Giới trẻ: Sống ảo và những hệ lụy
(Sóng Trẻ)- Sự phát triển của công nghệ thông tin, đặc biệt là mạng xã hội đã kéo theo nhiều hệ quả. Nhất là đối với giới trẻ, họ đang rơi vào lối sống ảo – sống để chạy theo những giá trị ảo.
Nghiện selfie, cuồng like
Không khó để bắt gặp hình ảnh những bạn trẻ cầm chiếc điện thoại lên tự sướng với bạn bè mỗi khi đi chơi. Thay vì trò chuyện với nhau, mỗi người lại làm một việc riêng như check in, up ảnh, lướt facebook,…
Cũng không khó bắt gặp hình ảnh của một số bạn trẻ nghiện selfie. Trong một ngày bạn đó có thể đăng tới 20 bức ảnh với những dòng status mùi mẩn. Bất kỳ là ở đâu, bất kỳ là khi nào chỉ cần có cơ hội bạn đó sẽ tự sướng.
Tự sướng đã trở thành thói quen của nhiều bạn trẻ hiện nay. Đặc biệt là với ứng dụng Photoshop và Camera 360 có những tính năng ưu việt giúp hình ảnh của người chụp “xinh lung linh”.
Đây là một dòng tâm trạng quen thuộc của một số bạn trẻ bây giờ.
Nút “like” là một tính năng nổi bật của facebook. Giúp người dùng thể hiện sự thích thú, đồng cảm hoặc hưởng ứng đối với một trạng thái nào đó của bạn bè.
Tuy nhiên đôi khi nhiều bạn trẻ lại quá quan trọng việc có bao nhiêu lượt “ like” bao nhiêu lượt “share”. Điều đó dẫn đến hiện tượng cuồng like của nhiều bạn trẻ.
Bạn Lê Thùy Linh ( Nick facebook : Linh Thùy) chia sẻ:
Đôi khi nút “like” còn được người nhiều kêu gọi để nhằm mục đích cao cả như từ thiện, giúp đỡ người nghèo, những người bệnh,… nhưng thực chất chỉ để “câu like”.
Lãng phí thời gian
Việc lạm dụng mạng xã hội của giới trẻ đã gây ra nhiều hậu quả khó lường. Hậu quả dễ thấy đầu tiên đó là lãng phí thời gian.
Theo thống kê được Facebook công bố, hiện nay có đến 30 triệu người Việt dùng mạng xã hội này mỗi tháng. Trung bình mỗi ngày dùng 2,5 giờ gấp đôi thời gian xem tivi và chủ yếu dùng trên di động.
Inforgraphic về thời gian sử dụng Facebook của người Việt ( Nguồn Facebook).
Vấn đề là đa số các bạn trẻ sử dụng facebook chỉ để tán gẩu với bạn bè, giải trí, than vãn, thu hút sự quan tâm của người khác,….. Đôi khi chỉ là những dòng trạng thái như: “Hôm nay buồn thế”, “ Chúc cả nhà ngủ nn, mơ đẹp”,…. Cũng nhận được khá nhiều sự quan tâm và bàn tán của mọi người.
Bạn Lê Hằng ( Sinh viên trường Đại học Văn hóa) chia sẻ:
Đánh mất giá trị bản thân
Nhiều bạn trẻ đã quá coi trọng việc sống ảo. Tất cả mọi thứ được đăng tải lên trang cá nhân đều đã được các bạn gọn gũa, chỉnh sửa đến mức hoàn mỹ. Đổi lại các bạn sẽ nhận được những lời comment phù phiếm của bạn bè. Nhưng đằng sau bức ảnh đó mới là điều đáng quan tâm. Bạn thực sự là ai? Như thế nào?
Anh Lê Tiến ( 27 tuổi – Thanh Hóa) tâm sự:
Không đơn giản chỉ dừng lại ở đó. Việc sống ảo của giới trẻ còn gây nhiều hậu quả nghiêm trọng hơn như đủ like sẽ đánh nhau, tự thiệu, nhảy cầu, và mới đây nhất là vụ nữ sinh lớp 8 bị bạn đâm giữa ngực vì dấu “chấm” comment trên facebook. Những hành động này khiến chúng ta cần phải suy ngẫm về việc định hướng cho giới trẻ trong việc sử dụng mạng xã hội.
Hãy là những người trẻ thông thái
Về bản chất mạng xã hội không xấu. Đây là một không gian mở để mọi người có thể giao lưu kết nốt rộng rãi. Chúng ta có thể sử dụng mạng facebook để học tập, chia sẻ kinh nghiệm, cùng nhau thực hiện những dự án, thành lập các fanpage để đóng góp ý kiến,.. từ đó có những buổi offline gặp mặt.
Đã có nhiều người sử dụng mạng xã hội một cách hiệu quả và văn minh như: MC Phan Anh kêu gọi ủng hộ đồng bào miền Trung, cô giáo youtube Kiều Trang sử dụng facebook để dạy tiếng Anh,….
Mạng xã hội xấu hay không tùy thuộc vào mục đích và cách sử dụng của từng người. Hãy là người sử dụng thông thái đặc biệt là giới trẻ.
Lê Duyên
Lớp Báo chí Đa phương tiện K34a1
Cùng chuyên mục
Bình luận