Hà Nội phân làn giao thông: Có giảm được ùn tắc?
(Sóng Trẻ) - Bắt đầu từ ngày 20/9 thanh tra giao thông Hà Nội phân làn xe thí điểm hai tuyến: phố Huế – Hàng Bài và Bà Triệu. Tuy nhiên, tình hình giao thông vẫn hết sức rối loạn. Nhiều chuyên gia cho rằng việc phân làn ở một số tuyến đường này là thiếu thực tiễn và khả năng thất bại cao.
Khó khăn những ngày đầu làm “ cách mạng trên đường”
Chúng tôi có mặt tại tuyến phố Bà Triệu vào sáng 21/9 – ngày thứ hai thực hiện phân làn đường. Qua trao đổi, anh Vũ Quốc Cường (thanh tra giao thông quận Hoàn Kiếm) cho biết: “So với ngày đầu tiên thì hôm nay ý thức chấp hành của người dân khá tốt. Không còn tình trạng lộn xộn, xâm lấn làn đường giữa các phương tiện…”
Tuy nhiên, theo quan sát của chúng tôi người dân vẫn còn khá bỡ ngỡ với những vạch sơn và biển chỉ dẫn mới. Việc chấp hành chỉ được thực hiện tốt khi có sự chỉ dẫn của lực lượng chức năng tại chốt đường có dải phân cách. Nhưng chưa đầy 200m sau đó, các phương tiện lại di chuyển hết sức lộn xộn. Xe ô tô, xe máy “vô tư” đi lấn đường của nhau. Một số xe buýt có hiện tượng phóng nhanh và chèn ép các phương tiện giao thông khác, gây cản trở đến việc lưu thông trên đường.
Việc sang đường sẽ rất dễ xảy ra va chạm nếu các chủ phương tiện không chú ý
Tại chốt giao thông 26 Hàng Bài (đoạn gần trường THCS Trưng Vương) khoảng cách hai làn đường tương đối hẹp nhưng mật độ lưu lượng giao thông lại khá lớn nên thường xuyên xảy ra ách tắc cục bộ. Dù lực lượng chức năng đã cố gắng hướng dẫn phân làn nhưng việc vi phạm, xâm lấn đường vấn liên tục tái diễn.
Anh Nguyễn Văn Hiệp (người dân sống ở khu vực này) cho biết: “Vào mỗi giờ tan tầm, học sinh lại ùa ra, đứng hết dưới lòng đường dành cho ô tô. Thêm vào đó, xe buýt lại dừng, đón trả khách tại làn đường bên phải – làn đường dành cho xe máy nên việc xâm lấn làn đường, lộn xộn và ách tắc tại đây liên tục xảy ra.
Tại chốt 60 Bà Triệu (đoạn gần ngã ba Hàm Long), tuy mặt đường ở đây thông thoáng hơn nhưng việc chấp hành đúng làn đường theo quy định cũng hết sức khó khăn. Chị Bùi Thị Thủy (nhân viên bán hàng quần áo trên đường Bà Triệu) cho biết: “Từ biển báo chia làn đường đến ngã ba Hàm Long chỉ cách nhau chưa đầy 300m, chính vì thế khi các xe sang đường lại gây ra cảnh hỗn loạn, xe máy đi sang đường ô tô và ngược lại. Thậm chí, tôi thấy việc phân làn đường thế này còn gây ách tắc nhiều hơn so với ngày thường…”
Bác Tạ Xuân Minh (phố Lê Thánh Tông – Hoàn Kiếm) tỏ ra lo lắng: “Việc phân làn đường là chủ trương đúng đắn để xây dựng nếp văn hóa giao thông cho người dân thủ đô. Tuy nhiên theo tôi, chúng ta phải cân nhắc kỹ trong việc áp dụng ở những tuyến đường nào. Ví dụ như những tuyến Bà Triệu, Hàng Bài đều là tuyến nội thành, lưu lượng xe lớn, diện tích mặt đường lại quá hẹp, thêm vào đó hai bên đường lại có nhiều các cơ quan, công ty, cửa hàng… mỗi khi muốn sang đường, quay đầu xe nếu không lấn đường thì người tham gia giao thông chẳng còn cách nào khác”.
Hầu hết trên các tuyến đường thực hiện phân làn đều tập trung nhiều nút giao cắt nên các phương tiện mỗi khi sang đường phải mở rộng vòng cua. Nếu các chủ phương tiện không chú ý sẽ rất dễ gây ra các va chạm. Nài ra, việc dừng xe, đỗ xe và lấn chiếm lòng đường vẫn chưa được giải quyết triệt để khiến cho việc lưu thông gặp nhiều cản trở.
“Quá tam ba bận”- liệu đã khả thi?
Anh Nguyễn Sơn (thanh tra giao thông quận Hoàn Kiếm) tại chốt giao thông trên phố Hàng Bài cho biết: “Việc phân làn đường là điều cần thiết. Trước tiên là để đưa ý thức chấp hành giao thông của người dân đi vào nếp, thứ nữa là giảm tình trạng ách tắc, va chạm giao thông. Tất nhiên vào những ngày đầu việc người dân gặp bỡ ngỡ là điều khó tránh khỏi. Chúng tôi sẽ cố gắng hết sức hướng dẫn và chỉ đạo người dân đi đúng làn đường của mình. Thời gian đầu chúng tôi chỉ dừng ở việc nhắc nhở, tuyên truyền để hình thành thói quen cho người tham gia giao thông sau đó mới tính đến việc áp dụng xử lý hành chính với những trường hợp vi phạm…”. Cũng theo anh Sơn, đề án phân làn giao thông lần này có khả thi hay không phụ thuộc rất nhiều vào ý thức chấp hành của người dân.
Tình trạng lấn chiếm lòng đường, dừng đỗ xe trái quy định vẫn chưa được xử lý triệt để
Trao đổi với chúng tôi, TS Khuất Việt Hùng (Chủ nhiệm Bộ môn Quy hoạch & Quản lý GTVT – Đại học GTVT) nói: “Nhìn từ khía cạnh chuyên môn, tôi cho rằng không thể áp dụng một giải pháp cho tất cả mọi đoạn đường mà cần có giải pháp phù hợp với chức năng của tuyến và đặc thù của từng dòng phương tiện…”.
Theo ông Hùng, đối với những tuyến đường có tần suất xe buýt lớn, việc áp dụng phân làn vạch sơn mà không điều chỉnh vị trí trạm dừng xe buýt là điều hết sức khó khăn vì việc dừng, đỗ, ra, vào trạm sẽ ảnh hưởng đến việc lưu thông của phương tiện xe máy. Mặt khác với việc sử dụng diện tích đất giao thông như hiện nay thì đề án phân luồng này rất khó thành công bởi đất giao thông quá manh mún. Hầu hết các cửa hàng, nhà ở lại nằm ngay mặt phố và không có khu dừng, đỗ cho ô tô ra vào. Nếu áp dụng phương pháp phân luồng này cần phải thực hiện tốt việc chỉ dẫn giao thông, phân làn, rẽ, quay đầu xe…có phần đường dành cho mỗi hướng.
“Theo quan điểm của tôi, để giải quyết ùn tắc giao thông ở Hà Nội, trước mắt chúng ta cần hạn chế sử dụng ô tô cá nhân. Về lâu dài, thì việc điều chỉnh cấu trúc sử dụng đất đô thị, vận tải tông cộng và quản lý tốt nhu cầu của người dân là việc làm cần thiết và cấp bách…”- TS Khuất Việt Hùng đề xuất.
Rõ ràng, với kết cấu hạ tầng giao thông còn nhiều bất cập như hiện nay, phương tiện giao thông lại đang tăng lên thì kể cả người dân tuân thủ luật giao thông, đi đúng làn đường, tắc đường vẫn có thể xảy ra. Đây là lần thứ tư Hà Nội tổ chức phân làn giao thông. Ba lần trước vào các năm: 2003 trên tuyến Kim Mã, 2006 trên tuyến Trần Khát Chân – Đại Cồ Việt và 2009 trên đường Giải Phóng đều chưa đạt được hiệu quả mong muốn.
Việc phân luồng giao thông để hạn chế ùn tắc, va chạm giao thông là một chủ trương tốt. Nhưng các cơ quan chức năng cũng cần tính toán và phối hợp một cách đồng bộ để tránh đi theo vết xe đổ của những lần phân làn trước đó.
Khó khăn những ngày đầu làm “ cách mạng trên đường”
Chúng tôi có mặt tại tuyến phố Bà Triệu vào sáng 21/9 – ngày thứ hai thực hiện phân làn đường. Qua trao đổi, anh Vũ Quốc Cường (thanh tra giao thông quận Hoàn Kiếm) cho biết: “So với ngày đầu tiên thì hôm nay ý thức chấp hành của người dân khá tốt. Không còn tình trạng lộn xộn, xâm lấn làn đường giữa các phương tiện…”
Tuy nhiên, theo quan sát của chúng tôi người dân vẫn còn khá bỡ ngỡ với những vạch sơn và biển chỉ dẫn mới. Việc chấp hành chỉ được thực hiện tốt khi có sự chỉ dẫn của lực lượng chức năng tại chốt đường có dải phân cách. Nhưng chưa đầy 200m sau đó, các phương tiện lại di chuyển hết sức lộn xộn. Xe ô tô, xe máy “vô tư” đi lấn đường của nhau. Một số xe buýt có hiện tượng phóng nhanh và chèn ép các phương tiện giao thông khác, gây cản trở đến việc lưu thông trên đường.
Việc sang đường sẽ rất dễ xảy ra va chạm nếu các chủ phương tiện không chú ý
Tại chốt giao thông 26 Hàng Bài (đoạn gần trường THCS Trưng Vương) khoảng cách hai làn đường tương đối hẹp nhưng mật độ lưu lượng giao thông lại khá lớn nên thường xuyên xảy ra ách tắc cục bộ. Dù lực lượng chức năng đã cố gắng hướng dẫn phân làn nhưng việc vi phạm, xâm lấn đường vấn liên tục tái diễn.
Anh Nguyễn Văn Hiệp (người dân sống ở khu vực này) cho biết: “Vào mỗi giờ tan tầm, học sinh lại ùa ra, đứng hết dưới lòng đường dành cho ô tô. Thêm vào đó, xe buýt lại dừng, đón trả khách tại làn đường bên phải – làn đường dành cho xe máy nên việc xâm lấn làn đường, lộn xộn và ách tắc tại đây liên tục xảy ra.
Tại chốt 60 Bà Triệu (đoạn gần ngã ba Hàm Long), tuy mặt đường ở đây thông thoáng hơn nhưng việc chấp hành đúng làn đường theo quy định cũng hết sức khó khăn. Chị Bùi Thị Thủy (nhân viên bán hàng quần áo trên đường Bà Triệu) cho biết: “Từ biển báo chia làn đường đến ngã ba Hàm Long chỉ cách nhau chưa đầy 300m, chính vì thế khi các xe sang đường lại gây ra cảnh hỗn loạn, xe máy đi sang đường ô tô và ngược lại. Thậm chí, tôi thấy việc phân làn đường thế này còn gây ách tắc nhiều hơn so với ngày thường…”
Bác Tạ Xuân Minh (phố Lê Thánh Tông – Hoàn Kiếm) tỏ ra lo lắng: “Việc phân làn đường là chủ trương đúng đắn để xây dựng nếp văn hóa giao thông cho người dân thủ đô. Tuy nhiên theo tôi, chúng ta phải cân nhắc kỹ trong việc áp dụng ở những tuyến đường nào. Ví dụ như những tuyến Bà Triệu, Hàng Bài đều là tuyến nội thành, lưu lượng xe lớn, diện tích mặt đường lại quá hẹp, thêm vào đó hai bên đường lại có nhiều các cơ quan, công ty, cửa hàng… mỗi khi muốn sang đường, quay đầu xe nếu không lấn đường thì người tham gia giao thông chẳng còn cách nào khác”.
Hầu hết trên các tuyến đường thực hiện phân làn đều tập trung nhiều nút giao cắt nên các phương tiện mỗi khi sang đường phải mở rộng vòng cua. Nếu các chủ phương tiện không chú ý sẽ rất dễ gây ra các va chạm. Nài ra, việc dừng xe, đỗ xe và lấn chiếm lòng đường vẫn chưa được giải quyết triệt để khiến cho việc lưu thông gặp nhiều cản trở.
“Quá tam ba bận”- liệu đã khả thi?
Anh Nguyễn Sơn (thanh tra giao thông quận Hoàn Kiếm) tại chốt giao thông trên phố Hàng Bài cho biết: “Việc phân làn đường là điều cần thiết. Trước tiên là để đưa ý thức chấp hành giao thông của người dân đi vào nếp, thứ nữa là giảm tình trạng ách tắc, va chạm giao thông. Tất nhiên vào những ngày đầu việc người dân gặp bỡ ngỡ là điều khó tránh khỏi. Chúng tôi sẽ cố gắng hết sức hướng dẫn và chỉ đạo người dân đi đúng làn đường của mình. Thời gian đầu chúng tôi chỉ dừng ở việc nhắc nhở, tuyên truyền để hình thành thói quen cho người tham gia giao thông sau đó mới tính đến việc áp dụng xử lý hành chính với những trường hợp vi phạm…”. Cũng theo anh Sơn, đề án phân làn giao thông lần này có khả thi hay không phụ thuộc rất nhiều vào ý thức chấp hành của người dân.
Tình trạng lấn chiếm lòng đường, dừng đỗ xe trái quy định vẫn chưa được xử lý triệt để
Trao đổi với chúng tôi, TS Khuất Việt Hùng (Chủ nhiệm Bộ môn Quy hoạch & Quản lý GTVT – Đại học GTVT) nói: “Nhìn từ khía cạnh chuyên môn, tôi cho rằng không thể áp dụng một giải pháp cho tất cả mọi đoạn đường mà cần có giải pháp phù hợp với chức năng của tuyến và đặc thù của từng dòng phương tiện…”.
Theo ông Hùng, đối với những tuyến đường có tần suất xe buýt lớn, việc áp dụng phân làn vạch sơn mà không điều chỉnh vị trí trạm dừng xe buýt là điều hết sức khó khăn vì việc dừng, đỗ, ra, vào trạm sẽ ảnh hưởng đến việc lưu thông của phương tiện xe máy. Mặt khác với việc sử dụng diện tích đất giao thông như hiện nay thì đề án phân luồng này rất khó thành công bởi đất giao thông quá manh mún. Hầu hết các cửa hàng, nhà ở lại nằm ngay mặt phố và không có khu dừng, đỗ cho ô tô ra vào. Nếu áp dụng phương pháp phân luồng này cần phải thực hiện tốt việc chỉ dẫn giao thông, phân làn, rẽ, quay đầu xe…có phần đường dành cho mỗi hướng.
“Theo quan điểm của tôi, để giải quyết ùn tắc giao thông ở Hà Nội, trước mắt chúng ta cần hạn chế sử dụng ô tô cá nhân. Về lâu dài, thì việc điều chỉnh cấu trúc sử dụng đất đô thị, vận tải tông cộng và quản lý tốt nhu cầu của người dân là việc làm cần thiết và cấp bách…”- TS Khuất Việt Hùng đề xuất.
Rõ ràng, với kết cấu hạ tầng giao thông còn nhiều bất cập như hiện nay, phương tiện giao thông lại đang tăng lên thì kể cả người dân tuân thủ luật giao thông, đi đúng làn đường, tắc đường vẫn có thể xảy ra. Đây là lần thứ tư Hà Nội tổ chức phân làn giao thông. Ba lần trước vào các năm: 2003 trên tuyến Kim Mã, 2006 trên tuyến Trần Khát Chân – Đại Cồ Việt và 2009 trên đường Giải Phóng đều chưa đạt được hiệu quả mong muốn.
Việc phân luồng giao thông để hạn chế ùn tắc, va chạm giao thông là một chủ trương tốt. Nhưng các cơ quan chức năng cũng cần tính toán và phối hợp một cách đồng bộ để tránh đi theo vết xe đổ của những lần phân làn trước đó.
Hương Trà, Hà Trang, Thùy Linh, Thanh Mai, Quốc Cường, Ngọc Anh
Báo mạng điện tử K.28
Học viện Báo chí và Tuyên truyền
Báo mạng điện tử K.28
Học viện Báo chí và Tuyên truyền
Cùng chuyên mục
Bình luận