổi bật1 tuần trước

(Sóng trẻ) - Ra đời vào năm 1950, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam (Vietnam Union of Friendship Organizations - VUFO) đã góp phần to lớn trong việc xây dựng và phát triển mối quan hệ hữu nghị, hợp tác với các quốc gia và tổ chức quốc tế.

XEM THÊM TIN

SỰ KIỆN NỔI BẬT

TIN ẢNH

XEM NHIỀU NHẤT

TIN NỔI BẬT

DIỄN ĐÀN