Gia sư: Khó khăn nằm sau vẻ an toà

(Sóng Trẻ) - Vốn được coi là một công việc khá nhàn hạ, an toàn dành cho sinh viên và còn không phải mất thời gian để học việc nhưng gia sư vẫn được coi là công việc cần phải xét đến yếu tố được, mất.

Ưu điểm của viêc làm gia sư đối với sinh viên là hầu như chỉ cần dùng những kiến thức đã lĩnh hội được của mình để truyền đạt lại cho học sinh. Những sinh viên có hiểu biết về kỹ năng sư phạm thì việc kiếm thêm thu nhập bằng công việc này khá ổn. Tuy nhiên, không phải bất cứ công việc lao động chân tay nào cũng khổ, và không phải cứ làm việc lao động trí óc là nhàn. Xoay quanh công việc này cũng có rất nhiều vấn đề đáng để suy ngẫm.

Cạm bẫy từ các trung tâm môi giới việc làm
Rất nhiều các bạn sinh viên, đặc biệt là các bạn nữ coi gia sư là sự lựa chọn đầu tiên khi tìm kiếm công việc làm thêm cho mình. Nhưng thường có rất ít người cẩn thận trong vấn đề cân nhắc lựa chọn những trung tâm môi giới gia sư uy tín cho mình. Đặt nhầm niềm tin phải trung tâm lừa đảo để sau đó thì mất cả chì lẫn chài, hối cũng không kịp. Lương sinh viên bố mẹ gửi cho cũng chỉ đủ ăn đủ tiêu, gia đình nhà ai khá giả thì không nói làm gì. Nhiều bạn chạy vạy khắp nơi vay tiền chỉ để đủ tiền đặt cọc cho trung tâm, khi biết mình bị lừa thì lại lo kiếm đâu ra cho bù lại số tiền đã mất… Khó khăn chồng chất khó khăn.
Điều đáng nói là vấn đề này đã được cảnh báo rất nhiều nhưng hiện nay vẫn có không ít các bạn sinh viên mắc phải. Trung tâm yêu cầu đặt cọc một số tiền nhất định rồi hứa hẹn đủ điều, nhưng khi được nhận lớp thì lại không đúng với yêu cầu của mình, đòi lại tiền đặt cọc thì bị chửi bới, dọa nạt… Công lý phải chăng không nằm ở cái đúng mà đôi khi nó lại nằm ở sự tỉnh táo của mỗi người.
Bạn Nguyễn Văn Tân, sinh viên trường ĐHSPHN ngậm ngùi chia sẻ: “Tuần trước mình được một người quen giới thiệu đến một trung tâm gia sư, mình đặt 800 nghìn để nhận lớp. Sau đó đợi mãi không thấy gọi nhận lớp thì mình đến và họ trả lời rất qua loa, bảo đợi vài hôm nữa. Đợi xong cũng chẳng thấy lớp đâu, họ tìm đủ lý do để nói, và không cho mình lấy lại số tiền đặt cọc ban đầu”

86b102c3e_giasuquan6.jpg
Gia sư là công việc làm thêm được khá nhiều bạn sinh viên lựa chọn, tuy nhiên công việc này cũng tiềm ẩn nhiều khó khăn cho sinh viên ( Ảnh nguồn Internet)

Làm sao để được yêu quý
Sự tương tác sẽ đạt được hiệu quả tối đa khi nhận được sự tích cực từ cả hai phía. Có thể cách dạy của mình ổn và hay, nhưng nếu ngay từ ban đầu bản thân đã tạo ấn tượng không tốt đối với học sinh, hoặc không may mắn trong việc lấy lòng học sinh thì việc dạy và học sẽ không có hiệu quả. 
Việc tạo cảm hứng trong khi dạy cũng quan trọng không kém so với việc các nhà kinh doanh phải tạo được độ tin cậy với đối tác của mình. Làm sao để học sinh yêu quý và nghe lời mình, không quậy phá trong khi mình giảng bài… là một vấn đề khó đối với không ít các bạn sinh viên.
Các em học sinh đa số là học sinh tiểu học nên bản thân các em còn khá nhỏ để có thể biết được đâu là người dạy hay, dạy dở… “Gia sư thì em thích ai dạy em phải xinh đẹp và biết kể các câu chuyện cười cho em nghe. Ai hay quát mắng em học bài là em không thích đâu…” Đó là tâm sự rất chân thật của bé Vũ Ngọc Châu (Học sinh lớp 5E Trường tiểu học Dịch Vọng B). Có thể thấy sự yêu quý xuất phát từ cảm nhận về cách trò chuyện, giải đáp các bài học,…. Do đó, việc dạy cũng sẽ gặp khó khăn nếu như học sinh không yêu quý và không muốn hợp tác với mình.

Chủ nhà được xem là yếu tố quyết định
Học sinh là cảm hứng để bản thân các bạn sinh viên cố gắng và nỗ lực hết mình, còn phụ huynh có lẽ là nguồn động viên lớn nhất quyết định sự hợp tác có được lâu dài hay không. Có không ít các bậc phụ huynh khi chọn gia sư cho con cái lại chỉ coi trọng bằng cấp và đặt ra những yêu cầu rất cao, còn việc đối xử với gia sư lại rất thiếu tế nhị và hầu như không có sự tôn trọng. Đã có không ít những trường hợp gia sư bức xúc và bỏ về.
Bản thân là một phụ huynh đã từng cho con học thêm bằng hình thức gia sư, chị Nguyễn Thị Thu (Trần Đăng Ninh, Hà Nội) có chia sẻ: “Bản thân mình tìm được một gia sư dạy tốt và nhiệt tình đã là khó khăn rồi, không có lý do gì mà mình lại ghét bỏ họ cả. Nhưng nhiều khi thấy họ dạy không nghiêm túc và dạy để cho có thì nói thật là mình cũng không thể không phê bình được, mặc dù vẫn biết là phải tôn sư trọng đạo.”
Bạn Nguyễn Thị Xuân, sinh viên Trường ĐHSPHN có tâm sự thêm về vấn đề này:

Thu Hà
Đa phương tiện K34a2

Cùng chuyên mục

Đừng bỏ lỡ
Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Tin nổi bật3 ngày trước

(Sóng trẻ) - Nhiều trường học trên cả nước đã tổ chức các hoạt động thiết thực nhằm hướng tới Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, tạo không khí thi đua phấn khởi cho học sinh, sinh viên và đội ngũ nhà giáo.

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Tin nổi bật4 ngày trước

(Sóng trẻ) - 94 năm qua, Mặt trận Thống nhất Việt Nam đã trở thành biểu tượng của sức mạnh đoàn kết toàn dân tộc, góp phần quan trọng trong sự nghiệp giải phóng, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

Tin nổi bật4 ngày trước

(Sóng trẻ) - Ra đời vào năm 1950, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam (Vietnam Union of Friendship Organizations - VUFO) đã góp phần to lớn trong việc xây dựng và phát triển mối quan hệ hữu nghị, hợp tác với các quốc gia và tổ chức quốc tế.

XEM THÊM TIN

SỰ KIỆN NỔI BẬT

TIN ẢNH

XEM NHIỀU NHẤT

TIN NỔI BẬT

DIỄN ĐÀN