Nhà thơ Nguyễn Hữu Thịnh: Thơ là cứu cánh của cuộc đời

(Sóng tr) Bị bại liệt từ năm lên 8 do ảnh hưởng chất độc màu da cam từ người cha, không chịu đầu hàng số phận, Nguyễn Hữu Thịnh đã “vịn” lấy con chữ để đứng lên. Với anh, làm thơ không chỉ là để trải lòng mình, vượt qua những mặc cảm để sống mà thơ còn là cứu cánh của cuộc đời khi bất hạnh bủa vây.

Hơn 20 năm, cuộc sống của anh phần lớn chỉ bó buộc trong căn phòng nhỏ, nhưng anh đã sáng tác được 1.000 bài thơ, vậy bài thơ nào mà anh cảm thấy thích và tâm đắc nhất?

Với bản thân tôi, mỗi bài thơ là một xúc cảm, mỗi bài có những cái hay riêng. Tôi chưa bao giờ thấy thích nhất bài nào cả. Nhưng bài thơ để lại cho tôi nhiều cảm xúc có lẽ là bài “Nghiệp thơ tôi” vì đó là bài mà tôi viết về chính cuộc đời mình:
Đời sao khốn khó, hỡi đời
Ba mươi niên – vẫn bạc tôi ...Tình...Tiền

Nghiệp thơ mang nặng chữ duyên
Cái bần hàn thi sĩ: nỗi phiền phế nhân
...
Thương ôi! Cha mẹ gian nan
Cưu mang tự thuở tôi tàn ấu thơ.

“Nghiệp thơ mang nặng chữ duyên”, duyên thơ đến với anh thế nào vậy?

Cuộc đời tôi nếu không có những vẫn thơ thì chắc sẽ chuyển sang một ngã rẽ khác. Ông nội đưa cho tôi những cuốn sách, dạy tôi đọc thơ. Tôi yêu thơ từ đó. Tôi đã mang thơ theo từ năm 16 tuổi, khi tôi vẫn chưa đọc thông viết thạo thì thơ mang đến một khao khát là được hiểu biết cuộc sống xung quanh chứ không hẹp như căn phòng tôi sống.

 5c25ad352_i_0088.jpg
Anh Thịnh bên chiếc máy tính và những vần thơ anh viết

Bút danh của anh là Hàn Tương Thi, phải chăng nhà thơ anh “thần tượng” là Hàn Mặc Tử?

Đúng rồi. Đó là nhà thơ mà tôi rất thần tượng vì tôi thấy mình và Hàn Mặc Tử có nhiều nét tương đồng về số phận, cuộc đời. Chính vì thế mà tôi lấy bút danh họ Hàn.

Nhà thơ Đỗ Trọng Khơi từng viết: “Đọc thơ của Thịnh người ta cảm nhận được niềm hân hoan, khao khát được sống, cống hiến, cả sự chững chạc, nhuần nhị, sâu sắc. Hơn nữa, tôi cảm nhận được cả sự tìm tòi, sáng tạo và đam mê với thơ”. Vậy, quan niệm của anh về thơ như thế nào để viết nên những dòng đầy cảm xúc ấy?


Thơ là môn nghệ thuật ngôn ngữ, để đạt đỉnh điểm cảm xúc không nên để nó chịu ảnh hưởng bởi sự ràng buộc khuôn khổ ngôn ngữ, phong cách nhất thiết nào. Thơ ca và nghệ thuật phải được thỏa sức bay bổng, sáng tác được tự do như con gió mùa thu, thơ đã đến với cuộc đời tôi rất tự nhiên  như hơi thở hàng ngày vậy. Thơ giúp tôi sống lại những niềm tin chết yếu, theo mặt...thân phận nhiều năm sống trong bệnh tật, tôi đã dịu đi rất nhiều sau nỗi khổ tâm đó.

Thơ mở ra cho tôi thế giới thực và hư, nhưng 2 thế giới ấy luôn tồn tại song song trong tôi cho tôi một ước mơ tình yêu, những ấn tượng có thật để tôi có thể trải lòng mình cùng họ và tôi đã tin yêu cuộc đời bằng chính trái tim và hồn thơ. Tôi viết thơ không nhằm một cái đích nào cả mà chỉ để trải lòng với cuộc sống quanh mình.


Ký ức về tuổi thơ dữ dội của anh có khi nào làm anh nhụt chí không?

Ngày nhỏ thì có còn bây giờ thì không. Lúc nhỏ, tôi hiểu những bất hạnh của bản thân, xung quanh tôi đều là một màu đen tối. Thú thật ngày đó tôi chỉ nghĩ đến cái chết để bố mẹ bớt khổ, chuỗi ngày dài không có lấy một tiếng cười.
Đời người rất nhiều những khó khăn, khắc nghiệt và cám dỗ nhưng nó cũng dạy con người biết cách để sinh tồn và cho con người vươn tới những điều tốt đẹp. Con người ta hơn nhau ở lòng can đảm đối mặt với thực tế và bao dung những điều trong cuộc sống. Và tôi nghĩ mình can đảm để vượt qua và sống tốt.

Động lực nào giúp anh vượt lên số phận?


Có lẽ người đã làm thay đổi cuộc sống và cho tôi động lực, niềm tin cố gắng là ông nội. Quãng thời gian phải ăn nằm một chỗ, sinh hoạt khó khăn, mọi việc đều do chính bàn tay ông nội gánh vác. Ông luôn động viên những khi tôi buồn, kể cho cho tôi nghe về tấm gương vượt lên số phận của thầy Nguyễn Ngọc Ký, những câu chuyện cổ tích có thật giữa đời thường. Và ông cũng là một người thầy của tôi.

Anh có thể chia sẻ nhiều hơn về “người thầy” đặc biệt của mình được chứ!

Tôi bị bại liệt từ năm lên 8, gia đình chữa chạy rất nhiều nơi cho tôi nhưng không có kết quả. Tôi ở nhà và không tới trường. Ông đã giúp tôi học chữ. Ngày ngày, ông đánh vần từng chữ để cho tôi bập bẹ đọc theo.

Thông thạo mặt chữ, tôi bắt đầu học viết. Viết là cả một vấn đề bởi đôi tay của tôi đã dị dạng không còn khả năng cầm bút. Mỗi lần cầm bút, tay tôi lại run run rồi bút rơi lúc nào không hay. Viết được vài con chữ là các ngón tay tôi tím bầm và tụ máu. Nhiều khi phải cắn răng chịu đựng. Ban đầu là những hàng loằng nằng như giun bò, gà bới, không hàng lối sau vài tháng tôi cũng đã viết được những dòng chữ đủ để ai đó có thể đọc và hiểu được. Và sau đó tôi viết thơ, dùng thơ để giãy bày cảm xúc của mình.

 5c25ad352_i_0067.jpg
Những nét chữ của anh Thịnh

Là đại diện cho trang lucbat.com tại Hải Dương, rất nhiều các tác phẩm được sử dụng trên các phương tiện báo chí như đài truyền hình Hải Dương, đài truyền hình Việt Nam và các diễn đàn trên Internet, cảm xúc của anh như thế nào khi tác phẩm của mình được đông đảo công chúng, đọc giả biết đến và tìm đọc?

Tôi cảm thấy rất vui. Hơn bất kỳ ai, những người khiếm khuyết về bản thân, sức lực như tôi chỉ biết mượn thơ để giãy bài nỗi niềm. Nó giống như sợi dây kết nối tôi với mọi người, với cuộc sống xung quanh. Có thể khi đọc thơ, mọi người có thể hiểu được những gì tôi đang nghĩ và khao khát, mà đôi khi nói chuyện hay tâm sự khó diễn đạt được.

Sau cuốn thơ “Thương lắm mai sau” in riêng và rất nhiều tập thơ in chung với thành viên trong nhóm “Toàn Xương”, dự định ra tập thơ tiếp theo của anh là khi nào vậy?
Khoảng đầu tháng 4 này tôi định ra cuốn “Nếp nhà”. Đó là tập thơ tuyển chọn 37 bài thơ mà tôi sáng tác trong năm 2012.

Nài sáng tác thơ, anh có niềm đam mê nào khác không?

Có chứ. Tôi thích đánh cờ tướng và từng đạt giải nhất cuộc thi cờ tướng trong hội làng. Sau đó tôi được mời tham gia vào vòng chung kết cuộc thi cờ tướng của Tỉnh nhưng vì lý do sức khỏe nên tôi không thể tham gia được.

Cảm ơn anh về cuộc trò chuyện này. Chúc anh thật nhiều sức khỏe và có nhiều tác phẩm hay, để những giấc mộng luôn thành hiện thực.

Minh Quý - Hà My
Báo mạng K30 & Truyền hình K30




.        

Cùng chuyên mục

Đừng bỏ lỡ
Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Tin nổi bật4 ngày trước

(Sóng trẻ) - Nhiều trường học trên cả nước đã tổ chức các hoạt động thiết thực nhằm hướng tới Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, tạo không khí thi đua phấn khởi cho học sinh, sinh viên và đội ngũ nhà giáo.

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Tin nổi bật4 ngày trước

(Sóng trẻ) - 94 năm qua, Mặt trận Thống nhất Việt Nam đã trở thành biểu tượng của sức mạnh đoàn kết toàn dân tộc, góp phần quan trọng trong sự nghiệp giải phóng, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

Tin nổi bật4 ngày trước

(Sóng trẻ) - Ra đời vào năm 1950, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam (Vietnam Union of Friendship Organizations - VUFO) đã góp phần to lớn trong việc xây dựng và phát triển mối quan hệ hữu nghị, hợp tác với các quốc gia và tổ chức quốc tế.

XEM THÊM TIN

SỰ KIỆN NỔI BẬT

TIN ẢNH

XEM NHIỀU NHẤT

TIN NỔI BẬT

DIỄN ĐÀN