Hàng trăm người đội mưa tham dự Ngày thơ Việt Nam

(Sóng trẻ) - Tối ngày 24/2, đêm thơ “Bản hoà âm đất nước” được diễn ra tại Hoàng Thành Thăng Long. Đây là hoạt động nằm trong chuỗi sự kiện Ngày thơ Việt Nam lần thứ 22, được tổ chức bởi Hội Nhà văn Việt Nam. 

Ngày thơ Việt Nam là ngày hội tôn vinh thành tựu thơ ca Việt Nam, được tổ chức vào ngày Rằm tháng Giêng âm lịch hàng năm theo quyết định của Hội Nhà văn Việt Nam, dưới sự đồng ý và chỉ đạo của Ban tư tưởng - Văn hóa Trung ương và Bộ Văn hóa - Thông tin Việt Nam.

Đêm thơ được tổ chức từ 19 giờ trong cơn mưa phùn và gió lạnh. (Ảnh: Viết Học) 
Đêm thơ được tổ chức từ 19 giờ trong cơn mưa phùn và gió lạnh. (Ảnh: Viết Học) 

Đêm thơ Nguyên Tiêu là sự kiện chính trong Ngày thơ Việt Nam lần thứ 22 do Hội Nhà văn Việt Nam tổ chức trong hai ngày 24-25/2 với chủ đề "Bản hòa âm đất nước."

Các đại biểu giao lưu tại Nhà ký ức trước buổi lễ. (Ảnh: Viết Học) 
Các đại biểu giao lưu tại Nhà ký ức trước buổi lễ. (Ảnh: Viết Học) 

Sự kiện đặc biệt có sự góp mặt của đồng chí Nguyễn Trọng Nghĩa - Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương; Đồng chí Trần Thanh Lâm - Phó trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương; Đồng chí Nguyễn Minh Nhựt - Vụ trưởng Vụ Văn hoá - Văn nghệ Ban Tuyên giáo Trung ương; Nhạc sĩ Đỗ Hồng Quân - Chủ tịch Liên hiệp các hội văn học nghệ thuật Việt Nam; Nhà thơ Hữu Thỉnh) - Nguyên Chủ tịch Liên hiệp các hội văn học nghệ thuật Việt Nam, nguyên chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam, cố vấn Ban chấp hành Hội Nhà văn Việt Nam; Nhà văn Nguyễn Thế Kỷ - Chủ tịch Hội đồng Lý luận phê bình văn học, nghệ thuật Trung ương. 

Nhà thơ Nguyễn Quang Thiều - Chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam phát biểu khai mạc buổi lễ. (Ảnh: Viết Học) 
Nhà thơ Nguyễn Quang Thiều - Chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam phát biểu khai mạc buổi lễ. (Ảnh: Viết Học) 

Phát biểu khai mạc buổi lễ, Nhà thơ Nguyễn Quang Thiều chia sẻ: “Trong không gian thiêng liêng của Hoàng Thành Thăng Long, các nhà thơ đại diện cho 54 dân tộc anh em, họ mang đến đây những bản tuyên ngôn về cái đẹp của mỗi cá nhân mình, của mỗi dân tộc mình. Mặc dù đêm nay có gió rét mưa bay, tôi ví nó như sự thách thức của thi ca, vì vậy càng trong thách thức, càng trong khổ đau những nhịp đập của trái tim lại càng thêm mãnh liệt. Đó chính là dân tộc Việt Nam ta.” 

Với chủ đề “Bản hoà âm đất nước” được lấy cảm hứng từ tinh thần đại đoàn kết dân tộc và nền thơ ca của 54 dân tộc anh em. Ngày Thơ Việt Nam năm 2024 sẽ là ngày hội của các nhà thơ các dân tộc Việt Nam, đồng thời cũng là một cách triển khai hiệu quả chính sách đại đoàn kết dân tộc của Đảng và Nhà nước.

Không gian sự kiện được ví như một con thuyền thơ ca đưa khán giả đi từ miền núi phía Bắc, qua đồng bằng phía Bắc, đến miền Trung, Nam bộ, Tây Nguyên. Mỗi vùng miền có một giọng điệu thơ ca khác nhau, mang đến những âm hưởng khác nhau. Khán giả được đắm mình trong không khí đa sắc màu của một bản hoà âm đất nước, ngợi ca tinh thần đại đoàn kết dân tộc bằng những rung động tâm hồn và thẩm mỹ sâu sắc của thi ca. 

Nhà thơ Nguyễn Minh Cường trình bày bài thơ “Người Tân Trào” của Nhà thơ Nông Quốc Chấn. (Ảnh Viết Học) 
Nhà thơ Nguyễn Minh Cường trình bày bài thơ “Người Tân Trào” của Nhà thơ Nông Quốc Chấn. (Ảnh Viết Học) 

Nhiều bản thi ca đặc sắc được ngân vang trong đêm Nguyên tiêu lần này, kể đến có: “Người Tân Trào” của nhà thơ Nông Quốc Chấn; “Những người mẹ núi” của nhà thơ Đỗ Thị Tấc; “Con trai người Pa Dí” của nhà thơ Pờ Sảo Mìn;… 

Bên cạnh những bài thơ Việt, khán giả còn được thưởng thức những giọng thơ quốc tế tới từ Hiệp hội các nhà thơ hiện đại Hàn Quốc. Được biết, họ là những du khách đã từng đến Việt Nam, có những khoảnh khắc đẹp, những kỷ niệm khó quên với con người và đất nước ta, từ đó đã có những vần thơ đặc biệt về Việt Nam. 

Những tiết mục văn nghệ đặc sắc tới được ban tổ chức dày công chuẩn bị để đem tới khán giả một đêm thơ thật ấn tượng. (Ảnh: Viết Học) 
Những tiết mục văn nghệ đặc sắc tới được ban tổ chức dày công chuẩn bị để đem tới khán giả một đêm thơ thật ấn tượng. (Ảnh: Viết Học) 

Chị Lưu Thị Hiên (43 tuổi), Hội viên CLB Thơ Việt Nam bày tỏ cảm xúc: “Là một người yêu thơ và tham gia chương trình trong nhiều năm, bất chấp nắng hay mưa, vì đam mê nên tôi đều muốn đi và thưởng thức những thi phẩm”.

Chị Hiên bất ngờ khi có các bài thơ mới tới từ bạn bè quốc tế. Mong sao những năm kế tiếp, chương trình sẽ phát huy tốt khâu tổ chức và mở rộng để có thêm nhiều bài thơ mới. (Ảnh: Viết Học)
Chị Hiên bất ngờ khi có các bài thơ mới tới từ bạn bè quốc tế. Chị mong những năm kế tiếp, chương trình sẽ phát huy tốt khâu tổ chức và mở rộng để có thêm nhiều bài thơ mới. (Ảnh: Viết Học)

Ngày thơ Việt Nam lần thứ 22 do Hội Nhà văn Việt Nam phối hợp Trung tâm Bảo tồn Di sản Thăng Long Hà Nội tổ chức. Nhà thơ Nguyễn Quang Thiều, Chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam chỉ đạo thực hiện; nhà thơ Trần Đăng Khoa, Phó Chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam phụ trách nội dung. Kịch bản tổng thể và dàn dựng do đạo diễn Lê Quý Dương đảm nhận. Nhà thơ Hữu Việt, Ủy viên Ban Chấp hành Hội Nhà văn Việt Nam là người viết kịch bản văn học Đêm thơ. Nhiếp ảnh gia Dương Minh Long là người thiết kế Cổng thơ, Đường thơ, Cây thơ. Bảo tàng Văn học Việt Nam phụ trách khâu trưng bày Nhà Ký ức. Sự kiện được dẫn dắt bởi hai MC là Nhà báo Phan Đăng và Á hậu Thụy Vân.

 

Cùng chuyên mục

Đừng bỏ lỡ
Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Tin nổi bật3 ngày trước

(Sóng trẻ) - Nhiều trường học trên cả nước đã tổ chức các hoạt động thiết thực nhằm hướng tới Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, tạo không khí thi đua phấn khởi cho học sinh, sinh viên và đội ngũ nhà giáo.

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Tin nổi bật3 ngày trước

(Sóng trẻ) - 94 năm qua, Mặt trận Thống nhất Việt Nam đã trở thành biểu tượng của sức mạnh đoàn kết toàn dân tộc, góp phần quan trọng trong sự nghiệp giải phóng, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

Tin nổi bật4 ngày trước

(Sóng trẻ) - Ra đời vào năm 1950, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam (Vietnam Union of Friendship Organizations - VUFO) đã góp phần to lớn trong việc xây dựng và phát triển mối quan hệ hữu nghị, hợp tác với các quốc gia và tổ chức quốc tế.

XEM THÊM TIN

SỰ KIỆN NỔI BẬT

TIN ẢNH

XEM NHIỀU NHẤT

TIN NỔI BẬT

DIỄN ĐÀN