Hà Nội- nơi lưu giữ kí ức xưa
(Sóng trẻ) - Nhắc tới là Hà Nội là người ta nghĩ ngay về một thủ đô phồn vinh, ồn ào, náo nhiệt nhưng có một góc nào đó Hà Nội vẫn bình yên và cổ xưa. Một trong những địa chỉ mà ít người Hà Nội biết là cửa hàng số 37 Mậu Dịch trú ngự trên phố Nam Tràng, Trúc Bạch.
Bước vào cửa hàng, thực khách như choáng ngợp bởi một không gian đậm chất Hà Nội xưa. Những đồ vật tưởng như chỉ xuất hiện trên sách báo thì nay lại được tái hiện lại một cách sống động nhất. Đó là những hiện vật được chủ cửa hàng cất công sưu tầm ở mọi miền đất nước và cả nước nài.
Cửa hàng số 37 Mậu Dịch
Nằm trên con phố Nam Tràng - Trúc Bạch, cửa hàng ăn uống Mậu Dịch số 37 từ bốn năm nay đã trở thành điểm đến quen thuộc của mọi người dân thủ đô muốn có những hoài niệm và ôn lại về thời kì bao cấp, tem phiếu khó khăn của đất nước. Đồ cũ nhà xưa được tái hiện ở đây như một không gian kí ức bình yên mà cứ bao giờ nhắc lại người ta lại thấy nhớ tới nao lòng.
Không gian bên trong cửa hàng
Anh Tùng, quản lí nhà hàng cho biết: “Thời kì bao cấp là thời ki sau khi chiến tranh kết thúc, vì thế mọi thứ trên đất nước còn quá khó khăn. Hiện tại chúng ta đang sống trong thời bình nên tôi cùng với chủ quán có ý tưởng là sẽ mở một nhà hàng mà nơi đó sẽ lưu giữ những kí ức đẹp trong quá khứ”.
Không chỉ lưu giữ vê một không gian hoài cổ mà của hàng ăn uống Mậu Dịch số 37 còn lưu giữ những món ăn đạm bạc thời nay nhưng lại là nhưng món ăn hết sức xa xỉ thời bấy giờ - thời kì bao cấp. Giờ đây, khi mà những món ăn sơn hào hải vị đâu đâu cũng có, tuy nhiên những thực khách tới đây là để tìm một chốn bình yên trong tâm hồn, một khoảng lặng để suy nghĩ, cùng nhau quây quần bên mâm cơm để hàn huyên thức ăn uống uống xưa.
Một số đồ vật được trưng bày trong của hàng
Chú Vũ, một thực khách tại đây chia sẻ: “Thời bao cấp chú và gia đình mọi thứ đều phải hết sức tằn tiện. Những món đồ có trong cửa hàng ở thời bấy giờ hễ ai có được đã thấy đủ và to tát lắm rồi”.
Mâm cơm đâm chất thời bao cấp
Mỗi đồ vật ở đây là mang đặc trưng nhất, hội tụ những tinh hoa văn hóa một thời kì bao cấp. Trải qua hơn ba, bốn thập kỉ qua nhưng những đồ vật ấy vẫn vẹn nguyên giá lịch sử, văn hóa và giá trị về kí ức hoài niệm mà không có gì có thể thay thế được. Những đồ vật đó có thể cũ nhưng sẽ không bao giờ bị lãng quên.
Trần Thị Báu
Truyền hình K32A2
(ảnh: Internet)
Cùng chuyên mục
Bình luận